Các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

Rối loạn tâm thần là những bất thường về hành vi và tâm lý, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ của một người. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em. Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp rất đa dạng, có thể kể đến như rối loạn lo âu, rối loạn học tập, rối loạn ăn uống…

Các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp

Rối loạn tâm thần rất dễ xảy ra ở trẻ em, theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần ở trẻ em có liên quan đến rất nhiều yếu tố như thay đổi sinh học trong não, yếu tố môi trường, yếu tố tâm lý, yếu tố di truyền…

Những bất ổn về sức khỏe tâm thần ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng như khả năng học tập của trẻ. Các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp có thể kể đến như:

1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, viết tắt là ADHD) là loại rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em. Các vấn đề của hội chứng ADHD thường có tính chất bền vững, không thể chữa khỏi, việc can thiệp điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng.

Hiện nay, rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý
Hiện nay, rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý

Có 3 dạng ADHD chính gồm:

  • Dạng thiếu chú ý: Khó khăn trong việc tập trung, thường xuyên mất đồ, dễ bị phân tâm, bị lạc trong suy nghĩ của mình…
  • Dạng tăng động/hiếu động: Hoạt động không ngừng nghỉ, không thể ngồi yên trong thời gian dài. Không thể kiềm chế được hành vi, nói quá nhiều, làm gián đoạn hành động của người khác.
  • Dạng kết hợp: Kết hợp cả hai dạng, có cả triệu chứng thiếu chú ý và tăng động.

Các triệu chứng của ADHD thường xuất hiện trước 12 tuổi, đồng thời có thể kéo dài trên 6 tháng. Các triệu chứng chính có thể kể đến như:

+ Triệu chứng thiếu chú ý

  • Không thể duy trì sự tập trung
  • Không chú ý đến chi tiết, dễ mắc lỗi khi làm bài tập
  • Không lắng nghe khi người khác nói trực tiếp
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh
  • Không nghe theo hướng dẫn và không làm tốt công việc
  • Thường xuyên mất đồ dùng…

+ Triệu chứng tăng động/hiếu động: 

  • Thường xuyên chạm tay hoặc chân vào nhau hoặc vặn vẹo trên ghế
  • Di chuyển, chuyển động liên tục, không thể ngồi yên quá lâu
  • Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong những tình huống không thích hợp
  • Nói quá nhiều, thường ngắt lời, làm gián đoạn lời nói người khác
  • Gặp khó khăn khi chờ đến lượt mình
  • Gặp khó khăn khi phải thực hiện trò chơi, hoạt động cần giữ yên tĩnh
  • Không thể chơi đùa một cách yên lặng…

2. Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu cũng là một trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ có cảm giác thường xuyên lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng về một tình huống hoặc sự kiện nào đó. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và khả năng học tập của trẻ.

Trẻ có thể bị rối loạn lo âu thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 17 tuổi
Trẻ có thể bị rối loạn lo âu thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 17 tuổi

Các triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ có thể kể đến như:

  • Dễ cáu kỉnh, giận dữ, khả năng kiểm soát cảm xúc kém
  • Liên tục lo lắng, sợ hãi và thường có các suy nghĩ tiêu cực
  • Rối loạn ăn uống, ăn quá ít hoặc quá nhiều
  • Căng thẳng bồn chồn quá mức, có thể đi vệ sinh thường xuyên
  • Dễ khóc hoặc dễ la hét
  • Thường xuyên bám, níu lấy ba mẹ hoặc người trẻ tin tưởng
  • Phàn nàn đau bụng, đau đầu, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Khó tập trung, khó ngủ, thức dậy trong đêm, khóc thét khi đang ngủ…

3. Rối loạn phát triển lan tỏa

Rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders, PDD) là một nhóm các rối loạn phát triển thần kinh. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tương tác xã hội cũng như khả năng giao tiếp ở trẻ.

Có nhiều loại rối loạn thuộc nhóm này gồm:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội. Giao tiếp bằng mắt kém, không trả lời khi được gọi tên, khép mình trong thế giới riêng, có hành vi lặp đi lặp lại.
  • Hội chứng Asperger: Là một dạng tự kỷ “chức năng cao”, các triệu chứng thường ít nghiêm trọng hơn các rối loạn phổ tự kỷ khác. Trẻ mắc hội chứng này thường khó hiểu sự hài hước, trêu chọc, tránh giao tiếp bằng mắt, khó khăn khi thể hiện nét mặt, cử chỉ, mong muốn ở một mình, không có khả năng chia sẻ sở thích với người khác…
  • Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu: Các triệu chứng tương đối giống với tự kỷ nhưng không đủ điều kiện để chẩn đoán Asperger hoặc ASD.

4. Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm ở trẻ em là tình trạng trẻ thường xuyên rơi vào những cảm xúc buồn bã, chán nản, tuyệt vọng. Trẻ thiếu năng lượng, mất hứng thú với các hoạt động từng rất yêu thích, có nhiều thay đổi về thói quen ăn uống, giấc ngủ và tâm trạng.

Rối loạn trầm cảm cũng là một trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp
Rối loạn trầm cảm cũng là một trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm có thể kể đến như:

  • Cảm giác buồn bã, chán nản, vô vọng
  • Chán ăn, sụt cân, mất ngủ hoặc ăn nhiều, tăng cân, ngủ nhiều
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Khó tập trung, khó đưa ra quyết định
  • Mất hứng thú với những hoạt động từng rất thích thú
  • Cảm thấy tự ti, vô dụng
  • Hay cáu kỉnh, giận dữ, dễ nổi nóng
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân
  • Có hành vi tự hủy hoại như rạch tay, hút thuốc lá, uống rượu
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử…

5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em là tình trạng trong đầu trẻ xuất hiện những suy nghĩ ám ảnh không mong muốn và phải thực hiện các hành vi cưỡng chế, nhằm giảm bớt lo âu do các suy nghĩ đó gây ra. Đây là một chứng rối loạn của não, gây ra sự lo lắng dữ dội cho trẻ mắc hội chứng này.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Ám ảnh: Suy nghĩ hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại khiến trẻ lo lắng hoặc khó chịu. Có thể là quá bận tâm đến bụi bẩn, vi trùng, bệnh tật, bày tỏ nghi ngờ lặp đi lặp lại như khóa cửa chưa, tắt bếp chưa…
  • Cưỡng chế: Hành vi lặp đi lặp lại hoặc hành động mang tính chất khiến trẻ buộc phải thực hiện để giảm lo âu. Chẳng hạn như kiểm tra bếp nhiều lần, rửa tay liên tục, sắp xếp đồ vật theo một cách cụ thể.

6. Rối loạn học tập

Rối loạn học tập ở trẻ em được xem là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu và sử dụng kỹ năng học tập, mặc dù tư chất tốt và trí tuệ bình thường.

Trẻ bị rối loạn học tập thường chỉ gặp khó khăn trong 1 kỹ năng nhất định
Trẻ bị rối loạn học tập thường chỉ gặp khó khăn trong 1 kỹ năng nhất định

Các dạng rối loạn học tập thường gặp là:

  • Dyscalculia: Gặp khó khăn trong việc hiểu và thực hiện các phép tính toán học
  • Dyslexia: Gặp khó khăn trong việc nhận diện chữ cái, đọc, hiểu văn bản
  • Dysgraphia; Gặp khó khăn trong việc viết, diễn đạt suy nghĩ bằng văn bản.

7. Rối loạn hành vi – rối loạn tâm thần ở trẻ em

Rối loạn hành vi và cảm xúc cũng là một trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 20% thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng trẻ thực hiện các hành vi xâm phạm quyền lợi của người khác, thường xuyên gây rối, vi phạm quy tắc xã hội.

Các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ:

  • Cư xử hung hãn với con vật, đồ vật và người xung quanh
  • Hay nói dối, có hành động gây hại cho người khác
  • Trốn học, đánh nhau, phá phách
  • Tăng động, giảm chú ý, cô lập bản thân
  • Khó khăn trong việc tiếp thu, diễn đạt thông tin
  • Ít khi trò chuyện, giao tiếp với người khác
  • Chán ăn hoặc ăn rất nhiều
  • Có hành động gây hại cho chính mình…

8. Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp vấn đề về ăn uống có liên quan đến tâm lý. Thường xảy ra ở trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhất là trẻ dưới 12 tuổi. Nguyên nhân chưa được xác định cụ thể nhưng có liên quan đến các yếu tố như trẻ có bề ngoài không được thu hút, gặp vấn đề về chiều cao cân nặng…

Trẻ bị rối loạn ăn uống có liên quan đến tâm lý sẽ được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần
Trẻ bị rối loạn ăn uống có liên quan đến tâm lý sẽ được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần

Các loại rối loạn ăn uống ở trẻ bao gồm:

  • Chán ăn tâm thần: Trẻ hạn chế ăn uống gây thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng
  • Ăn uống vô độ tâm thần: Ăn quá nhiều, sau đó tự gây nôn hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng giảm cân
  • Rối loạn ăn uống không kiểm soát: Ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn nhưng không nôn ra để giảm cân.

9. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic stress disorder, PTSD) là một loại rối loạn lo âu phát triển sau một sự kiện kinh hoàng mà trẻ là người chứng kiến hoặc trực tiếp trải qua. Đây cũng là một trong các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em thường gặp.

