10 Dấu hiệu trầm cảm nặng cần can thiệp trị liệu sớm

Trầm cảm là một loại rối loạn sức khỏe tinh thân đặc biệt nghiêm trọng, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Trầm cảm được chia thành nhiều mức độ, trong đó, trầm cảm nặng là khó điều trị và nguy hiểm nhất. Lúc này, người bị trầm cảm sẽ thường xuyên có ý định tự hại hoặc tự sát.

10 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nặng

Trầm cảm nặng là giai đoạn nghiêm trọng của trầm cảm. Mức độ rối loạn cảm xúc ở giai đoạn này hết trầm trọng. Người gặp vấn đề về tâm lý sẽ luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, lúc nào cũng có suy nghĩ tiêu cực, có nguy cơ cao dẫn đến tự tử.

Có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng trầm cảm nặng
Có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng trầm cảm nặng

Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% người từng trải qua một cơn trầm cảm nặng trong đời. Dưới đây là 10 dấu hiệu biểu hiện rõ ràng tình trạng trầm cảm nặng:

1. Buồn bã kéo dài

Ước tính, có khoảng 90% các trường hợp trầm cảm nặng than phiền mình thấy buồn bã, mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng kéo dài, thậm chí không tha thiết bất kỳ điều gì nữa. Cảm giác trống rỗng, vô vọng này kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, không thể cải thiện dù đã cố gắng suy nghĩ tích cực.

Một số người cảm thấy họ không thể khóc dù rất muốn khóc, trong khi đó, một số khác thì lại thường khóc lóc vô cớ, ngay cả khi không muốn khóc. Ngoài ra, ở những người trầm cảm nặng, họ có xu hướng thu mình, cô lập bản thân, không tham gia hoạt động xã hội.

2. Mất hứng thú, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống

Tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên, hầu như người bị trầm cảm nặng không có hứng thú với bất kỳ việc gì. Họ không tìm được niềm vui ở những hoạt động trước đây mình từng rất thích thú. Họ mất hứng thú trong sinh hoạt, công việc cũng như quan hệ thường ngày.

3. Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Đây cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm nặng đặc trưng, thường gặp ở những người rối loạn trầm cảm nặng. Một số người gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, không thể ngủ ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, thường dậy lúc 4 – 5 giờ sáng.

Trong khi đó, một số khác lại than phiền rằng mình ngủ quá nhiều. Lúc nào cũng rơi vào trạng thái trầm buồn, u uất, hầu hết thời gian đều không thể tỉnh táo. Tình trạng này thường đi kèm với triệu chứng ăn nhiều.

4. Thay đổi khẩu vị, thay đổi cân nặng

Có khoảng 70% người bị rối loạn trầm cảm nặng có biểu hiện ăn không ngon. Cảm giác chán nản, không muốn ăn thường kèm theo biểu hiện sụt cân, cân nặng giảm nhanh chóng. Chỉ một số trường hợp có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường, thích ăn những thức ăn đặc biệt, nhất là đồ ngọt, hậu quả là tăng cân không kiểm soát.

Rất nhiều người bị trầm cảm nặng có dấu hiệu chán ăn, ăn uống không ngon miệng
Rất nhiều người bị trầm cảm nặng có dấu hiệu chán ăn, ăn uống không ngon miệng

5. Giảm khả năng tập trung, không có khả năng tự quyết

Khoảng 50% trường hợp than phiền suy nghĩ của họ quá chậm chạp không nhanh nhạy như trước đây. Khả năng tập trung rất kém, trí nhớ không tốt, không thể tập trung làm một việc gì đó, trong đầu toàn là những ý nghĩ vẩn vơ.

Điều này khiến họ trở nên lúng túng, do dự, không thể tự đưa ra quyết định. Để có thể quyết định, họ cần có sự giúp đỡ từ người khác.

6. Chậm chạp, trì trệ, phản ứng chậm

Suy nghĩ, lời nói, hành động trì trệ, chậm chạp cũng là dấu hiệu trầm cảm nặng xuất hiện ở nhiều người. Tình trạng này còn gọi là rối loạn tâm thần vận động. Khi được đặt câu hỏi, họ thường trả lời tương đối chậm, giọng đều đều, phải nhìn xa xăm một lúc lâu rồi mới đáp lời.

7. Căng thẳng, sợ hãi, lo âu quá mức

Người bị trầm cảm nặng thường có cảm giác lo âu quá mức. Đặc trưng bởi các biểu hiện như mạch nhanh, đánh trống ngực, nội tâm căng thẳng sợ hãi, cồn cào bao tử, đau dạ dày, buồn nôn.

Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải tình trạng tâm trạng khó chịu, dễ kích động. Họ thường dễ cáu kỉnh, phản ứng quá mức với những điều tưởng chừng nhỏ nhặt.

8. Mệt mỏi, cạn kiệt sức lực, mất năng lượng

Hầu hết người gặp rối nhiễu tâm lý, bị trầm cảm nặng thường có cảm giác mệt mỏi, chán nản, không còn sức lực. Hầu hết thời gian đều trong trạng thái uể oải, mất năng lượng, cạn kiệt sức lực, không muốn bắt đầu bất cứ việc gì. Cảm xúc này nghiêm trọng tồi tệ vào sáng sớm, sau đó mới dần giảm bớt.

