Người yêu bị trầm cảm – Đây là cách giúp họ vượt qua

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, xảy ra rất phổ biến, mỗi người đều có nguy cơ bị trầm cảm hoặc trải qua một cơn trầm cảm nhẹ ít nhất một lần trong đời. Vì thế, việc người yêu bị trầm cảm hay yêu một người mắc là hết sức bình thường. Điều chúng ta cần làm là cần phải biết cách giúp người yêu vượt qua trầm cảm. 

Dấu hiệu nhận biết người yêu bị trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thuộc nhóm rối loạn rối loạn tâm thần hành vi. Đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, tâm trạng chán nản, buồn bã, tuyệt vọng, mất hứng thú, mất năng lượng. Trầm cảm rất phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc trầm cảm, bất kỳ giới tính, độ tuổi nào.

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, vì thế người yêu bạn hoàn toàn có thể bị trầm cảm
Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai đặc biệt là phụ nữ

Khi người yêu mắc trầm cảm, bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Nét mặt buồn bã, cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng, chán nản kéo dài
  • Mất hứng thú, giảm sự quan tâm đến hầu hết mọi hoạt động
  • Mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng, hành động chậm chạp
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ nhiều hoặc khó ngủ, mất ngủ
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn nhiều, giảm cân hoặc tăng cân quá mức
  • Tâm trạng bồn chồn, cáu kỉnh, dễ khóc hoặc dễ nổi nóng hơn bình thường
  • Thường tự trách bản thân, luôn có cảm giác tội lỗi vô dụng
  • Giảm tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, gặp khó khăn hoặc không thể tự đưa ra quyết định
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, có ý định hoặc kế hoạch tự tử…

→Xem thêm: Tại sao người trầm cảm muốn tự tử? Điều cần biết

7 Cách giúp người yêu vượt qua trầm cảm

Khi yêu một người trầm cảm, bạn cần đặc biệt kiên nhẫn và bao dung vì họ đang gặp một rắc rối nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của bạn sẽ là động lực để người yêu vượt qua trầm cảm.

Khi người yêu bị trầm cảm, bạn có thể giúp đỡ bằng cách:

1. Hiểu biết, thông cảm, lắng nghe không phán xét

Việc tìm hiểu về trầm cảm sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì mà người yêu bạn đã đang và sẽ trải qua. Điều này giúp bạn có cách phản ứng phù hợp khi họ mất hứng thú, xuống tinh thần. Đối với người trầm cảm, hãy lắng nghe họ một cách chân thành, cảm thông và không phán xét.

Người trầm cảm có xu hướng tự cô lập bản thân, họ có rất nhiều điều chất chứa trong lòng nhưng không thể nói ra. Chỉ khi nói ra được những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì lúc đó tâm trạng của họ mới thoải mái, dễ chịu.

Bạn có thể gợi ý để họ chia sẻ nỗi lòng, thể hiện bản thân luôn sẵn lòng lắng nghe. Trong quá trình lắng nghe, không nên đưa ra nhận xét, đánh giá, cho rằng họ làm như thế nào là chưa đúng, không nên làm như vậy. Hãy để họ nói ra tất cả, hãy cho họ thấy rằng bạn đang bên cạnh để hỗ trợ, là điểm tựa tinh thần của họ, không phải là để chỉ trích họ.

2. Quan tâm, chăm sóc từ những điều đơn giản nhất

Người trầm cảm rất nhạy cảm, họ rơi vào một cơn khủng hoảng về tinh thần, không có nghĩa là họ mất đi khả năng phán đoán. Để giúp người yêu vượt qua trầm cảm, bạn không chỉ nên động viên, khích lệ họ bằng lời nói mà còn thể hiện mọi thứ bằng hành động.

Có thể bạn đang rất đau lòng, sốt ruột khi chứng kiến người yêu rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, điều chúng ta cần làm là hiểu được họ cần gì. Bạn có thể giúp người yêu bằng cách hỗ trợ họ thiết lập các thói quen hằng ngày. Đồng hành cùng họ trong việc ăn uống, hoạt động thể chất, hỗ trợ tạo động lực để họ chăm sóc bản thân tốt hơn.

