Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ, gây khó khăn trong việc học tập, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội, dễ bị bạn bè cô lập, xa lánh. 

Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit – Hyperactivity Disorder, ADHD) là một rối loại rối loạn sinh học thần kinh ở trẻ. Đặc trưng bởi các biểu hiện như thường xuyên mất tập trung, dễ bị phân tâm, hiếu động quá mức, thường xuyên chạy nhảy leo trèo, không thể ngồi yên, đứng yên, có hành động bốc đồng, phản ứng quá mức không phù hợp với tình huống…

Tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người
Tăng động giảm chú ý không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn

Với thắc mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có chữa được không, các chuyên gia cho biết, loại rối loạn này ở trẻ là không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bản chất của tăng động giảm chú ý là rối loạn thần kinh não bộ. Không có biện pháp để trị dứt điểm, chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu ADHD được phát hiện và can thiệp điều trị ở giai đoạn sớm, trẻ sẽ ít chịu ảnh hưởng của ADHD, sớm hòa nhập với thế giới xung quanh, có cuộc sống không khác gì so với trẻ bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị, rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mục tiêu của việc điều trị hội chứng ADHD là kiểm soát tốt hành vi của trẻ. Giúp trẻ hòa nhập tốt với cộng đồng, xây dựng và cải thiện mối quan hệ với thầy cô bạn bè. Đồng thời đạt được hiệu suất trong học tập, sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác.

→Xem thêmRối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm

Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ không thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ trầm cảm, tự tử ở trẻ. Tăng động giảm chú ý cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

ADHD ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ
ADHD ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Việc chủ quan, không điều trị, cho rằng điều trị cũng không mang lại hiệu quả có thể khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng. Nếu không được kiểm soát tốt, ADHD có thể gây ra các ảnh hưởng sau:

  • Làm giảm sút kết quả học tập, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển trí tuệ
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, có nguy cơ bị cô lập, xa lánh
  • Có xu hướng phát triển tính cách bạo lực khi trưởng thành
  • Tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn hành vi chống đối
  • Dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như sử dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện…
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
  • Trẻ đôi khi có hành vi tự ngược đãi chính mình, gây hại người xung quanh hoặc tự tử…

Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Khi trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Tùy vào tình trạng, mức độ của trẻ mà bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ kiểm soát triệu chứng, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể kể đến như:

  • Liệu pháp hóa dược: Sử dụng thuốc hướng thần, thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin, thuốc chống trầm cảm, chất đồng vận alpha 2-Adrenergic…
  • Tâm lý trị liệu: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý…

Mặc dù với thắc mắc tăng động giảm chú ý chữa được không, câu trả lời là không chữa được dứt điểm, nhưng ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trẻ mắc hội chứng ADHD có thể có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác nếu chúng ta sớm phát hiện, kiên trì đồng hành cùng con trong quá trình trị liệu.

Trẻ được trị liệu đúng cách và được giáo dục tốt hoàn toàn có thể phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Trong quá trình điều trị tăng động giảm chú ý cho con cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Đồng thời cũng cần sự kiên nhẫn, bao dung có nguyên tắc và nỗ lực của ba mẹ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà

Gia đình, đặc biệt là ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Ngoài việc áp dụng tốt phương pháp trị liệu của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, cần có biện pháp hỗ trợ trẻ tại nhà phù hợp.

Ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trị liệu của con
Ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trị liệu của con

Cách chăm sóc, giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà:

  • Cùng trẻ xây dựng và duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao. Có thể chọn các bộ môn như tập yoga, bơi lộ, chạy bộ, đạp xe đạp…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối dưỡng chất, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột, chất phụ gia, đường tinh chế
  • Giúp trẻ xây dựng nề nếp sinh hoạt, lên thời gian biểu, sắp xếp công việc cần làm mỗi ngày theo thứ tự
  • Cùng trẻ chơi các trò chơi gia tăng sự tập trung, hạn chế cho con sử dụng tivi, máy tính, thiết bị điện tử…
  • Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh để trẻ thức khuya, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tích cực kết nối, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của con.

Như vậy với thắc mắc “tăng động giảm chú ý chữa được không?” hẳn bạn đã có câu trả lời phù hợp. Mặc dù không thể trị dứt điểm hoàn toàn nhưng các triệu chứng của ADHD có thể kiểm soát đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có rất nhiều người đàn ông chỉ yêu bản thân và luôn lý tưởng hóa hình ảnh bản thân mình
Người đàn ông chỉ biết yêu bản thân mình – Coi chừng ái kỷ!

Yêu bản thân mình không có gì là xấu. Tuy nhiên, nếu yêu bản thân đến mức say mê, luôn muốn người khác tán dương,...

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ chính là nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm, mới khởi phát trầm...

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Phòng ngừa bạo lực học đường: Vấn đề của toàn xã hội

Môi trường học đường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trường học văn minh thì xã...

Căng thẳng lo âu kéo dài, quá mức so với thực tế là triệu chứng đặc trưng của GAD
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Triệu chứng và phác đồ điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là dạng thường gặp của rối loạn lo âu, thuộc nhóm rối loạn tâm thần. Người mắc rối loạn...