Những đồ chơi cho trẻ chậm nói kích thích phát triển ngôn ngữ

Tranh ảnh, truyện sách, thẻ học, đồ chơi chạy bằng pin, mô hình đồ chơi mô phỏng…là những đồ chơi cho trẻ chậm nói vô cùng hữu ích, giúp kích phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Ngoài ra, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ chơi này còn giúp con tăng khả năng quan sát, sự sáng tạo, tư duy logic, dễ dàng hòa nhập với mọi người.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời

Theo các chuyên gia thì ngoài áp dụng các phương pháp tâm vận động, tâm lý trị liệu, âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói thì các bậc cha mẹ nên lựa chọn cho con các loại đồ chơi thông minh để giúp trẻ tăng khả năng nói, diễn đạt tốt hơn.

Bởi vì đồ chơi được xem là những món đồ vô cùng thân thiết, không thể thiếu đối với mỗi đứa trẻ, chúng gắn liền với quá trình học tập, vui chơi của con. Đặc biệt, chơi đồ chơi mỗi ngày đúng cách, lành mạnh sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích vô cùng bất ngờ, chẳng hạn như:

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Các món đồ chơi với màu sắc, hình thù đặc sắc sẽ giúp con trẻ tăng khả năng sáng tạo, cải thiện ngôn ngữ hiệu quả

  • Khám phá thế giới xung quanh: Đồ chơi cho bé thường được thiết kế với nhiều hình dạng độc đáo, đẹp mắt, màu sắc đa dạng nên kích thích sự hứng thú cho trẻ. Thông qua những món đồ chơi này con có thể nhận biết được những đồ vật quen thuộc xung quanh mình.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Trẻ chậm nói thường gặp khiếm khuyến ở vùng não bộ, vì vậy tính sáng tạo cũng như sự tưởng tượng thường bị giới hạn. Do đó, việc thường xuyên tiếp xúc với những đồ chơi thông minh sẽ giúp kích thích trí não, phát triển trí tuệ, tăng khả năng sáng tạo.
  • Nhận thức tốt hơn: Thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ chơi sẽ giúp con trẻ tăng khả năng nhận thức tốt. Trẻ có thể phân biệt và nhận dạng được màu sắc, hình dáng và công dụng của những đồ vật hay mọi thứ xung quanh.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại: Theo nhiều thống kê cho thấy, một trong những tác nhân khiến cho tình trạng chậm nói ở trẻ trở nên trầm trọng đó chính là quá lạm dụng các thiết bị điện tử. Do đó, khi cha mẹ sắm cho con nhiều đồ chơi vui nhộn, hấp dẫn sẽ giúp con hào hứng, thích thú chơi đùa, trẻ cai được tình trạng nghiện smartphone.
  • Tăng khả năng tư duy: Khi chơi đồ chơi, đặc biệt là những món đồ như rubic, mô hình lắp ghép thì cần phải suy nghĩ, tư duy thì mới có thể chơi được. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng các dạng mô hình này để chơi hàng ngày, giúp kích thích não bộ phát triển và tư duy logic.
  • Phát triển toàn diện: Trẻ nhỏ thường hiếu động, đặc biệt là khi chơi đồ chơi như xe chòi chân, đạp xe đạp sẽ giúp trẻ vận động liên tục, đốt cháy năng lượng dư thừa, cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi kết hợp với các đồ chơi có tính sáng tạo tư duy logic sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não, đồng thời tăng khả năng giao tiếp, hòa nhập với mọi người.

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói kích thích phát triển ngôn ngữ

Có thể nói đồ chơi đem lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời cho trẻ chậm nói, giúp con sớm bật âm, đồng thời phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ đang thắc mắc không biết nên lựa chọn những món đồ chơi nào là tốt nhất cho con. Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý 8 nhóm đồ chơi phù hợp nhất giúp con cải thiện ngôn ngữ, nâng cao khả năng tư duy, trí tuệ, cụ thể:

1. Nhóm đồ chơi chạy bằng pin

Thông thường, các loại đồ chơi có pin thường phát ra âm thanh và màu sắc vô cùng độc đáo đẹp mắt kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ. Âm thanh có thể là tiếng các loài thú, các bài hát thiếu nhi vui nhộn lặp đi lặp lại, trẻ sẽ vừa chơi vừa lắng nghe âm thanh.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Đồ chơi chạy bằng pin thường phát ra những âm thanh vui tai nên con trẻ rất thích thú

Điều này không chỉ giúp con trẻ tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng quan sát, sáng tạo, mà còn kích thích trẻ phát triển trí tuệ, tăng khả năng bật âm hiệu quả. Nhóm đồ chơi này thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Những loại đồ chơi phổ biến chạy bằng pin mà cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ chơi tại nhà như: Bộ đồ chơi tàu hỏa, xe điều khiển, robot, bảng chữ cái điện tử, bộ đồ chơi câu cá, búp bê tập nói, đàn piano, gà con chạy lon ton, vô lăng phát nhạc, đồ chơi bác sĩ.