3. Đồng hành cùng họ

Người trầm cảm thường mất năng lượng, mất hứng thú, không chú ý để việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vì thế, để giúp họ cải thiện tình trạng này, bạn hãy dành thời gian để cả hai cùng làm những hoạt động vui vẻ, có ý nghĩa để người yêu bạn cảm thấy được quan tâm, yêu thương.

Cùng nhau chạy bộ cũng là cách giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị trầm cảm
Cùng nhau chạy bộ cũng là cách giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị trầm cảm

Cách thực hiện:

  • Đồng hành cùng họ trong việc tham gia hoạt động ngoài trời, thực hiện sở thích cá nhân
  • Cùng nhau thực hiện các hoạt động nghệ thuật mang tính sáng tạo như vẽ tranh, làm gốm, làm đồ thủ công…
  • Cùng nhau thực hiện các kỹ thuật thư giãn giảm căng thẳng như thiền chánh niệm, tập yoga, bơi lội, kỹ thuật hít thở sâu, chạy bộ…

4. Chăm sóc tốt bản thân

Bạn sẽ không thể chăm sóc tốt cho người khác khi bản thân mình kiệt sức được. Vì thế, trong quá trình đồng hành cùng người yêu bị trầm cảm, hãy cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân mình. Điều trị trầm cảm là cả một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai. Việc bản đặt sức khỏe bản thân lên hàng đầu sẽ giúp bạn có năng lượng tích cực để đồng hành cùng người yêu.

Bạn không cần phải làm những điều cao siêu, xa vời, chỉ cần chăm sóc chính mình bằng cách:

  • Ăn uống hợp lý, khoa học, đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết
  • Vận động đều độ, đúng cách mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giải tỏa căng thẳng
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn bằng thiền, yoga, hít thở sâu hoặc dành thời gian viết nhật ký cá nhân…
  • Ưu tiên thực hiện các hoạt động cá nhân và duy trì các hoạt động mà bạn yêu thích.

5. Tạo môi trường an toàn, thoải mái

Khi người yêu bị trầm cảm, họ nhạy cảm, dễ cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng thất thường. Đôi khi, cũng có những người ghen tuông, kiểm soát quá mức. Vì thế, để giúp họ vượt qua trầm cảm, hãy bao dung, kiên nhẫn, tạo môi trường an toàn để họ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương.

Hãy khiến người yêu cảm thấy được an toàn khi bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của họ. Không chỉ trích hay đưa ra giải pháp ngay lập tức đối với các vấn đề họ chia sẻ. Hãy thật kiên nhẫn và bao dung, nhất là khi họ cáu giận, mất bình tĩnh. Sự bình tĩnh của bạn sẽ giúp họ dần ổn định và thoát khỏi trạng thái bi quan, tiêu cực.

6. Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Trước hết, bạn cần tìm hiểu và nắm đầy đủ các thông tin về rối loạn tâm lý. Hãy cho người yêu biết rằng, những gì họ đang trải qua là một phần của rối loạn tâm lý. Tình trạng này có thể giải quyết, có thể điều trị hoàn toàn nếu can thiệp sớm. Từ đó, khuyến khích họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý.

Sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị trầm cảm
Sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị trầm cảm

Trầm cảm không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Việc điều trị trầm cảm cần sự can thiệp của bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Các phương pháp điều trị trầm cảm có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc
  • Tâm lý trị liệu
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Liệu pháp sốc điện…

7. Kết nối các nguồn lực hỗ trợ

Bạn có thể bên cạnh người yêu mọi lúc mọi nơi được. Vì thế hãy giúp người yêu mình kết nối sự hỗ trợ từ những người xung quanh bao gồm người thân, bạn bè. Bạn có thể nói chuyện với người thân, bạn bè của người yêu để cùng nhau chia sẻ, có sự thống nhất trong việc đồng hành, hỗ trợ người yêu bạn vượt qua trầm cảm.

