Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đúng phương pháp

Cần có cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý phù hợp để tăng cường khả năng tập trung, giúp trẻ được hỗ trợ tích cực để phát triển tốt về mặt tư duy, trí tuệ. Có rất nhiều phương pháp và nguyên tắc mà ba mẹ cần ghi nhớ khi con thường xuyên có biểu hiện mất tập trung và chú ý. 

10 Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trẻ mất tập trung giảm chú ý thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, con dễ bị phân tâm, không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc bài tập được giao, dường như không thể nghe hoặc thực hiện theo các hướng dẫn… Điều này khiến kết quả học tập của trẻ kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ mất tập trung giảm chú ý cần được dạy dỗ đúng cách để bắt kịp bạn bè
Trẻ mất tập trung giảm chú ý cần được dạy dỗ đúng cách để phát triển toàn diện

Dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đòi hỏi phải có phương pháp và nguyên tắc phù hợp. Dưới đây là một số cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả:

1. Xây dựng thời gian biểu khoa học

Trẻ mất tập trung giảm chú ý khó tập trung vào nhiệm vụ. Trẻ gặp khó khăn cho việc sắp xếp, tổ chức công việc, luôn liên tục thay đổi nhiệm vụ hoặc hoạt động. Tuy nhiên, trẻ có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ nhỏ mà con dự đoán được. Vì vậy, việc xây dựng thời gian biểu khoa học sẽ giúp con nắm bắt được những điều mình cần làm.

Cách dạy trẻ xây dựng khả năng tổ chức:

  • Đơn giản hóa lịch trình, tránh sắp xếp quá nhiều hoạt động
  • Cố gắng sắp xếp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, có tổ chức
  • Thiết lập các thói quen đơn giản, dễ đoán

2. Giúp trẻ chia nhỏ các nhiệm vụ

Trẻ mất tập trung giảm chú ý thường có khả năng chú ý kém, không thể tập trung quá lâu. Do đó, thay vì đặt ra những nhiệm vụ lớn, ba mẹ hãy chia công việc thành các mục tiêu nhỏ, dễ hoàn thành, mang tính thử thách để con thấy hứng thú hơn với nhiệm vụ tiếp theo.

Cách thực hiện: 

  • Chia nhỏ bài tập của trẻ, đặt phần thưởng tương ứng khi con hoàn thành 1 phần bài tập
  • Chia nhỏ các thói quen buổi sáng của con thành các công việc rời rạc
  • Thiết lập mã màu cho các công việc cụ thể để tăng hứng thú
  • Tổ chức trò chơi thi đấu dọn dẹp như đua xem ai dọn dẹp đồ chơi, quần áo, đồ dùng học tập nhanh nhất, thử thách gấp và cất gọn quần áo…

Việc tăng dần khả năng tập trung của con cần sự kiên nhẫn, nếu lúc đầu con chỉ tập trung được 3 giây, chúng ta sẽ đặt mục tiêu con tập trung được 5 giây, tăng lên 10 giây rồi 15 giây… Cứ nỗ lực từ từ từng bước, tuy chậm chạp nhưng cần mẫn rồi sẽ gặt hái quả ngọt.

→Xem thêm: Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

3. Tích cực khen ngợi và khích lệ trẻ

Những lời khen ngợi và sự khích lệ của ba mẹ sẽ là động lực mạnh mẽ để con thấy vui vẻ, phấn khích, tích cực nỗ lực cố gắng. Đừng ngần ngại trong việc khen ngợi vì những nỗ lực của con, ngay cả khi trẻ chưa đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, cần khen đúng lúc, đúng chỗ, không nên tán dương, ca tụng quá mức.