Các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn gồm:

  • Thường xuyên nhớ hoặc tái hiện sự kiện sang chấn qua ác mộng, suy nghĩ
  • Tránh né các tình huống, hoạt động, địa điểm gợi nhớ sự kiện
  • Luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, khó ngủ, khó tập trung, dễ bị giật mình
  • Cảm thấy buồn bã, tội lỗi và tự trách…

10. Rối loạn TIC – rối loạn thâm thần ở trẻ em thường gặp

Hội chứng TIC là một dạng rối loạn vận động xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. Trẻ mắc hội chứng này có thể chuyển động cơ thể hoặc phát ra âm thanh không có chủ đi, lặp đi lặp lại nhiều lần. Thường có liên quan đến việc trẻ tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử quá nhiều.

Rối loạn TIC có liên quan mật thiết đến việc trẻ thường xuyên xem các thiết bị điện tử
Rối loạn TIC có liên quan mật thiết đến việc trẻ thường xuyên xem các thiết bị điện tử

Có 2 loại hội chứng TIC gồm:

  • Rối loạn TIC đơn giản: Chỉ biểu hiện các hành vi đơn giản như tặc lưỡi, nháy mắt, lắc đầu, ho, khịt mũi
  • Rối loạn TIC phức tạp: Thường biểu hiện các hành vi mất kiểm soát như vỗ ngực, nhảy nhót, cắn, hay tạo ra các âm thanh lạ, tục tĩu…

11. Tâm thần phân liệt

Trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em thì tâm thần phân liệt là nghiêm trọng nhất. Có liên quan đến hàng loạt các vấn đề về nhận thức, hành vi và cảm xúc.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Trẻ chậm nói, biết bò, biết đi muộn
  • Thường rung lắc hoặc đập cánh tay
  • Ở trẻ thanh thiếu niên thường khó ngủ, thiếu động lực, giảm hiệu suất học tập, ăn cắp tiền
  • Xuất hiện ảo giác, nghe hoặc thấy những thứ không có thật
  • Khó tổ chức suy nghĩ, nói chuyện khó hiểu, không logic
  • Có niềm tin sai lầm, không thực tế, thậm chí hoang tưởng
  • Biểu hiện cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh.

12. Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, lời nói hoặc phát âm. Tình trạng này thường gặp trẻ trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ từ 3 - 5 tuổi
Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ từ 3 – 5 tuổi

Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ diễn đạt:

  • Trẻ có trí nhớ kém, thường không nhớ tên gọi đồ vật
  • Gọi nhầm tên của đồ vật gần giống nhau
  • Hay đảo ngược vị trí của câu nói
  • Thường bị phân tâm, không thể tập trung nghe người khác nói
  • Trí tưởng tượng kém
  • Vốn từ vựng ít, khi nói thường bị sót chữ
  • Ngại giao tiếp với người xung quanh, nhất là người lạ…

Cách phòng ngừa rối loạn tâm thần ở trẻ em

Rối loạn tâm thần ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển và tương lai của trẻ. Vì thế, cách tốt nhất là chúng ta nên giúp trẻ phòng ngừa từ sớm. Các biện pháp phòng ngừa có thể kể đến như:

  • Chia sẻ, lắng nghe, tạo môi trường gia đình lành mạnh, không bạo lực, không căng thẳng
  • Giáo dục cho trẻ về cảm xúc, cách nhận diện, biểu đạt cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối, đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời để giảm căng thẳng
  • Theo sát, hỗ trợ con trong quá trình học tập, khuyến khích con tự tin, tích cực học tập
  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử và mạng xã hội của trẻ
  • Khuyến khích con tham gia câu lạc bộ đội nhóm, tổ chức tình nguyện
  • Dạy con kỹ năng xã hội, cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tích cực
  • Giáo dục con tác hại của rượu bia, chất kích thích…

Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em xuất hiện rất phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường về tâm lý, ba mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc chuyên gia chuyên khoa tâm lý.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố
Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng, có thể do áp lực căng thẳng, do môi trường học tập ồn ào,...

Căng thẳng lo âu kéo dài, quá mức so với thực tế là triệu chứng đặc trưng của GAD
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Triệu chứng và phác đồ điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là dạng thường gặp của rối loạn lo âu, thuộc nhóm rối loạn tâm thần. Người mắc rối loạn...

Rối loạn phổ tự kỷ: Các mức độ, Triệu chứng và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh gây ra những khiếm khuyết về giao tiếp/ ngôn ngữ, hành...

Dựa vào kết quả của thang đánh giá Vanderbilt có thể xác định được rất nhiều vấn đề
Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho cha mẹ

Thang đánh giá Vanderbilt là công cụ được thiết kế để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý...