Mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm. Các nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trầm cảm và thiếu ngủ, mất ngủ. Mất ngủ là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm có thể gây ra tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm rối loạn khí sắc. Có 3 biểu hiện đặc trưng ở người trầm cảm gồm: Khí sắc trầm, nét mặt buồn bã, mất hoặc giảm hứng thú và mất năng lượng. Trong khi đó, mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ được thể hiện bởi tình trạng thời lượng và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm
Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm

Có mối liên quan mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm. Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, có khoảng 60% người trưởng thành khó ngủ, mất ngủ gặp phải các triệu chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Những người khó ngủ (thậm chí chỉ khó ngủ 2 đêm một tuần) có triệu chứng trầm cảm cao hơn những người có chất lượng giấc ngủ đảm bảo.

Trong khi đó, có khoảng 50 – 90% người mắc trầm cảm thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ. Thậm chí nhiều người còn bị mất triền miên, ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt 1 tháng. Người bị trầm cảm thường gặp vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ là một trong những triệu chứng của trầm cảm. Ngược lại, người mất ngủ triền miên có nguy cơ trầm cảm cao hơn bình thường.

Mối liên hệ chồng chéo giữa trầm cảm và mất ngủ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Mất ngủ có thể gây trầm cảm, đồng thời trầm cảm cũng có thể gây mất ngủ. Vì thế, ngay khi có biểu hiện của một vấn đề như trầm cảm hoặc mất ngủ, bạn cần điều trị, khắc phục để ngăn ngừa vấn đề còn lại.

→Xem thêm: 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Nguyên nhân chứng trầm cảm gây mất ngủ

Cả trầm cảm và mất ngủ đều có liên quan đến yếu tố sinh lý và tâm lý. Đây là lý do mà giữa hai vấn đề này có một mối liên hệ hệ thống. Các nguyên nhân trầm cảm gây mất ngủ có thể kể đến như:

  • Rối loạn hóa chất não, bao gồm dopamine, serotonin và norepinephrine
  • Căng thẳng, lo lắng liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống
  • Sự mất cân bằng trong chu kỳ thức – ngủ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể
  • Sự thay đổi của mô hình giấc ngủ gồm giấc ngủ sâu là giấc ngủ REM
  • Ảnh hưởng của một số thuốc điều trị gây tác dụng phụ (mất ngủ)

Mất ngủ là nguyên nhân khởi phát, đồng thời cũng là yếu tố gây kéo dài tình trạng trầm cảm. Trong khi đó, trầm cảm gây rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm lý, gây rối loạn giấc ngủ, khiến tình trạng mất ngủ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.

Mất ngủ và trầm cảm đồng thời có đáng lo ngại?

Việc mắc đồng thời trầm cảm và mất ngủ là vấn đề rất nghiêm trọng. Mất ngủ là nguyên nhân chính khiến não bộ suy kiệt, dẫn đến các rối loạn về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu. Việc mắc đồng thời mất ngủ và trầm cảm rất đáng báo động, cần có sự quan tâm kịp thời và đúng mức.

Trầm cảm mất ngủ rất nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần
Trầm cảm mất ngủ rất nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần

Mức độ nghiêm trọng của trầm cảm mất ngủ:

  • Tăng nguy cơ trầm trọng của mỗi tình trạng, mất ngủ có thể khiến triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng, ngược lại trầm cảm có thể khiến người bệnh mất ngủ kéo dài
  • Tác động xấu đến sức khỏe thể chất, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như tiểu đường, tim mạch, rối loạn lo âu
  • Mất ngủ làm giảm hiệu quả của việc điều trị trầm cảm, đồng thời việc sử dụng một số thuốc điều trị trầm cảm có thể gây mất ngủ
  • Làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, khả năng học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội
  • Làm tăng nguy cơ, rủi ro tự tử, tỷ lệ tự tử thường cao hơn khi hai tình trạng này cùng xảy ra.