Khen ngợi đúng cách giúp tạo động lực để con nỗ lực cố gắng
Khen ngợi đúng cách giúp tạo động lực để con nỗ lực cố gắng

Gợi ý cách khen trẻ phù hợp:

  • Duy trì thái độ tích cực, cần đưa ra lời khen cụ thể, chân thực phù hợp với tình huống. Hạn chế lời khen mang tính chất chung chung, nên chỉ điểm con để trẻ biết được mình được khen vì điều gì.
  • Khen đúng nơi, đúng chỗ, không nên so sánh con với bạn khác như “con giỏi hơn bạn A, bạn B…”
  • Khen đúng việc, nếu con chưa đạt được kết quả tốt, không nên khen con giỏi quá mà cần động viên “ba/mẹ thấy con sắp làm được rồi, con cố gắng lên”…

4. Đưa ra hướng dẫn cụ thể, chi tiết

Một trong những cách dạy trẻ mất tập trung, giảm chú ý có khả năng ghi nhớ tốt là đưa ra hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong quá trình dạy trẻ. Hãy ghi ra những yêu cầu của mình đơn giản, ngắn gọn, đầy đủ, trên các miếng dán nhiều màu sắc hoặc dùng các loại kẹp giấy có hình ảnh bắt mắt.

Chẳng hạn, khi muốn con con làm bài tập, cần đưa ra nhiệm vụ cụ thể, con cần làm 1 bài toán, 1 bài văn trước 10 giờ tối. Sau đó, hướng dẫn con cách thực hiện chi tiết để con có thể dễ dàng thực hiện. Hoặc nếu trẻ nhỏ hơn, có thể đặt ra mục tiêu con cần thuộc 3 chữ cái, viết chữ a 5 lần trong 30 phút…

5. Trở thành người bạn đồng hành của trẻ

Trẻ mất tập trung giảm chú ý có tính cách khác biệt hơn với với những đứa trẻ khác. Để dạy trẻ, ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện, tương tác, trao đổi, trở thành người bạn đồng hành của con. Điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn, yên tâm, trở nên gần gũi và yêu thương ba mẹ hơn.

Khi con gõ, hãy gõ cùng con, khi con thích chạy, hãy chạy cùng con… Hãy chạm vào tâm hồn của con, con sẽ mở lòng và đón nhận thế giới cùng ba mẹ. Dần dần con sẽ cải thiện được các hành vi rối loạn, muốn kết nối với mọi người, quan tâm hơn đến thế giới xung quanh và biết cách dần điều chỉnh hành vi của mình.

6. Giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung qua trò chơi

Các trò chơi có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý giải tỏa năng lượng, tăng khả năng tập trung. Mẹ có thể khuyến khích, tạo điều kiện để con tham gia các trò chơi sáng tạo, trò chơi tăng khả năng tập trung.

Đánh cờ có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung
Đánh cờ có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung

Một số trò chơi cho trẻ mất tập trung, giảm chú ý:

  • Trò chơi sáng tạo: Vẽ, cắt dán, điêu khắc, viết, kể chuyện sáng tạo, diễn kịch
  • Trò chơi tập trung: Ghép hình, giải mã mê cung, giải mã rubik, xếp hình tháp và lâu đài, lắp ráp mô hình…
  • Trò chơi vận động: Vượt chướng ngại vật trong nhà, đá bóng, bóng chuyền hơi, nhảy trên tấm bạt lò xo, nhảy dây, lắc vòng, đuổi bắt, đạp xe đạp…

7. Sử dụng kỹ thuật Pomodoro

Phương pháp pomodoro là phương pháp quản trị thời gian giúp nâng cao tối đa sự tập trung, áp dụng được cho cả người lớn lẫn trẻ em. Phương pháp này như sau:

  • Chọn công việc mình làm
  • Đặt thời gian cụ thể, có thể từ 20 – 25 phút
  • Làm việc cho đến hết thời gian đặt ra
  • Nghỉ giải lao 5 phút
  • Sau 4 lần nghỉ giải lao thì có 1 đợt nghỉ dài từ 15 – 20 phút tùy công việc.

Đối với trẻ em, chúng ta có thể thực hiện phương pháp này. Nếu ban đầu, trẻ chỉ tập trung được 5 phút, chúng ta đặt thời gian là 5 phút, sau đó cho trẻ nghỉ ngơi, giải lao rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tăng dần thời gian mục tiêu để rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng tập trung của trẻ.

8. Thiết lập nguyên tắc ứng xử phù hợp

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc tuân theo các nguyên tắc. Vì vậy, ba mẹ nên thiết lập các nguyên tắc, quy tắc nhất quán, phù hợp để trẻ tuân theo.

