Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng, có thể do áp lực căng thẳng, do môi trường học tập ồn ào, chật chội ảnh hưởng đến khả năng tập trung, do nội dung học tập kém hứng thú hoặc do trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe… Việc xác định được nguyên nhân khiến con mất tập trung là cần thiết để đưa ra giải pháp hỗ trợ, khắc phục phù hợp. 

Nguyên nhân con mất tập trung khi học

Trẻ con nhiều năng lượng, thường rất hiếu động, khó tập trung khi ngồi một chỗ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con mất tập trung khi học. Tình trạng này cần được khắc phục cải thiện để tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ.

Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố
Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố

Các nguyên nhân con mất tập trung khi học có thể kể đến như:

  • Bài học không hứng thú: Bài học quá dễ hoặc quá khó, không phù hợp với sở thích của bé. Trẻ không có cảm giác thích thú đối với việc học, có cảm giác việc học quá nhàm chán hoặc quá khó khăn.
  • Môi trường học tập không phù hợp: Trẻ dễ mất tập trung khi môi trường học tập nhiều tiếng ồn, xung quanh nhiều thiết bị điện tử, ánh sáng đèn bàn không thoải mái…
  • Áp lực và căng thẳng quá mức: Stress, căng thẳng do học tập, do các mối quan hệ với bạn bè, xung đột với gia đình, thầy cô cũng là nguyên nhân khiến con mất hứng thú, mất tập trung vào việc học.
  • Thiếu động lực: Trẻ không hiểu được ý nghĩa của việc học, kết quả học tập không tốt, không có sự khích lệ từ gia đình, không có động lực phấn đấu dễ chán nản, mất tập trung trong học tập.
  • Vấn đề về sức khỏe: Trẻ thiếu ngủ, mất ngủ, chế độ ăn uống không hợp lý, con mắc bệnh lý thể chất hoặc rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu…
  • Nguyên nhân khác: Ba mẹ tranh cãi, ly hôn, mất người thân, mất đồ vật con vật yêu thích, trẻ không được vận động thể chất đúng mức, trẻ mê game, mê các chương trình tivi không có hứng thú với việc học…

Ngoài ra, trong một số trường hợp, ở trẻ lớn, con có thể mất tập trung khi học do yêu sớm, bạn bè rủ rê sử dụng chất kích thích, chơi trò chơi điện tử, nghiện game online, nghiện mạng xã hội (facebook, tiktok…), theo đuổi thần tượng…

Biểu hiện mất tập trung khi học ở trẻ

Biểu hiện mất tập trung khi học ở trẻ sẽ có sự khác biệt theo độ tuổi. Nếu ba mẹ không thường xuyên theo dõi, khuyến khích con trong quá trình học tập, sẽ rất khó nhận biết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mất tập trung khi học:

  • Hay mơ màng, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh
  • Khó khăn trong việc hoàn thành bài tập
  • Gặp khó khăn trong việc lắng nghe khi được hướng dẫn
  • Thường xuyên lắc lư, gõ chân, ngồi không yên trên ghế khi học
  • Hay quên đồ dùng học tập, không gian học tập lộn xộn không ngăn nắp
  • Thường thở dài chán nản, không vui vẻ khi ngồi vào bàn học
  • Kết quả học tập giảm sút hơn so với thời điểm trước
  • Mất nhiều thời gian cho việc làm bài tập và nhớ bài
  • Tính cách thất thường, hay buồn rầu, dễ cáu gắt, nổi giận không rõ nguyên nhân.

→Xem thêm: Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Con mất tập trung khi học có phải là bệnh không?

Nếu trẻ chỉ đơn thuần là mất tập trung, tình trạng này mới xuất hiện, không có thêm các biểu hiện bất thường khác thì có thể do việc học không khiến con hứng thú, bài học quá khó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có hành vi bốc đồng, có nhiều biểu hiện lạ thì rất có thể con đã mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Trẻ mất tập trung, không thể ngồi yên một chỗ có thể là biểu hiện của ADHD
Trẻ mất tập trung, không thể ngồi yên một chỗ có thể là biểu hiện của ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mất tập trung, kết quả học tập kém hơn các bạn cùng trang lứa. Biểu hiện như sau:

+Triệu chứng giảm chú ý:

  • Dễ bị phân tâm, hay bỏ qua những chi tiết quan trọng
  • Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung
  • Không lắng nghe khi được nói chuyện trực tiếp
  • Thường xuyên làm mất đồ dùng học tập, vật dụng cần thiết
  • Gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập
  • Không làm theo hướng dẫn, không thực hiện được nhiệm vụ dù được hướng dẫn cụ thể, chi tiết
  • Có thể bỏ sót các công việc hàng ngày, gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian.

