Tại sao người trầm cảm muốn tự tử? Điều cần biết

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần nguy hiểm, phức tạp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử do trầm cảm. Đây cũng là lý do rất nhiều người thắc mắc không biết tại sao người trầm cảm muốn tự tử. 

Tại sao người trầm cảm muốn tự tử?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý thường gặp, được xếp vào nhóm bệnh lý phổ biến thứ 2 trên thế giới. Trầm cảm phức tạp, nguy hiểm, tác động đến nhiều mặt như thể chất, tinh thần, chức năng sống cũng như niềm vui trong đời sống. Hiện nay, trầm cảm chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều người không hề biết về sự nghiêm trọng của trầm cảm. Cũng không hiểu nguyên nhân tại sao người trầm cảm muốn tự tử.

Rất nhiều người băn khoăn không biết tại sao người trầm cảm lại tự tử
Rất nhiều người băn khoăn không biết tại sao người trầm cảm muốn tự tử

Theo thống kê, có 60 – 80% người trầm cảm nặng có ý định và có hành vi tự sát. Tỷ lệ chết vì trầm cảm gấp 2,5 lần tai nạn giao thông. Với thắc mắc tại sao người trầm cảm muốn tự tử, các chuyên gia cho biết, lý do người trầm cảm tự tử là vì:

  • Suy nghĩ lệch lạc: Người trầm cảm có cảm giác cô đơn, lạc lõng, chán nản, tuyệt vọng. Đôi khi họ cảm thấy bồn chồn bứt rứt, khó chịu. Họ cho rằng những hành động tự hại như cắt, rạch tay, làm đau bản thân hoặc hành vi tự tử mới khiến họ cảm giác được giải thoát.
  • Cảm xúc phóng đại, nhạy cảm quá mức: Người trầm cảm rất nhạy cảm, cảm xúc của họ có thể bị phóng đại nhiều lần do cảm giác tiêu cực luôn thường trực. Họ dễ có hành vi tự tử khi cảm thấy bản thân là kẻ thừa thãi, thất bại, là gánh nặng của người khác.
  • Mâu thuẫn, căng thẳng, áp lực: Áp lực học tập, áp lực công việc, thay đổi sau sinh… khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Thêm vào đó là sự thờ ơ của người thân, tác động tiêu cực của mối quan hệ, của xã hội khiến họ cảm giác không được trân trọng, không đáng sống, chỉ có chết đi mới giải thoát khỏi những khổ đau hiện tại.
  • Mắc đồng thời nhiều loại rối loạn tâm thần: Người mắc đồng thời trầm cảm cùng các rối loạn tâm thần khác (rối loạn hoang tưởng, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực…) dễ có hành vi tự sát hơn thông thường.
  • Trầm cảm tái diễn: Có 50% trường hợp tái trầm cảm sau cơn khởi phát đầu tiên. Những đợt trầm cảm sau thường nghiêm trọng hơn đợt trước rất nhiều và làm gia tăng nguy cơ tự sát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng suy nghĩ tự tử nhất là trong những tuần đầu sử dụng hoặc khi thay đổi liều lượng thuốc.
  • Nguyên nhân khác: Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức; chậm trễ trong quá trình điều trị; lạm dụng rượu bia, chất kích thích…

→Xem thêm: Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần và điều cần biết

Dấu hiệu nhận biết nguy cơ tự tử ở người trầm cảm

Thực tế, có rất nhiều lý giải về nguyên nhân tại sao người trầm cảm muốn tự tử. Suy nghĩ về cái chết và hành vi tự tử là một trong những triệu chứng của trầm cảm nặng. Họ tự tử vì bế tắc, tuyệt vọng, mất động lực sống, vì áp lực quá mức, cảm xúc bị phóng đại nhiều lần đến quá sức chịu đựng.

