5 cách vượt qua cảm giác bị bỏ rơi, làm lành tổn thương

Cảm giác bị bỏ rơi không chỉ mang đến tổn thương tinh thần mà còn làm lung lay niềm tin vào bản thân, cuộc sống. Thế nhưng, hành trình vượt qua cảm giác này không phải là điều bất khả thi mà nó có thể bắt đầu từ việc tự yêu thương chính mình và xây dựng lại những kết nối đáng tin cậy.

Dấu hiệu ở người có cảm giác bị bỏ rơi

Cảm giác bị bỏ rơi như thể bạn đang đứng lẻ loi giữa đám đông, nhìn mọi người vội vã rời đi mà không ai quay lại nhìn mình. Lúc đó, sự cô đơn và lạc lõng bao trùm, khiến bạn cảm thấy như không ai còn quan tâm đến mình nữa. Dù mạnh mẽ đến đâu, bạn vẫn không thể tránh khỏi cảm giác bị tổn thương, đau đớn vì bị bỏ lại phía sau.

cảm giác bị bỏ rơi
Cảm giác bị bỏ rơi khiến một người cảm thấy không có ai quan tâm đến mình

Cảm giác bị bỏ rơi không chỉ xuất hiện khi bản thân có cảm giác bị người khác bỏ lại, mà còn khi tự hỏi mình “Tại sao mình lại phải trải qua điều này?”. Dù có là vô tình hay cố ý, nỗi đau ấy sẽ luôn để lại những vết sẹo trong tâm hồn, khiến bạn sợ hãi và ám ảnh.

Cảm giác bị bỏ rơi có thể gây ra những biểu hiện tâm lý và hành vi phức tạp bao gồm:

  • Hạ thấp lòng tự trọng: Người bị bỏ rơi tự hỏi liệu có phải do bản thân không xứng đáng nên tự trách mình vì những điều không tốt xảy ra. Họ hạ thấp giá trị của bản thân và cảm thấy mình không xứng đáng được yêu thương.
  • Thừa nhận tất cả để không bị bỏ rơi: Tránh cảm giác bị bỏ rơi, họ làm bất cứ điều gì để giữ người khác ở lại, ngay cả khi điều đó gây ra quyết định sai lầm. Chẳng hạn một đứa trẻ kết bạn với những người không tốt, trong một mối quan hệ sẵn sàng hy sinh tất cả để không bị bỏ lại.
  • Nghi ngờ, lo lắng quá mức: Người có cảm giác bị bỏ rơi có xu hướng nghi ngờ các mối quan hệ xung quanh, tự hỏi liệu mọi người có thực sự yêu thương và đối xử tốt với mình không. Một khi đã xây dựng được niềm tin, họ sẽ càng dễ tổn thương nếu bị phản bội.
  • Kiểm soát quá mức: Để tránh mất đi người quan trọng trong đời, những người này hình thành xu hướng kiểm soát, đặc biệt là trong các mối quan hệ yêu đương hoặc tình bạn. Họ lo lắng nếu không giữ chặt đối phương, người đó sẽ rời bỏ mình.
  • Thay đổi tính cách và cảm xúc tiêu cực: Cảm giác bị bỏ rơi có thể khiến người ta trở nên u ám, thu mình lại và sợ hãi khi phải đối diện với mối quan hệ mới. Những người này dễ bị tổn thương, nhạy cảm với lời chỉ trích và không thể tự bảo vệ mình khỏi cảm giác cô đơn cùng đau khổ.
  • Các vấn đề tâm lý nghiêm trọng: Nỗi đau tâm lý do bị bỏ rơi gây ra vấn đề như trầm cảm, lo âu và rối loạn xã hội. Những người này thường xuyên lo lắng về bản thân và cảm thấy cuộc sống thiếu ý nghĩa nên có suy nghĩ tiêu cực và hành động tự làm hại bản thân.
bị bỏ rơi
Người có cảm giác bị bỏ rơi thu mình lại và cảm thấy kiệt sức vì cố làm hài lòng người khác
  • Cố gắng làm hài lòng mọi người: Vì sợ bị chỉ trích, bị bỏ rơi nên cố gắng làm hài lòng mọi người, thậm chí hy sinh chính bản thân để duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến họ cảm thấy kiệt sức và mất đi bản sắc cá nhân.
  • Khó kết bạn và mở lòng: Dù muốn kết bạn và được quan tâm, những người có cảm giác bị bỏ rơi lại khó thiết lập và duy trì các mối quan hệ mới. Họ có thể tự cô lập mình, cảm thấy thiếu sự đồng cảm từ người khác.