9. Mặc cảm, tự ti, tự trách, cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức

Có hơn 50% người rối loạn trầm cảm nặng đánh giá thấp bản thân. Họ thường tự ti về ngoại hình, năng lực của bản thân, hay tự trách, tự dày vò và khuếch đại lỗi lầm nhỏ của mình. Thậm chí, một số trường hợp có thể xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, thấy xấu hổ, bẽ mặt, cho rằng người khác đang đánh giá xấu về mình.

10. Đau đớn không giải thích được, có suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát

Đau đầu, đau bụng, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu trầm cảm nặng xuất hiện ở nhiều người. Một số trường hợp có triệu chứng đau ngực, táo bón, thở nhanh, thở sâu, buồn nôn, chuột rút…

Người bị trầm cảm nặng thường có xu hướng tự tổn thương mình hoặc có ý nghĩ tự sát
Người bị trầm cảm nặng thường có xu hướng tự tổn thương mình hoặc có ý nghĩ tự sát

Đặc biệt, người bị trầm cảm nặng thường có xu hướng tự dày vò, tự hại bản thân. Họ cho biết cảm giác rạch, khứa trên cơ thể hoặc nhịn ăn, cào cấu, giật tóc có thể khiến họ thoải mái, giảm đau khổ, căng thẳng.

Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp, người bị trầm cảm nặng có suy nghĩ về cái chết, lên kế hoạch tự sát hoặc đã tự sát. Có khoảng 1% người tự sát do trầm cảm trong 12 tháng khi xuất hiện các rối loạn tâm lý.

Cần làm gì khi có dấu hiệu trầm cảm nặng?

Trầm cảm nặng là giai đoạn nghiêm trọng của trầm cảm, khó giải quyết dứt điểm. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, người bị trầm cảm sẽ khó vực dậy, thậm chí có thể xuất hiện ý định tự sát hoặc thực hiện hành vi tự sát.

Khi bạn hoặc người thân có dấu hiệu trầm cảm nặng, có thể xử lý theo các bước dưới đây:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Trầm cảm nặng ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ. Chúng ta cần có sự can thiệp hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để cải thiện tình trạng này:

  • Liên hệ với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý: Đặt lịch hẹn với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được đánh giá chuẩn xác và nhận được tư vấn chuyên môn. Sau đó, bác sĩ/chuyên gia sẽ đưa ra kế hoạch trị liệu phù hợp.
  • Tư vấn tâm lý: Một đơn vị, trung tâm hoặc tổ chức có dịch vụ tư vấn tâm lý cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình đẩy lùi trầm cảm.

2. Áp dụng biện pháp cải thiện chuyên sâu

Sau khi tham vấn tâm lý, tùy vào mức độ trầm cảm mà bạn sẽ được hỗ trợ cải thiện bằng biện pháp phù hợp. Thường là:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần được dùng phổ biến để giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện các vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua hay thay đổi liều lượng thuốc.
  • Tham gia liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý phù hợp với tình trạng trầm cảm nặng là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp tương tác cá nhân. Hai liệu pháp này có thể kết hợp cùng nhau để trị liệu tâm lý cho người có dấu hiệu trầm cảm nặng.
Các trị liệu tâm lý sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các vấn đề về tâm lý
Các trị liệu tâm lý sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các vấn đề về tâm lý

3. Thay đổi lối sống, nhận thức cá nhân

Việc có thể vượt qua cơn trầm cảm hay không phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân của mỗi người. Người gặp rối loạn tâm lý nên cố gắng suy nghĩ tích cực và thay đổi lối sống bằng cách:

  • Tập thể dục đều đặn bằng cách đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya
  • Học cách bỏ ngoài tai những lời nói, đánh giá tiêu cực của người khác
  • Yêu bản thân nhiều hơn, tìm kiếm niềm vui cho riêng mình…

4. Tạo kết nối xã hội

Song song với việc điều chỉnh theo hướng dẫn của chuyên gia, bạn cũng nên cố gắng tạo kết nối xã hội. Tốt nhất nên:

  • Giao lưu với bạn bè, người thân, tìm sự hỗ trợ, quan tâm, động viên từ họ để thấy bớt cô đơn
  • Tham gia các hoạt động xã hội, nhất là hoạt động thiện nguyện
  • Học cách quản lý stress thông qua thiền, yoga, hít thở sâu
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện…

Khi có các dấu hiệu trầm cảm nặng, cách tốt nhất là bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm. Nếu cảm thấy không an toàn, có suy nghĩ tự tử, có thể gọi cho đường dây nóng hỗ trợ tâm lý hoặc thông báo cho người thân, bạn bè để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì: Cách chữa & phòng tránh

Trầm cảm tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm lý, xảy ra phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 10 -...

Có 7% trẻ em và trẻ vị thanh niên trên thế giới mắc rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên: Điều cần biết

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên rất phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng, thường xuyên...

Trầm cảm theo mùa là loại rối loạn cảm xúc xảy ra vào một thời điểm cố định trong năm
Trầm cảm theo mùa (SAD): Biểu hiện cách khắc phục, phòng ngừa

Trầm cảm theo mùa là một loại rối loạn cảm xúc diễn ra theo mùa. Các biểu hiện của loại rối loạn trầm cảm này...

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là loại rối loạn tâm thần bao gồm cả rối loạn lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và điều trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp. Đặc trưng bởi tình trạng...