Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần và điều cần biết

Trầm cảm có triệu chứng loạn thần là thể trầm cảm nặng, đặc trưng với các triệu chứng của trầm cảm kèm theo các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng, tự buộc tội chính mình. Trầm cảm nặng có loạn thần rất nguy hiểm, cần được kịp thời can thiệp và điều trị. 

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là gì?

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Xảy ra trong một đợt trầm cảm nặng với các triệu chứng trầm cảm đặc trưng như buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ, kết hợp với triệu chứng loạn thần như rối loạn tư duy, hoang tưởng, ảo giác.

Trầm cảm có triệu chứng loạn thần là loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng
Trầm cảm có triệu chứng loạn thần là loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần còn gọi là trầm cảm loạn thần tính. Tình trạng này rất nghiêm trọng, cần được can thiệp kịp thời và điều trị y tế chuyên nghiệp. Bởi lẽ loạn thần là loại rối loạn thần kinh nghiêm trọng, lúc này, người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ, hành vi của mình, cũng không suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm.

 Biểu hiện của trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

Trầm cảm nặng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó, phổ biến nhất là người từ 20 – 50 tuổi. Có khoảng 10 – 15% người trưởng thành sẽ trải ít nhất một cơn trầm cảm nặng trong cuộc sống. Trầm cảm nặng có thể kèm theo biểu hiện rối loạn thần kinh. Trong đó, loạn thần là các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác ở nhiều hình thức, mức độ khác nhau.

+ Triệu chứng trầm cảm nặng:

  • Buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống
  • Mất hứng thú, mất năng lượng với hầu hết tất cả mọi hoạt động
  • Chán ăn, sụt cân hoặc ăn uống vô độ, tăng cân quá nhanh
  • Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, khó tập trung, khó đưa ra quyết định
  • Cảm giác vô dụng tội lỗi, cảm thấy bản thân mình là kẻ thất bại
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, có hành vi tự hại, tự tử

+ Triệu chứng loạn thần:

  • Hoang tưởng: Có niềm tin sai lầm về những điều trái thực tế. Ví dụ: Tin rằng mình phạm tội, có người đang theo dõi hoặc muốn làm hại mình.
  • Ảo giác: Có những trải nghiệm giác quan không thực tế. Ví dụ: Nhìn thấy thứ không có thật, nghe thấy giọng nói mà người khác không nghe được…

+Triệu chứng khác:

  • Nói năng lung tung, nhảm nhí, khó diễn đạt điều muốn nói
  • Hành vi kỳ lạ, bất thường, cư xử trái lẽ thường
  • Mất khả năng làm việc, chăm sóc bản thân…

Nguyên nhân gây trầm cảm nặng có loạn thần tính

Nguyên nhân gây trầm cảm loạn thần tính đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố. Sự kết hợp của các yếu tố khiến trầm cảm trở nên phức tạp, khó kiểm soát và có nguy cơ tái phát cao sau khi được điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây trầm cảm có loạn thần tính
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây trầm cảm có loạn thần tính

Có rất nhiều yếu tố gây trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần:

  • Yếu tố sinh học: Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt là sự suy giảm của serotonin và dopamine
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người có tiền sử mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu
  • Sang chấn tâm lý: Chứng kiến hoặc trải qua các sự kiện kinh hoàng, mất người thân, mất việc làm, bị bạo hành, lạm dụng, tai nạn…
  • Sử dụng chất: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện làm trầm trọng các triệu chứng trầm cảm và làm xuất hiện triệu chứng loạn thần.
  • Yếu tố tâm lý và cá nhân: Tính cách nhạy cảm quá mức, ám ảnh thời thơ ấu bị bỏ rơi, bị lạm dụng hoặc bị bạo hành…

Trầm cảm nặng có loạn thần tính nguy hiểm ra sao?