Đầu tiên, cần bắt đầu với các quy tắc cư xử trong gia đình. Quy tắc phải rõ ràng, cụ thể và đơn giản. Với trẻ biết đọc, có thể viết ra các quy tắc, treo ở nơi mà con có thể đọc được. Ba mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, do đó, ba mẹ cần tuân thủ thực hiện thì việc dạy dỗ trẻ mới có hiệu quả.

9. Giải thích về các hành vi tiêu cực của trẻ

Trẻ cần hiểu về các hành vi tiêu cực của mình thì mới biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp. Khi trẻ có hành vi tiêu cực, nên đợi con bình tĩnh rồi nhẹ nhàng nói chuyện, giải thích để con hiểu rõ sai lầm của mình. Việc đánh mắng, dùng đòn roi với trẻ dễ gây phản tác dụng, khiến trẻ nảy sinh hành vi chống đối.

Cần phạt con đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách. Một số hình phạt cho trẻ có thể kể đến như:

  • Phạt con không được xem chương trình tivi yêu thích
  • Tịch thu món đồ chơi mà con yêu thích
  • Phạt con nhặt đậu, làm việc nhà, chép phạt
  • Phạt con ngồi một chỗ hoặc đứng một chỗ…

10. Tạo thói quen lành mạnh

Khi dạy trẻ mất tập trung, giảm chú ý, ba mẹ nên tập trung vào sở thích của con và điều chỉnh để tạo sự liên kết giữa sở thích cá nhân với việc học tập. Đồng thời, cũng cần giáo dục cho con các thói quen sống lành mạnh để con phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.

Thói quen học tập nên được rèn luyện từ sớm để trẻ tự giác hơn trong việc học
Thói quen học tập nên được rèn luyện từ sớm để trẻ tự giác hơn trong việc học

Các thói quen tốt cho trẻ mất tập trung, giảm chú ý:

  • Thói quen học tập: Cần có lịch học cố định hàng ngày, cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi.
  • Thói quen sinh hoạt: Trẻ cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn.
  • Thói quen quản lý thời gian: Cần lập kế hoạch, thời gian biểu, xác định nhiệm vụ và hoàn thành đúng mục tiêu.
  • Thói quen tự kiểm soát: Dạy trẻ cách nhận biết, kiểm soát cảm xúc của mình, khuyến khích trẻ tự điều chỉnh, tự đánh giá và cải thiện.

Nguyên tắc và kỷ luật trong việc dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình dạy trẻ, ba mẹ cần thiết lập các nguyên tắc và chú ý đến tính kỷ luật. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng tập trung, nâng cao kết quả học tập.

Nguyên tắc khi dạy trẻ:

  • Nhất quán trong phương pháp và cách tiếp cận
  • Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh nóng vội
  • Khen ngợi, khích lệ trẻ đúng lúc, đúng nơi, đúng cách
  • Đưa ra mục tiêu cụ thể, kế hoạch rõ ràng, chỉ dẫn chi tiết
  • Thực hành đều đặn, duy trì hàng ngày

Kỷ luật trong quá trình dạy trẻ:

  • Thiết lập quy tắc học tập rõ ràng, đảm bảo trẻ hiểu và đồng ý với các quy tắc này
  • Kiểm soát môi trường học tập, đảm bảo không có yếu tố phân tâm
  • Giới hạn thời gian, tránh kéo dài quá mức
  • Tránh các hành phạt tiêu cực, gây ức chế tâm lý trẻ
  • Luôn lắng nghe, tôn trọng và quan tâm trẻ.

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đúng đắn, phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung, đạt được kết quả tích cực, khả quan trong quá trình học tập. Đối với những trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, ba mẹ cần hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn bao dung. Trẻ không hề mong muốn mình cũng không thể tự kiểm soát hành vi của mình. Hãy yêu thương, quan tâm con nhiều hơn ba  mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là rối loạn thần kinh khá phổ biến, đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức, giảm...

Trẻ tự kỷ bẩm sinh
Trẻ tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và hướng can thiệp

Rất khó để phát hiện trẻ tự kỷ bẩm sinh ngay từ những giai đoạn đầu đời, bởi các dấu hiệu thường chưa bộc lộ...

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Phòng ngừa bạo lực học đường: Vấn đề của toàn xã hội

Môi trường học đường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trường học văn minh thì xã...

Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì: Cách chữa & phòng tránh

Trầm cảm tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm lý, xảy ra phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 10 -...