Khi một người nói về cái chết, có suy nghĩ tự tử thì họ sẽ có hành vi tự tử
Khi một người nói về cái chết, có suy nghĩ tự tử thì họ sẽ có hành vi tự tử khi đủ điều kiện

Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ tự sát ở người trầm cảm có thể kể đến như:

  • Liên tục nói về cái chết và những chủ đề liên quan đến cái chết
  • Có biểu hiện bất thường như sắp đặt trước để chuẩn bị cho cái chết
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, thờ ơ, vô cảm với mọi thứ
  • Chán chường, bất lực, mất niềm tin vào cuộc sống
  • Tạm dừng các hoạt động sinh hoạt đời sống, không quan tâm chăm sóc bản thân
  • Tích trữ vật dụng nguy hiểm, lên kế hoạch cho hành vi tự sát
  • Cô lập bản thân, tránh né, tách biệt với xã hội
  • Mất ngủ triền miên, căng thẳng tột độ, kích động quá mức
  • Lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích…

Cách phòng ngừa nguy cơ tự tử ở người trầm cảm

Người trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nặng có nguy cơ tự tử rất cao. Có đến 60 – 80% người trầm cảm nặng có suy nghĩ về cái chết và có ý định tự sát. Các trường hợp này sẽ đưa ra quyết định tự tử bất kể lúc nào khi đủ điều kiện, đặc biệt là khi xảy ra biến cố trong cuộc sống.

Sự quan tâm sẻ chia của gia đình sẽ giảm thiểu nguy cơ tự tử
Sự quan tâm sẻ chia của gia đình sẽ giảm thiểu nguy cơ tự tử ở người trầm cảm

Có thể phòng ngừa nguy cơ tử tự ở người trầm cảm bằng cách:

  • Cần có sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn về trầm cảm. Trầm cảm không phải là sự thay đổi cảm xúc thông thường mà là bệnh, cần can thiệp, điều trị.
  • Người bị trầm cảm cần được quan tâm, nhận được sự yêu thương của gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Gia đình cần tích cực động viên, thường lắng nghe, chia sẻ, không phán xét, tránh tạo áp lực cho họ.
  • Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm, dấu hiệu cảnh báo về hành vi tự tử ở người trầm cảm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời
  • Khuyến khích người bệnh tích cực điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý. Không kỳ thị, xa lánh người trầm cảm, không cho rằng trầm cảm là do yếu đuối hay chỉ là “giả vờ”.
  • Tạo môi trường an toàn, hạn chế để người bị trầm cảm tiếp cận các phương tiện có thể dùng để tự tử.
  • Dạy họ kỹ năng quản lý cảm xúc, cách đối phó với cảm xúc tiêu cực. Khuyến khích, tạo điều kiện để họ được tham gia các hoạt động tích cực, có ý nghĩa.

Nhìn chung, với thắc mắc tại sao người trầm cảm muốn tự tử, nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn của chức năng não bộ và sự bất ổn về mặt tâm lý. Kết hợp với các yếu tố kích thích như áp lực xã hội, sự thờ ơ của người thân. Trầm cảm rất nghiêm trọng, người bệnh cần sớm gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dấu hiệu của cảm giác bị bỏ rơi
5 cách vượt qua cảm giác bị bỏ rơi, làm lành tổn thương

Cảm giác bị bỏ rơi không chỉ mang đến tổn thương tinh thần mà còn làm lung lay niềm tin vào bản thân, cuộc sống....

Ngày càng gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Biểu hiện và cách hỗ trợ

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên rất phổ biến, trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì có nguy...

Người mắc bệnh ái kỷ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu
10 tác hại của bệnh ái kỷ tới cuộc sống của bạn

Rối loạn nhân cách ái kỷ hay bệnh ái kỷ gây ra rất nhiều tác hại. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mắc...

Trầm cảm theo mùa là loại rối loạn cảm xúc xảy ra vào một thời điểm cố định trong năm
Trầm cảm theo mùa (SAD): Biểu hiện cách khắc phục, phòng ngừa

Trầm cảm theo mùa là một loại rối loạn cảm xúc diễn ra theo mùa. Các biểu hiện của loại rối loạn trầm cảm này...