Nguyên nhân gây ra cảm giác bị bỏ rơi

Cảm giác bị bỏ rơi là một cảm xúc mãnh liệt ảnh hưởng đến cách chúng ta hình thành và duy trì các mối quan hệ. Nó thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

  • Mất người thân yêu:

Việc mất đi người thân làm cho bất kì ai cũng thấy mình như bị bỏ lại hoàn toàn trong thế giới này. Dù là mất cha mẹ, một người bạn thân thiết thì cảm giác cô đơn và trống vắng sẽ dẫn đến lo sợ rằng điều này sẽ tái diễn trong tương. Đặc biệt với những người nhạy cảm, sự ra đi của người thân yêu là một cú sốc tâm lý khó có thể vượt qua.

  • Bị bỏ rơi trong mối quan hệ tình cảm:

Bị từ chối tình cảm cũng làm cảm giác bị bỏ rơi xuất hiện. Đặc biệt là khi một người dành hết tình cảm cho đối phương mà cuối cùng lại bị bỏ lại phía sau, cảm giác này sẽ ăn mòn sự tự tin. Lo lắng sự việc này sẽ tái diễn có thể trở thành nỗi ám ảnh trong những mối quan hệ tiếp theo.

  • Tình trạng sức khỏe tâm thần:

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn nhân cách, lo âu khiến một người có cảm giác bị bỏ rơi thường xuyên. Người bệnh lo sợ rằng mình không xứng đáng được yêu thương. Điều này càng làm tăng cảm giác thiếu an toàn trong các mối quan hệ.

nguyên nhân gây ra cảm giác bị bỏ rơi
Trẻ em thiếu thốn tình thương và bị bỏ lại khiến bản thân rất sợ cảm giác bị bỏ rơi
  •  Lạm dụng, bị bỏ rơi thời thơ ấu:

Khi một đứa trẻ không nhận được sự yêu thương, chăm sóc đầy đủ từ cha mẹ sẽ hình thành cảm giác bị bỏ rơi trong suốt cuộc đời. Đặc biệt khi bị bỏ quên, bỏ lại trong những hoàn cảnh khó khăn làm các bé mang theo vết thương tâm lý kéo dài mãi mãi.

  • Thiếu sự chăm sóc nhất quán:

Trẻ em lớn lên trong môi trường không có sự chăm sóc nhất quán từ người lớn sẽ thấy thiếu an toàn và không được bảo vệ. Cảm giác này tiếp tục đi theo trong suốt cuộc đời, dẫn đến lo lắng và sợ hãi rằng sẽ không ai ở bên cạnh mình khi cần. Đồng thời khiến cho những mối quan hệ trong tương lai trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

  • Nỗi ám ảnh từ quá khứ bị bỏ rơi:

Nỗi lo sợ bị bỏ rơi không phải chỉ là do sự kiện hiện tại mà còn do ký ức đau buồn từ quá khứ. Người đã từng trải qua lạm dụng, bị bỏ rơi, bị cô lập khi còn nhỏ hay mang trong mình bóng tối tâm lý suốt đời. Chúng trở nên đau thương và ám ảnh khó phai mờ.