Trầm cảm nặng có loạn thần tính rất nguy hiểm, cần được can thiệp và điều trị y tế. Tình trạng này không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân người bệnh mà còn nguy hiểm cho những người xung quanh họ. Nguyên nhân là người trầm cảm có loạn thần thường không thể kiểm soát suy nghĩ, hành vi của mình, họ không biết chính xác những điều mình đang làm.

Một số khía cạnh khiến trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm:

  • Nguy cơ tự tử cao: Ảo giác và hoang tưởng, chán nản, tuyệt vọng khiến người bệnh thường xuyên nghĩ về cái chết, có kế hoạch tự tử.
  • Hành vi bất thường và khó lường: Có nhiều trường hợp người bị trầm cảm nặng có loạn thần gây hại, có hành vi bạo lực nguy hiểm, thậm chí giết người do ảo tưởng, hoang tưởng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Người bệnh rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân  dẫn đến gây suy giảm sức khỏe thể chất.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Người gặp phải tình trạng này rất khó kết nối, người khác không thể hiểu được hành vi và suy nghĩ của họ. Điều này khiến họ trở nên cô độc, bị xa lánh.

Phương pháp điều trị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

Trầm cảm có loạn thần thường phức tạp, khó điều trị hơn so với các dạng trầm khác. Vấn đề tâm lý này tiềm tàng rất nhiều rủi ro và nguy hiểm, đòi hỏi phải có sự can thiệp, chăm sóc y tế chuyên nghiệp và thường xuyên. Đối với tình trạng này cần:

  • Can thiệp y tế ngay lập tức
  • Điều trị kết hợp nhiều loại thuốc
  • Giám sát chặt chẽ
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần cần được can thiệp điều trị kịp thời
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần cần được can thiệp điều trị kịp thời

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp:

1. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị có tác dụng ổn định tâm lý, giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm. Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chọn lọc ức chế tái hấp thu serotonin hoặc tricyclic antidepressants
  • Thuốc chống loạn thần: Thường là olanzapine, risperidone, quetiapine…

2. Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý giúp cải thiện triệu chứng loạn thần, hỗ trợ người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống bình thường. Có nhiều liệu pháp được áp dụng như:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Liệu pháp cải thiện mối quan hệ cá nhân
  • Hỗ trợ và tư vấn nhóm

3. Liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện sử dụng một dòng điện nhỏ truyền qua não nhằm gây ra một cơn co giật ngắn để tác động đến các chất hóa học trong não. Đây là phương pháp để điều trị trầm cảm nặng có loạn thần, rối loạn lưỡng cực và một số rối loạn tâm thần khác.

ECT là liệu pháp được đánh giá cao, có các đặc điểm như:

  • Dòng điện an toàn, được kiểm soát chặt chẽ
  • Có gây mê và giãn cơ trước khi thực hiện
  • Giảm thiểu tối đa tác dụng phụ

4. Phương pháp hỗ trợ

Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm nặng bằng cách:

  • Thay đổi lối sống, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, quản lý căng thẳng nhưng yoga, thiền, hít thở sâu…
  • Tạo sự kết nối giữa cá nhân với gia đình, bạn bè để người bệnh không thấy cô đơn…

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, cần can thiệp điều trị y tế chuyên nghiệp. Việc nhận diện, hiểu biết về tình trạng này sẽ giúp bạn hiểu và có cách xử lý phù hợp khi bản thân hoặc người thân có triệu chứng nghi ngờ rối loạn trầm cảm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế
Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Rối loạn lo âu là một loại rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng xuất hiện thường xuyên, quá...

Trầm cảm giai đoạn 2 là tình trạng các triệu chứng trầm cảm đã trở nên rõ ràng và dễ nhận biết
Trầm cảm giai đoạn 2 (cấp độ 2): Biểu hiện và Cách điều trị

Trầm cảm có thể được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, trầm cảm giai đoạn 2 còn gọi là trầm cảm trung...

Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì: Cách chữa & phòng tránh

Trầm cảm tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm lý, xảy ra phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 10 -...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...