Người trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập bản thân, ít kết nối, dễ có mâu thuẫn với người thân, bạn bè đặc biệt là khi tình trạng của họ không được hiểu rõ. Việc kết nối, tìm kiếm sự hỗ trợ nhóm và sự tư vấn từ chuyên gia cách hỗ trợ cho người trầm cảm là hết sức cần thiết.

Nhận biết tâm lý của người yêu khi bị trầm cảm

Việc hiểu rõ hơn về tâm lý của người yêu bị trầm cảm sẽ giúp bạn biết cách quan tâm, chăm sóc họ đúng cách, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị. Dưới đây là một số điều bạn nên biết:

1. Người trầm cảm không muốn trở thành gánh nặng của bất kỳ ai

Người bị trầm cảm không muốn trở thành gánh nặng cho người khác, họ nhạy cảm, dễ tổn thương, luôn có suy nghĩ mình vô dụng, thất bại. Họ càng không muốn phụ thuộc hay làm phiền người khác. Việc tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, mất kiên nhẫn với những rối loạn cảm xúc khi người yêu bị trầm cảm sẽ khiến họ tổn thương sâu sắc, khiến tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy nhớ rằng, những lời nói tổn thương hoặc xúc phạm mà họ nói ra là do trầm cảm gây ra. Họ muốn kiểm soát bản thân, muốn yêu thương người khác và được người khác yêu thương. Không ai muốn mình mắc bệnh hay mâu thuẫn với người mình thương yêu. Bạn nên nói với họ  rằng họ có rất nhiều ưu điểm tốt đẹp, bạn yêu quý và luôn tin tưởng họ sẽ chiến thắng trầm cảm.

2. Người trầm cảm sẽ rất cảm động nếu được quan tâm, hỏi thăm

Người trầm cảm luôn nỗ lực vượt qua vấn đề sức khỏe của mình, họ có xu hướng tự cô lập, thích ở một mình nhưng lại rất cần sự quan tâm, động viên, lắng nghe của người thân, bạn bè. Lời quan tâm, động viên, khích lệ chân thật, tinh tế sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp người bệnh vượt qua trầm cảm.

Cảm giác buồn bã, mất năng lượng khiến người trầm cảm thu mình, không muốn giao tiếp với người khác. Họ muốn một mình nhưng lại sợ cảm giác cô đơn, trống trải, không muốn bị bỏ rơi. Để giúp người yêu vượt qua trầm cảm, hãy thường xuyên thể hiện sự quan tâm, lời nói, hành động cử chỉ, ân cần với họ.

3. Người trầm cảm không thích bị so sánh, dạy bảo

Người trầm cảm thường buồn bã, cáu giận vô cớ, không rõ lý do. Vì thế đừng cố gắng tìm kiếm lý do vì sao họ buồn hoặc dạy bảo họ nên hay không nên làm gì. Đối với người trầm cảm, việc so sánh, liên hệ có thể khiến họ cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng.

Người bị trầm cảm cần một người lắng nghe, tâm sự mà không phán xét. Tâm trạng họ thay đổi nhanh chóng, cảm xúc rối loạn, luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản. Họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chính mình, biết rõ bản thân nên và không nên làm gì.

4. Người bị trầm cảm hoàn toàn có thể cho và nhận yêu thương

Người trầm cảm thường cảm giác buồn bã, nặng nề, áp lực nhưng họ hoàn toàn có thể trao đi yêu thương. Họ luôn hết lòng và chân thành với người họ yêu và cũng mong muốn họ đối xử với mình như vậy. Việc yêu người trầm cảm có thể khó khăn hơn người khác. Cảm xúc họ có thể thay đổi nhưng bản chất con người họ vẫn vậy.