5 cách vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Cảm giác bị bỏ rơi có thể “gặm nhấm” tâm hồn, khiến bạn cảm thấy mình không đủ quan trọng với người khác. Nhưng tổn thương đó không nhất thiết phải kéo dài mãi mà thay vào đó, bạn có thể tìm thấy lối thoát qua những hoạt động nuôi dưỡng tinh thần và củng cố mối quan hệ tích cực.

1. Loại bỏ mối quan hệ độc hại

Trước hết, việc loại bỏ mối quan hệ độc hại là điều cần thiết để bảo vệ bản thân. Những người không trân trọng sẽ làm bạn mất tự tin và đau khổ, không xứng đáng để tiếp tục gắn bó. Hãy dũng cảm buông bỏ và tìm kiếm những mối quan hệ mang lại sự an toàn và niềm vui thật sự.

dấu hiệu của cảm giác bị bỏ rơi
Từ bỏ mối quan hệ tiêu cực xung quanh mới có thể chữa lành tổn thương từ cảm giác bị bỏ rơi

Nếu cảm giác bị bỏ rơi xuất phát từ sự nghi ngờ trong lòng thì hãy thử nhìn nhận lại vấn đề một cách bình tĩnh. Hãy chia sẻ những cảm xúc của mình với đối phương, tránh im lặng, không bỏ đi bởi điều này chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Mối quan hệ sẽ bền lâu hơn khi cả 2i cùng đối diện và giải quyết vấn đề.

Trong những lúc khó khăn, bạn sẽ nhận ra ai là người thực sự quan tâm và sẵn sàng bên  cạnh mình. Chỉ khi mọi thứ trôi qua, ta mới hiểu được giá trị của những người vẫn luôn ở bên cạnh mình. Hãy trân trọng những người đó, đừng để cảm giác bị bỏ rơi làm mờ đi những tình cảm chân thành xung quanh.

2. Yêu thương và thay đổi bản thân đúng cách

Yêu thương bản thân là khi ai đó biết tôn trọng và trân trọng chính mình, có như vậy sẽ không còn thấy mình vô giá trị. Mỗi người đều có giá trị riêng và điều đó không phụ thuộc vào cách đối xử của người khác.

Việc chăm sóc sức khỏe, thay đổi phong cách sống, thử những điều mới mẻ sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, không còn để nỗi đau quá khứ chi phối. Hãy dành thời gian để xây dựng một bản thân mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

cảm giác bị bỏ rơi là gì
Yêu thương bản thân đúng cách mới làm mình vượt qua tổn thương từ việc bị bỏ rơi
  • Thay đổi kiểu tóc, phong cách ăn mặc
  • Ngủ đúng giờ và chăm sóc da mỗi ngày
  • Dành thời gian luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày
  • Thử trải nghiệm thiền, tập yoga để thanh lọc tâm trí
  • Đọc sách, học thêm kỹ năng mới
  • Đi du lịch để thư giãn và phục hồi năng lượng
  • Bổ sung dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây
  • Tránh xa các thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế sử dụng bia rượu cùng các chất kích thích

3. Kết bạn nhiều hơn

Đôi khi, chúng ta cứ mãi tìm kiếm sự an toàn trong những mối quan hệ không thực sự mang lại hạnh phúc. Trong khi đó, xung quanh lại có rất nhiều người tốt, sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Vì vậy, đừng ngần ngại mở lòng bởi bạn không hề cô đơn.

Sự chân thành của bạn sẽ luôn nhận được sự đáp lại xứng đáng, ngay cả từ những người thân thiết nhất. Hãy nhớ rằng, không phải ai cũng xứng đáng với tình cảm của bạn, nhưng những người tốt xung quanh vẫn luôn là nguồn động viên tuyệt vời. Vì vậy, đừng để những tổn thương trong quá khứ làm bản thân mất niềm tin vào những mối quan hệ mới.