2. Đồ chơi mô phỏng đồ dùng

Những đồ chơi kích thích phát triển ngôn ngữ không thể thiếu cho trẻ chậm nói đó chính là nhóm đồ mô phỏng. Tức là các loại đồ chơi tái tạo lại các thiết bị, vật dụng, đồ dùng hàng ngày theo một tỷ lệ thu nhỏ nhất định. Một số mô hình đồ chơi mô phỏng mà cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ như: Đồ chơi bé làm bác sĩ, phòng khám thú y, siêu thị di động hiện đại, lò nướng bánh kỳ diệu, bộ đồ chơi nấu ăn…

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Bộ đồ chơi mô phỏng đồ dùng nấu ăn rất thích hợp cho trẻ chậm nói

Nhóm đồ chơi mô phỏng đồ dùng không chỉ kích thích khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, mà còn giúp trẻ nhận biết được các loại vật dụng, sự vật hay sự việc có thật. Phát huy trí tưởng tượng phong phú, sự nhạy bén với mọi hiện tượng, sự vật, sự việc xảy ra xung quanh trẻ, hình thành tính tự lập cho con.

3. Đồ chơi giúp trẻ di chuyển

Đồ chơi giúp trẻ di chuyển cơ thể thường là các loại xe dạng thấp, phù hợp với khả năng vận động của trẻ chẳng hạn như xe ba bánh, xe chòi chân, xe scooter, con lật đật bơm hơi. Đây được xem là những trò chơi vận động thể chất ngoài trời mà con trẻ rất yêu thích.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Các loại đồ chơi di chuyển không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả

Sử dụng các loại xe đồ chơi giúp con di chuyển có tác dụng kích thích khả năng vận động, khỏe mạnh, sớm biết đi. Không chỉ vậy, việc hoạt động thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, kích thích trí não phát triển toàn diện, tăng khả năng nói, cải thiện tư duy, trí tuệ, sự tập trung cho con.

4. Nhóm đồ chơi có kết thúc mở

Kết thúc mở tức là không có điểm cuối xác định, đây được xem là một trong những nhóm đồ chơi thích hợp cho trẻ chậm nói. Những đồ chơi có kết thúc mở mà cha mẹ có thể sắm ngay cho con được kể đến như khối xếp xình, lego, mô hình đường ray xe lửa, cát động lực học, mê cung bi lăn, miếng ghép hình nam châm từ tính.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Đồ chơi xếp hình thường mang tính tư duy, giúp con trẻ vừa tăng khả năng sáng tạo vừa kích thích khả năng nói

Đồ chơi kết thúc mở thường giúp trẻ bộc phát được tính sáng tạo, cần nghiên cứu, suy nghĩ để có thể lắp ghép được những hình thù như mong muốn. Khi trẻ chơi thành từng nhóm sẽ thúc đẩy các con trao đổi qua lại, tương tác và từ đó phát triển khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng xã hội.

Ngoài ra, đối với những trẻ đặc biệt như trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển tâm thần, con có xu hướng thu mình, chỉ muốn chơi độc lập, thì các loại đồ chơi kết thúc mở này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, tăng tính sáng tạo và cải thiện được các triệu chứng bệnh.

5. Các loại đồ chơi truyền thống

Một trong những loại đồ chơi phù hợp cho trẻ chậm nói kích thích phát triển ngôn ngữ mà cha mẹ không thể bỏ qua đó chính là đồ chơi mang tính truyền thống. Chẳng hạn như búp bê, thú nhồi bông, đất nặn, các loại xe ô tô, hầu như những đồ chơi này thường mang tính chất đơn giản, thiết kế đơn điệu, không được sử dụng pin hay phát ra bất kỳ âm thanh nào.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Cha mẹ nên dành thời gian chơi đùa cùng con để giúp trẻ tương tác qua lại, cải thiện chứng chậm nói tốt hơn

Tuy nhiên, những đồ chơi này lại có khả năng kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ tự chơi theo sở thích tự do của mình. Khi chơi cùng một nhóm bạn sẽ giúp con tương tác qua lại, từ đó sớm bật âm, cải thiện khả năng ngôn ngữ, con trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

6. Sách, truyện tranh, thẻ học

Sách vở, thẻ bài, thẻ học, truyện tranh là những dụng cụ nằm trong liệu pháp âm ngữ trị liệu, tâm vận động (Aucouturier) và được các chuyên gia sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ và các trường hợp trẻ đặc biệt khác. Chính vì vậy, khi sử dụng các loại đồ chơi này sẽ giúp con trẻ cải thiện khả năng nói tốt hơn.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Bộ thẻ học, truyện tranh là một trong những nhóm đồ chơi cho trẻ chậm nói vô cùng hiệu quả, cha mẹ nên lựa chọn

Thẻ học, truyện tranh thường có hình ảnh, màu sắc sống động hấp dẫn kích thích trẻ nhỏ tò mò muốn tìm hiểu và học hỏi. Khi sử dụng những đồ chơi này, cha mẹ nên thay đổi các chủ đề cho con trẻ, chẳng hạn như bộ thẻ học về màu sắc, hình học, động vật, thực vật, hoa quả, đồ vật; Truyện tranh và sách vở cũng vậy, nên chọn những loại truyện có nội dung hấp dẫn, ngắn gọn súc tích và phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Mỗi ngày cha mẹ nên dành ra 30 phút để tổ chức trò chơi cho con thông qua các bộ thẻ học, nội dung trong truyện tranh để giúp con cảm thấy thoải mái, thư giãn, vừa học vừa chơi, kích thích trí não phát triển, giúp trẻ sớm bật âm, tăng trí tưởng tượng phong phú.