5. Người trầm cảm cũng có khát vọng chiến thắng trầm cảm

Trầm cảm khiến người bệnh không có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, không thích thú với cả những hoạt động từng yêu thích. Họ luôn muốn có cơ hội được vui vẻ, thoải mái, thư giãn. Luôn nỗ lực cố gắng chống lại bệnh trầm cảm. Khi được sự quan tâm, động viên đúng cách, khi cảm nhận được sự chân thành của người yêu, người thân, bạn bè và được hướng dẫn trị liệu, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc chiến thắng trầm cảm.

6. Người trầm cảm nhạy cảm với cảm xúc của người khác

Người trầm cảm vô cùng nhạy cảm với cảm xúc, lời nói và hành động của người xung quanh. Họ nhạy cảm, dễ tổn thương đến những chi tiết nhỏ, họ cảm nhận rõ sự chân thành và ác ý đến từ người khác.

Đối với người trầm cảm, hãy đối xử chân thành, luôn tôn trọng và công bằng với họ. Hãy nhìn nhận bản chất con người họ, không nên đánh giá vì những hành động bộc phát khi cơn trầm cảm xuất hiện.

7. Người trầm cảm dễ nổi cáu

Khi có người yêu bị trầm cảm, bạn sẽ thấy rõ sự thiếu hụt năng lượng của họ. Họ ít khi hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống, luôn ủ rũ, mệt mỏi. Không chỉ vậy, họ rất dễ nổi cáu, dễ kích động và có các lời nói làm tổn thương người khác.

Người bị trầm cảm rất dễ nổi cáu và nói ra những lời tổn thương người khác
Người bị trầm cảm rất dễ nổi cáu và nói ra những lời tổn thương người khác

Điều bạn nên làm là không cần để tâm những lời nói này, hãy nhẹ nhàng nói ra suy nghĩ và mong muốn của bạn. Nếu họ vẫn cáu gắt, hãy yên lặng lắng nghe, đợi họ ổn định cảm xúc rồi thử nói chuyện cùng họ. Đồng thời, nên khuyến khích, đồng hành họ trong việc tập thể dục, vận động để nâng cao sức khỏe.

8. Người trầm cảm luôn muốn được động viên, khuyến khích

Thay vì chỉ trích, răn đe, dọa nạt, làm tổn thương người trầm cảm, hãy ở bên đồng hành cùng họ. Hãy dành cho họ những lời khen chân thành, luôn nói về những điểm mạnh, mặt tích cực và ưu điểm của họ. Thường cùng họ nói đến tương lai và những dự định của cả hai. Luôn khuyến khích, ủng họ để giúp họ gia tăng, củng cố niềm tin, có nguồn năng lượng tích cực.

9. Người trầm cảm không muốn bị kỳ thị

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, không phải thương tật hay khiếm khuyết, họ hoàn toàn có thể cảm nhận được tình cảm và sự chân thành của người khác với họ khi tình cảm được thể hiện đúng cách.

Người mắc trầm cảm cần khám bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Trầm cảm không phải là bệnh thần kinh, càng không phải là thương tật hay khiếm khuyết vĩnh viễn. Việc điều trị có thể chữa khỏi trầm cảm.

Nên làm gì khi người yêu bị trầm cảm?

Làm gì khi người yêu bị trầm cảm là thắc mắc chung của nhiều người. Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta có cách ứng xử phù hợp. Chúng ta có thể phát hiện người yêu từng bị trầm cảm trước khi yêu họ. Hoặc sau một thời gian yêu nhau mới nhận thấy người yêu có biểu hiện trầm cảm.

Tâm lý của các bạn trẻ có người yêu bị trầm cảm thường là luống cuống, do dự, băn khoăn, lo lắng, không biết cách ứng xử sao cho phù hợp. Họ nhận thức được những vấn đề khó khăn thường trực, khó giữ được bình tĩnh và có tâm lý hoang mang. Có người lựa chọn rời đi, có người lựa chọn đồng hành.