Mở rộng mối quan hệ và kết bạn làm bạn thoát khỏi cảm giác cô đơn thông qua kết nối các hoạt động như du lịch, công việc hay thậm chí là với những người hàng xóm. Đừng để nỗi buồn đè nặng mình nữa mà hãy chia sẻ để thấy bản thân luôn có người đồng hành.

cách vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Kết bạn là hoạt động giúp bạn không còn thấy cô đơn và bị bỏ rơi nữa

4. Đầu tư vào sở thích cá nhân

Thay vì tập trung vào sự thiếu sót từ người khác, hãy tự mình quay lại với những hoạt động mang lại niềm vui cho bản thân. Đầu tư vào sở thích cá nhân là cách phù hợp để thoát khỏi cảm giác tiêu cực và phát triển bản thân tốt hơn.

  • Tham gia lớp học vẽ, học nhảy, yoga
  • Tập thể thao như bơi lội, chạy bộ, gym
  • Lên kế hoạch đi du lịch cùng bạn bè hoặc một mình
  • Viết nhật ký ghi lại cảm xúc và suy nghĩ hàng ngày
  • Duy trì thói quen đọc sách để mở mang tri thức
  • Học một ngoại ngữ mới để rèn luyện bản thân

5. Trị liệu tâm lý

Cảm thấy không thể tự mình vượt qua nỗi đau, việc tìm đến chuyên gia tâm lý là bước đi vô cùng cần thiết. Các nhà trị liệu hiện nay có thể giúp mọi người khám phá nguyên nhân gốc rễ của cảm giác bị bỏ rơi và đưa ra phương pháp cụ thể để cải thiện tình trạng này. Quan trọng hơn là giúp cá nhân thay đổi suy nghĩ sai lệch và xây dựng lại niềm tin vào bản thân.

Đồng thời, tổn thương từ quá khứ có thể đeo bám suốt cả đời là bản thân thấy như thể mình đang mang một vết thương vô hình. Dù người khác không thể nhìn thấy hoặc hiểu được đau đớn đó, bạn vẫn học được cách chữa lành qua thời gian.

vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Chuyên gia trị liệu giúp bạn nhìn nhận tổn thương quá khứ theo hướng tích cực

Nhưng nếu khó vượt qua được tổn thương, đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Các nhà trị liệu có thể giúp bạn hiểu rõ những yếu tố đã hình thành nỗi đau và từ đó thay đổi cách nhìn nhận chúng. Thay vì cảm thấy có lỗi vì những trải nghiệm trong quá khứ, bạn sẽ học cách chấp nhận và yêu thương bản thân nhiều hơn thông qua các liệu pháp:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi không lành mạnh
  • Liệu pháp hành vi biện chứng tồn tại nhằm giúp cá nhân tập trung chấp nhận cảm xúc và thay đổi hành vi của mình
  • Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (EMDR) hỗ trợ điều trị các chấn thương tâm lý sâu sắc

Dẫu cho cảm giác bị bỏ rơi có thể khiến bạn thấy mình đơn độc, nhưng việc tìm cách làm lành tổn thương sẽ dẫn đến những điều tốt đẹp hơn. Chỉ khi bản thân tin rằng mình xứng đáng được yêu thương, hành trình vượt qua cảm giác đầy khó khăn đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://www.verywellmind.com/fear-of-abandonment-2671741
  • https://www.regain.us/advice/general/how-to-take-care-of-yourself-when-youre-feeling-neglected/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ăn uống đặc trưng bởi hành vi ăn uống bất thường kèm theo cảm giác buồn rầu, đau khổ
Rối loạn ăn uống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ăn uống là loại rối loạn tâm thần thường gặp, xảy ra ở 5% dân số, có thể xuất hiện ở bất kỳ...

Tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người
Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sự...

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ chính là nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm, mới khởi phát trầm...

sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý là gì? Dấu hiệu và cách để vượt qua

Ai cũng có lúc phải đối mặt với những biến cố lớn làm thay đổi cuộc sống, nhưng sang chấn tâm lý là gì mà...