7. Các loại đồ chơi tự chế

Ngoài những món đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn, đắt tiền mua tại các cửa hàng thì cha mẹ cũng có thể làm mới bộ đồ chơi cho con trẻ bằng cách tự chế từ các nguyên liệu có sẵn tại nhà như bìa carton cứng, que gỗ, hộp nhựa, đĩa giấy, lõi giấy vệ sinh. Những đồ chơi này không chỉ độc đáo, thu hút sự tò mò của trẻ mà còn giúp con phát triển trí não, cải thiện ngôn ngữ hiệu quả.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Cha mẹ nên cùng con tự chế các loại đồ chơi để vừa gắn kết tình cảm vừa giúp con cải thiện ngôn ngữ tốt hơn

Một số món đồ chơi đơn giản cho trẻ mà cha mẹ có thể tự chế ngay tại nhà như: Khuôn mặt đa cảm xúc, con ếch săn mồi, con quay, bếp đồ chơi, mê cung bóng, trống lắc, con rối bóng, những quả bóng dẻo, trò bi lắc. Chỉ với những nguyên liệu rẻ tiền và một chút thời gian là cha mẹ đã có thể cùng con tạo ra những món đồ chơi vô cùng độc lạ, hấp dẫn mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho trẻ.

8. Đồ chơi ngoại cảnh cho trẻ

Vận động ngoài trời, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay chơi các đồ chơi ngoại cảnh sẽ giúp con trẻ học hỏi được những nhiều điều mới lạ, thúc đẩy sự sáng tạo, tăng cường khả năng vận động đem lại một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đồng thời kích thích trí não phát triển, cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, trẻ nhận định và có thái độ sống tích cực.

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Cha mẹ nên khuyến khích con trẻ thường xuyên ra ngoài tham gia các trò chơi vận động để giúp con phát triển toàn diện

Cha mẹ có thể đưa con đến công viên hoặc các khu vui chơi lớn ở trung tâm thương mại để trẻ thoải mái vui chơi, chạy nhảy. Tại đây trẻ sẽ được tham gia các trò chơi vận động như trượt cầu trượt, bập bênh, đua xe, xích đu, đi tàu lượn, chơi nhà bóng.

Kinh nghiệm chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói

Rất dễ dàng để mua cho con trẻ những món đồ chơi tại nhà, tuy nhiên làm sao để chọn được đồ chơi sạch sẽ, an toàn, đúng mục đích sử dụng thì không phải là một điều đơn giản. Dưới đây là một số lưu ý cũng như kinh nghiệm lựa chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói tốt nhất, cha mẹ có thể tham khảo để nắm rõ hơn:

Đồ chơi cho trẻ chậm nói
Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói, cha mẹ cần chú ý đến chất lượng cũng như độ an toàn của các loại đồ chơi
  • Vấn đề đầu tiên cần nhắc đến đó chính là cha mẹ nên lựa chọn đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các loại nhựa không độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con trẻ.
  • Tùy vào độ tuổi của trẻ mà phụ huynh lựa chọn đồ chơi cho phù hợp, bởi vì đối với trẻ nhỏ dưới 2.5 tuổi khi chơi con thường cho đồ vật vào miệng để ngậm mút rất dễ sóc vào cổ họng nguy hiểm.
  • Ưu tiên lựa chọn những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, hình dạng độc đáo hấp dẫn để kích thích sự tò mò thích thú của trẻ.
  • Ngoài đảm bảo chất lượng, không độc hại thì cha mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn đồ chơi cho con trẻ cần phải an toàn, tránh những món đồ sắc nhọn, trọng lượng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của con.
  • Đối với trẻ chậm nói thì cha mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính. Vì những điều này sẽ khiến cho tình trạng chậm nói ngày càng trở nên trầm trọng, trẻ dễ mắc chứng trầm cảm, tự kỷ do thói quen thu mình vào một không gian riêng.
  • Cha mẹ cần đồng hành với con trẻ trong mọi hoạt động vui chơi giải trí, đồng thời nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ để con cảm thấy an tâm, ấm áp hơn.

Với chia sẻ những đồ chơi cho trẻ chậm nói trên đây, các bậc cha mẹ có thể tham khảo để nắm rõ hơn và từ đó lựa chọn cho con những đồ chơi thích hợp nhất giúp con cải thiện ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu thì việc cho trẻ làm quen sớm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ mang lại nhiều lợi ích...

Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm
Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ dưới 3 tuổi đang ở tình trạng báo động, hãy cùng tiếp hiểu kỹ hơn về Rối loạn phát...

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ hoà nhập

Bản thân trẻ tự kỷ có hành vi, cảm xúc khác biệt so với những trẻ bình thường. Do đó khi tiếp nhận trẻ, hầu...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...