Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ dưới 3 tuổi đang ở tình trạng báo động, hãy cùng tiếp hiểu kỹ hơn về Rối loạn phát triển ngôn ngữ, các biện pháp ngăn ngừa cũng như việc can thiệp hiệu quả qua những chia sẻ của Tiến sĩ Đinh Thanh Tuyến – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người.

Rối loạn ngôn ngữ và con số đáng báo động

Rối loạn ngôn ngữ là rối loạn các chức năng ngôn ngữ khiến trẻ suy giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ ngữ. Rối loạn này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Rối loạn ngôn ngữ khiến bản thân trẻ và những người xung quanh không thể đạt hiệu quả khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ.

Có tới 10-15% trẻ dưới 3 tuổi gặp rối loạn ngôn ngữ, theo Tiến sĩ Đinh Thanh Tuyến – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người cho biết:

Con số này cho thấy tình trạng đáng báo động, chúng ta không thể chủ quan. Rối loạn ngôn ngữ là nỗi lo không phải của riêng ai, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải nguy cơ rối loạn phát triển này”.

Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm
Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm

Các dạng Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ và các biểu hiện thường thấy

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia thành 2 dạng là: 

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì trẻ nghe và đọc.
  • Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, có thể trẻ hiểu vấn đề nhưng lại cảm thấy khó khăn khi nói, diễn đạt và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ

Trẻ mắc rối loạn này thường cảm thấy khó khăn khi tiếp nhận những gì mình nghe và nhìn thấy. Trẻ cảm thấy khó khăn trong việc:

  • Học từ mới
  • Hiểu những gì ba mẹ và những người xung quanh nói
  • Hiểu khái niệm và ý tưởng từ lời nói của người khác
  • Hiểu được những hành động, cử chỉ của mọi người
  • Hiểu những gì trẻ đọc được
  • Trả lời câu hỏi của người khác
  • Làm theo hướng dẫn

Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt thường gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ có khả năng hiểu những gì mình nghe và nhìn thấy nhưng lại không biết cách bày tỏ những gì mình nghĩ, mình biết và cảm xúc của chính mình.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ gặp khó khăn trong việc:

  • Bày tỏ cảm xúc
  • Trình bày suy nghĩ và ý tưởng
  • Sử dụng từ ngữ chính xác
  • Kể chuyện
  • Đặt câu hỏi
  • Hát hoặc đọc thơ
  • Sử dụng cử chỉ
  • Nói tên các con vật, sự vật
  • Rối loạn phát âm.

Chậm nói, nói lắp, nói ngọng, nói sai ngữ pháp ….cũng là các vấn đề khác nhau của rối loạn ngôn ngữ. 

Tác động của Rối loạn ngôn ngữ đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức và học tập của trẻ

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tiếp thu kiến thức và tham gia các hoạt động vui chơi của trẻ. Các rối loạn này thường được phát hiện khi trẻ lên 4 tuổi. Đối với trẻ gặp khó khăn khi tiếp thu ngôn ngữ thì khả năng diễn đạt cũng gặp khó khăn. 

“Rối loạn ngôn ngữ chủ yếu là rối loạn cấu trúc ngôn ngữ, rối loạn khả năng nghe, khả năng giao tiếp bình thường, nhưng không bị tổn thương về thần kinh chi phối lời nói”. 

TS Đinh Thanh Tuyến cho biết.

Một số rối loạn ngôn ngữ hay gặp như chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp. Nếu trẻ chậm nói, nói ngọng, nói lắp sẽ dễ rơi vào tình trạng thụ động, thiếu tự tin và kém hòa nhập. TS Đinh Thanh Tuyến chia sẻ:

“Phụ huynh cần kết hợp việc dạy trẻ nói, sửa lỗi khi trẻ phát âm chưa đúng, với khuyến khích động viên trẻ hòa nhập với mọi người, vui chơi với bạn bè để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp”.

Ảnh hưởng của Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt đến trẻ
Ảnh hưởng của Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt đến trẻ

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Để phòng tránh tình trạng này, TS Đinh Thanh Tuyến nhấn mạnh ba mẹ nên chủ động có những biện pháp từ sớm, đừng đợi đến khi con bị rối loạn ngôn ngữ mới lo đi chữa.

  • Trong giai đoạn trẻ tập nói (0 – 3 tuổi), hãy hạn chế tối đa việc cho trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng…. vì việc tập trung ngồi trước màn hình điện tử quá lâu khiến con không có thời gian giao tiếp với mọi người xung quanh. Gây hạn chế khả năng học nói và luyện tập việc nói, từ đó có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
  • Mỗi ngày, hãy dành thời gian để vui chơi, trò chuyện và hát cùng con để tạo nhiều cơ hội cho con được nói. Trong trường hợp con ít nói, nói không rõ… thì đừng trách mắng hay tạo áp lực cho con, hãy khuyến khích và động viên để con cố gắng hoàn thiện hơn.
  • Nếu con bị rối loạn ngôn ngữ, chậm nói… ba mẹ có thể đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán tình trạng của con cũng như đưa ra biện pháp can thiệp sớm để con nhanh chóng được hòa nhập với mọi người và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ rối loạn ngôn ngữ?

Hãy bắt đầu nói chuyện với trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời và duy trì nói chuyện thường xuyên với con để có điều kiện phát hiện sớm các nguy cơ rối loạn ngôn ngữ của trẻ.

  • Hãy đáp lại lời của con dù cho bé chỉ đang bi bô tập nói.
  • Chơi đùa với trẻ từ những trò chơi đơn giản như ú òa đến những trò phức tạp hơn. Ba mẹ có thể xem Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho bé: Ú Òa.
  • Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ kể chuyện, ca hát… để bé tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Hát và đọc truyện cho trẻ nghe hằng ngày để tăng thêm vốn từ cho con.
  • Khi bạn làm việc hay ăn uống món gì đó, hãy gọi tên những việc bạn làm để giới thiệu với bé, giúp con hiểu thêm về nhiều sự vật xung quanh mình.
  • Cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi cùng bạn bè nhiều hơn.

TS Đinh Thanh Tuyến chia sẻ thêm:

“Khi phát hiện trẻ rối loạn ngôn ngữ cần được tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia cho từng vấn đề cụ thể. Việc khuyến khích trẻ tập nói sớm sẽ giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ của con sau này”.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ tại nhà?

Bên cạnh việc can thiệp, trị liệu tại Trung tâm, TS Đinh Thanh Tuyến cũng cho rằng các bậc phụ huynh cần lưu ý khi chăm sóc trẻ rối loạn ngôn ngữ tại nhà. Với những trường hợp trẻ chậm nói, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Diễn tả thành lời nói những việc bạn làm cho con hiểu, đồng thời cũng giúp con mở rộng vốn từ và khuyến khích bé nói theo mẹ.
  • Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động để mở rộng vốn từ mới cho bé. Hãy cho bé chơi đùa với mọi người, được nghịch cát, chạy nhảy… để vừa tăng khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh, vừa hỗ trợ bé học nói nhanh hơn.
  • Đọc sách cùng con mỗi ngày với những cuốn truyện tranh đầy hình thù ngộ nghĩnh và sắc màu để giúp con làm quen thêm nhiều từ mới, biết cách gọi tên các con vật, đồ vật và khuyến khích con phát âm theo lời mẹ.
  • Hát cho trẻ nghe cũng là cách hỗ trợ trẻ chậm nói. Những âm điệu của bài hát giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn.

Ba mẹ đăng ký sàng lọc đánh giá cùng Tiến sĩ giáo dục cho bé ngay tại đây hoặc liên hệ Hotline/ Zalo: 090 6818 123 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TS Đinh Thanh Tuyến chia sẻ phương pháp Montessori
Đào tạo Chuyên môn về Phương pháp Montessori cho các giáo viên NHC Academy

TS. Đinh Thanh Tuyến chia sẻ rằng để can thiệp trẻ đặc biệt cần sử dụng nhiều phương pháp, người giáo viên cần nắm được...

Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ: Dành thời gian cho con
Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Là một bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ, TS. Đinh...

Chuỗi chương trình Trung thu 2023

Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người cùng Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam đã phối hợp...

Kỷ niệm 4 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người 

Vừa qua ngày 20/11/2023, Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người vui mừng kỷ niệm 4 năm thành lập Viện và kỷ...