+ Triệu chứng tăng động:

  • Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo
  • Gần như không thể ngồi yên một chỗ
  • Khó khăn khi tham gia trò chơi đòi hỏi tập trung, kiên nhẫn
  • Tay chân lắc lư, cử động liên tục

+Biểu hiện bốc đồng:

  • Trả lời ngay khi người khác chưa đặt xong câu hỏi
  • Ngắt lời, chen ngang câu chuyện của người khác
  • Chen hàng, thiếu kiên nhẫn, dễ bực tức khi phải chờ đợi
  • Suy nghĩ, lời nói, hành vi bốc đồng, không lường trước hậu quả
  • Nóng giận vô cớ, có hành vi bạo lực, có thể la hét, cào cấu để thể hiện sự giận dữ…

Cách khắc phục khi con mất tập trung khi học

Trước hết, để giúp con tăng khả năng tập trung, bạn cần xác định được nguyên nhân con mất tập trung khi học. Tốt nhất nên ngồi xuống cùng con từ từ trao đổi, nói chuyện, khai thác các vấn đề con đang gặp phải, từ đó giúp con đưa ra giải pháp, lời khuyên sao cho phù hợp.

Một số cách giúp con tăng khả năng tập trung khi học có thể kể đến như:

1. Giúp con chia nhỏ nhiệm vụ

Trẻ có thể tăng cường khả năng tập trung khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện. Vì thế, để giúp con tăng tập trung, có hứng thú học tập, ba mẹ nên chia bài tập của con thành các mục nhỏ và khuyến khích trẻ hoàn thành.

Có thể dạy trẻ áp dụng phương pháp Pomodoro. Ở phương pháp này, trẻ cần tập trung học 25 phút và nghỉ ngơi 5 phút, sau đó tiếp tục tập trung và nghỉ ngơi xen kẽ. Làm việc theo khối giờ, biết cách xây dựng thời gian biểu và ứng dụng quản lý thời gian sẽ hỗ trợ tích cực cho việc học của con.

2. Tạo môi trường học tập thoải mái

Một môi trường học tập thoải mái sẽ giúp trẻ dễ tập trung hơn. Trước hết, cần chọn bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ và đảm bảo các yếu tố sau:

  • Không gian học tập yên tĩnh, không gần tivi, thiết bị điện tử
  • Ánh sáng đèn học phù hợp, không quá sáng cũng không quá tối
  • Không gian học tập gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc tươi sáng.
Môi trường học tập yên tĩnh thoải mái giúp con tăng cường sự tập trung
Môi trường học tập yên tĩnh thoải mái giúp con tăng cường khả năng tập trung

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý đến bài vở của trẻ. Giảm bớt bài tập khi thấy trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng quá tải. Dạy trẻ các kỹ năng thư giãn như hít thở sâu, thiền.

3. Khích lệ, tạo động lực cho trẻ

Trẻ có thể thiếu tập trung cho không có động lực học tập. Trước tiên cần cho trẻ thấy giá trị của việc học, lợi ích khi trẻ học tập tốt. Cũng cần cùng trẻ đặt mục tiêu rõ ràng và thiết thực cho việc học tập.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên:

  • Đặt ra phần thưởng mục tiêu nằm trong khả năng để khích lệ trẻ cố gắng. Chẳng hạn như món quà nhỏ trẻ yêu thích, chuyến đi chơi cùng gia đình…
  • Dùng lời nói khen ngợi trẻ khi con biết nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, cần khen đúng cách, đúng chỗ, lời khen cần chi tiết để trẻ biết mình được khen ngợi vì điều gì.

4. Biện pháp hỗ trợ khác

Để cải thiện tình trạng con mất tập trung khi học, ba mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Giúp trẻ xây dựng thói quen lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dưỡng chất
  • Cùng con tham gia các hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe
  • Ngồi xuống, tâm sự nhiều hơn với trẻ, tìm cách tạo ra không gian phát triển lành mạnh

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng đôi khi liên quan đến hội chứng ADHD – rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc tăng động giảm chú ý, ba mẹ nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Phương pháp can thiệp

Trẻ chậm nói là một trong các vấn đề hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và toàn xã...

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay
Trầm cảm tuổi học đường: Thực trạng báo động và giải pháp

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm ở độ tuổi dưới 13 từ 0.3...

Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là rối loạn thần kinh khá phổ biến, đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức, giảm...

Các triệu chứng trầm cảm kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống
Người trầm cảm có tự khỏi được không? Điều cần biết

"Người bị trầm cảm có tự khỏi không, không điều trị có sao không?" là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, theo các chuyên...