Cách xử lý khi mất ngủ chưa có dấu hiệu trầm cảm

Khi bạn bị mất ngủ mà chưa có dấu hiệu trầm cảm, nếu tình trạng mất ngủ chưa nghiêm trọng, chỉ mới xuất hiện trong vài tuần trở lại, có thể tự cải thiện giấc ngủ tại nhà. Một số biện pháp tự quản lý, vệ sinh giấc ngủ sẽ giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Tái thiết lập đồng hồ sinh học bằng cách cố định giờ ngủ – thức, kể cả ngày cuối tuần
  • Tạo môi trường ngủ tối, yên tĩnh, thoải mái, mát mẻ, sử dụng mền, gối phù hợp
  • Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để tránh ức chế sản xuất melatonin gây khó ngủ
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, thiền, yoga nhẹ nhàng
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh uống cà phê vào buổi chiều tối, tránh uống rượu trước khi đi ngủ
  • Duy trì việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tối nhất là vào buổi sáng để giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Nếu bị nhiễu loạn bởi suy nghĩ, nên thử viết ra những suy nghĩ ấy trước khi ngủ.

Trường hợp bạn bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần để được điều trị. Ngoài ra, mất ngủ có thể được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi cho mất ngủ (CBT-I) và các liệu pháp tâm lý khác.

Cách xử lý khi bị mất ngủ trầm cảm

Trầm cảm kèm theo mất ngủ là một vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp, điều trị và tiếp cận một cách toàn diện. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Đối với trầm cảm mất ngủ bạn nên:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia

Nên thăm khám bác sĩ tâm lý – tâm thần hoặc liên hệ với chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ. Điều trị trầm cảm có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện chức năng não bộ. Trầm cảm mất ngủ hiếm khi tự khỏi nếu không được can thiệp, trị liệu.

Trầm cảm mất ngủ rất nghiêm trọng, cần có sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý
Trầm cảm mất ngủ rất nghiêm trọng, cần có sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý

Chỉ khi thăm khám, bác sĩ, chuyên gia mới đánh giá được mức độ trầm cảm, xác định được nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Trầm cảm nếu được điều trị đúng cách có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

2. Phương pháp điều trị trầm cảm mất ngủ

Mất ngủ và trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc: Cần có sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc. Một số thuốc thường dùng là: Sertraline, Fluoxetin, Tricyclics, Mirtazapine, Trazodone…
  • Tâm lý trị liệu: Các liệu pháp tâm lý như liệu pháp tương tác cá nhân, liệu pháp nhận thức hành vi CBT thường được ứng dụng trong cải thiện trầm cảm, mất ngủ. Phương pháp này được đánh giá cao về mức độ an toàn, có thể giải quyết dứt điểm tình trạng mất ngủ, trầm cảm.
  • Liệu pháp y khoa: Trong một số trường hợp, người bị mất ngủ và trầm cảm có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng, thở áp lực dương CPAP, liệu pháp kích thích não không xâm lấn, liệu pháp sốc điện ECT…

3. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

Để hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất ngủ, bạn cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Có thể thực hiện bằng cách:

  • Giữ lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, cân bằng chế độ ăn uống
  • Ghi chép thời gian đi ngủ và thức dậy để theo dõi giấc ngủ
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu
  • Tạo môi trường ngủ thích hợp, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ
  • Giữ liên hệ với bạn bè, người thân và liên lạc với họ khi cần được giúp đỡ.

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm. Đặc biệt, khi hai tình trạng này xuất hiện đồng thời, bạn cần chủ động trong việc sắp xếp thời gian thăm khám để được chẩn đoán, can thiệp và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói và các biện pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý, chậm nói ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển liên quan đến bộ não, lúc này não bộ...

Bài test nên được thực hiện thường xuyên trong thai kỳ, nhất là khi mẹ bầu buồn bã chán nản kéo dài
Bài test trầm cảm khi mang thai giúp kiểm tra nhanh mức độ

Bài test trầm cảm khi mang thai là công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện trầm cảm và đánh giá mức độ...

Dựa trên triệu chứng và mức độ, trầm cảm được chia thành nhiều giai đoạn phát triển
Các giai đoạn phát triển của trầm cảm và điều cần biết

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, biểu hiện bởi các triệu chứng như giảm khí sắc, mất hứng thú,...

Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến, trung bình cứ 10 mẹ bầu sẽ có 1 người bị trầm cảm
Biểu hiện trầm cảm khi mang thai và những điều cần biết

Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện trầm cảm...