Kiên nhẫn khi đồng hành

Nếu lựa chọn đồng hành, bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn tinh thần, sự kiên nhẫn dài hạn. Rất khó để nắm bắt tâm lý của người yêu khi bị trầm cảm. Trầm cảm có thể khiến người bạn yêu trở nên khác biệt, không giống ban đầu. Họ thay đổi về ngoại hình, tính cách, không còn quan tâm bạn nhiều như trước.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những thay đổi ấy là do trầm cảm gây ra. Bản chất người trầm cảm không hề muốn như vậy. Khi muốn đồng hành cùng người yêu bị trầm cảm, bạn cần:

  • Tìm hiểu về trầm cảm để hiểu được bản chất vấn đề
  • Tìm hiểu và nắm được tâm lý của người yêu bị trầm cảm
  • Đồng hành, hỗ trợ họ, khuyến khích, động viên để họ cảm nhận được tình yêu của bạn
  • Khuyến khích người yêu tiếp nhận tâm lý trị liệu
  • Cho họ thấy bạn thực sự nghiêm túc, muốn cùng họ gắn bó lâu dài.

Để đồng hành cùng người yêu bị trầm cảm, bạn chỉ nên thấu hiểu, không nên cố vui buồn theo cảm xúc của họ. Nếu không, bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người yêu. Bạn cần giữ thái độ vui vẻ, lạc quan và chăm sóc tốt cho chính mình.

Rút lui đúng cách khi thấy quá sức

Nếu cảm thấy quá sức, bản thân cũng bắt đầu có suy nghĩ tiêu cực, bạn nên rút lui. Việc rút lui, quyết định dừng lại chưa bao giờ là dễ dàng. Trước khi nói lời chia tay chính thức, bạn nên đặt ra khoảng thời gian thử thách cho mối quan hệ của cả hai.

Bạn có thể đặt thời hạn là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc một năm. Cố gắng đặt hết tâm huyết vào khoảng thời gian này, hãy cùng họ đồng hành, dành thời gian cho nhau và kiên nhẫn nhiều hơn với người yêu.

Sau giai đoạn này, nếu bạn cảm thấy mối quan hệ có chuyển biến tích cực, còn cứu vãn được thì tiếp tục. Nếu không thể tiếp tục, hãy nói ra lời chia tay hoặc sắp xếp chia tay sau cho phù hợp. Việc bạn rời khỏi sẽ khiến cuộc sống họ bất ổn, tuy nhiên, bạn không mắc nợ họ, bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể giúp được họ.

Việc chia tay cần thực hiện dứt khoát, cảm giác đau lòng, tiếc nuối là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không nên tiếp tục dây dưa hay cho họ thêm hi vọng. Chia tay trong lúc người khác khó khăn sẽ khiến bạn áy náy nhưng đây là quyết định đúng đắn vì sau quá trình nỗ lực, bạn không nhận được kết quả gì.

Khi người yêu bị trầm cảm, hãy cố gắng đồng hành cùng họ giúp họ vượt qua khó khăn và cùng nhau nỗ lực tốt lên từng ngày. Bên cạnh việc đồng hành hỗ trợ, cần động viên, khuyến khích người bệnh tích cực điều trị, tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý để sớm vượt qua trầm cảm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Một số trẻ có trí nhớ vượt trội mặc dù chậm phát triển về mặt ngôn ngữ
Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể bạn chưa biết

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường chậm nói, gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ và biểu đạt. Tuy nhiên, trẻ cũng có...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...

Trầm cảm và tự kỷ không phải là một mà là hai vấn đề khác nhau
Phân biệt trầm cảm và tự kỷ: Điểm giống và khác nhau

Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về sức khỏe tâm thần thường gặp, có nhiều đặc điểm giống nhau và rất...

Sự thay đổi tâm sinh lý đặc biệt là độ tuổi dậy thì có thể là nguyên nhân gây bạo lực học đường
8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường gặp hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, xảy ra phổ biến, đa dạng hình thức và có xu hướng...