Tâm lý trị liệu là gì? Vai trò và các phương pháp hiện nay

Trên lâm sàng tâm thần học, ngoài liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý (còn gọi là tâm lý trị liệu) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tâm lý trị liệu phát triển vào những năm giữa thế kỷ 19, đến nay vẫn không ngừng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong chuyên ngành tâm học. 

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu còn gọi là tham vấn tâm lý, liệu pháp tâm lý, tư vấn tâm lý… Đây là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được ứng dụng để cải thiện các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Phương pháp điều trị này không dùng thuốc, được thực hiện bởi các nhà chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về não bộ và tâm lý.

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần

Theo một số tài liệu ghi chép, liệu pháp tâm lý xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Đến năm 1853 mới thật sự được nghiên cứu, phát triển và áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Phương pháp này chủ yếu sử dụng lời nói, các kỹ thuật trị liệu mang tính chuyên môn cao, đặc thù và các công cụ giao tiếp để kết nối nhà trị liệu và cá nhân gặp vấn đề tâm lý.

Mục tiêu chung của tâm lý trị liệu là cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp cá nhân có tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái, có thể vui vẻ tận hưởng cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra, mục tiêu của tâm lý trị liệu cũng chia thành các nhóm gồm:

  • Thuyên giảm triệu chứng
  • Cải thiện mối quan hệ
  • Phát triển kỹ năng ứng phó tình huống, giải quyết vấn đề

Vai trò của tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được áp dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần của cá nhân. Mục đích chính là khắc phục các khó khăn về tâm lý của người bệnh. Phương pháp điều trị này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đến nay vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Tâm lý trị liệu là một phần quan trọng của tâm lý học lâm sàng và tư vấn. Vai trò của phương pháp này như sau:

  • Hỗ trợ giải quyết vấn đề cá nhân: Thúc đẩy khả năng tự nhận thức, để cá nhân hiểu rõ hơn về mình. Đồng thời nhận diện các vấn đề tâm lý, tìm ra nguyên nhân và có các khắc phục phù hợp.
  • Cải thiện mối quan hệ: Hỗ trợ cá nhân trong việc giải quyết mâu thuẫn, biết cách xây dựng và cải thiện các mối quan hệ xã hội và gia đình.
  • Tăng cường sức khỏe tâm thần: Cân bằng cảm xúc và tăng cường sức khỏe tinh thần. Giúp cá nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, tự định hình giá trị và xác định lại mục tiêu của mình.
  • Phát triển cá nhân: Giúp cá nhân tự nhận thức, khám phá năng lực của bản thân, hiểu rõ hơn về mong muốn, khát vọng và khả năng của mình.
  • Tăng cường khả năng thích nghi: Giúp cá nhân thích nghi tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống.

Liệu pháp tâm lý thường giúp ích với các trường hợp như:

  • Trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu
  • Những cảm xúc khó khăn như tự ti, lòng tự trọng thấp, tội lỗi, tức giận đau buồn
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác như rối loạn nhân cách, đánh bạc bệnh lý…
  • Các sự kiện khó khăn trong cuộc sống như ly hôn, mất người thân, sang chấn tâm lý…

→Xem thêm: 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Các phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều liệu pháp tâm lý được áp dụng để hỗ trợ cải thiện các rối loạn sức khỏe tâm thần. Nhà trị liệu và cá nhân có thể thống nhất chọn một liệu pháp hoặc kết hợp nhiều liệu pháp cùng nhau.

1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là hình thức trị liệu ngắn hạn, kết hợp giữa nhận thức và hành vi nhằm giúp cá nhân hiểu rõ mối liên kết giữa hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Liệu pháp này thường được sử dụng để cải thiện trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn lưỡng cực, sang chấn tâm lý, tâm thần phân liệt…

Liệu pháp hành vi nhận thực được áp dụng rộng rãi trong trị liệu tâm lý
Liệu pháp hành vi nhận thức được áp dụng rộng rãi trong trị liệu tâm lý

Mục đích của liệu pháp:

  • Nhận diện suy nghĩ tiêu cực, cải thiện nhận thức
  • Thay đổi hành vi, cải thiện chức năng tình cảm
  • Phát triển kỹ năng đối mặt căng thẳng
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

2. Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT)

Liệu pháp tương tác cá nhân là hình thức trị liệu tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ của cá nhân trong hiện tại. Được thực hiện để khai thác, tìm kiếm các xung đột trong tâm lý của người bệnh. Từ đó giúp nhận diện, giải quyết mâu thuẫn, điều chỉnh hành vi, cảm xúc không lành mạnh và phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.

IPT thường được áp dụng trong cải thiện trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn lưỡng cực, xung đột trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, rối loạn tâm thần sau sang chấn… Mục tiêu của liệu pháp này gồm:

  • Giảm triệu chứng
  • Giải quyết mâu thuẫn, xung đột
  • Tăng cường khả năng thích nghi với thay đổi, mất mát
  • Thiết lập, cải thiện các mối quan hệ xã hội.

3. Liệu pháp phân tâm học

Liệu pháp phân tâm học (Psychoanalytic Therapy) là phương pháp trị liệu đi sâu vào tìm hiểu các suy nghĩ, cảm xúc nằm sâu trong tiềm thức, liên quan đến các trải nghiệm khổ đau trong quá khứ, ảnh hưởng đến hiện tại. Phương pháp này giúp cá nhân hiểu rõ các xung đột vô thức trong nội tâm, giải quyết các vấn đề chưa được can thiệp chịu ảnh hưởng từ quá khứ.

Phân tâm học là liệu pháp tâm lý trị liệu đi sâu vào giải quyết các ảnh hưởng của quá khứ đến hành vi, cảm xúc hiện tại
Phân tâm học là liệu pháp tâm lý trị liệu khám phá các ảnh hưởng của quá khứ đến hành vi, cảm xúc hiện tại

Liệu pháp thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề như trầm cảm mạn tính, rối loạn nhân cách, chấn thương tâm lý, mâu thuẫn trong mối quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội… Liệu pháp phân tâm học khám phá vô thức thông qua liên tưởng tự do, phân tích giải mã giấc mơ và giải thích các hành vi vô thức.

4. Liệu pháp nhân văn

Liệu pháp nhân văn (Humanistic Therapy) là phương pháp trị liệu chú trọng vào việc cải thiện các suy nghĩ tiêu cực, sự tự ti, đánh giá thấp bản thân của cá nhân. Tập trung vào việc giúp cá nhân phát hiện sự những điều tốt đẹp ở họ, giúp họ tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, được thoải mái thể hiện bản thân.

Đặc điểm của liệu pháp nhân văn: 

  • Được xây dựng dựa trên niềm tin con người vốn tốt đẹp, nhấn mạnh vào điểm tích cực của cá nhân
  • Hỗ trợ cá nhân củng cố lòng tự trọng, khuyến khích phát triển khả năng của họ
  • Phát triển kỹ năng xây dựng, duy trì các mối quan hệ xã hội lành tập
  • Được áp dụng để cải thiện các vấn đề tâm lý như lòng tự trọng thấp, tổn thương, rối loạn hoảng sợ, sang chấn tâm lý, trầm cảm…

5. Liệu pháp gia đình

Liệu pháp gia đình (Family Therapy) còn gọi là liệu pháp hệ thống (Systemic Psychotherapy). Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ không đánh giá cá nhân một cách độc lập mà đánh giá toàn diện trong bối cảnh gia đình. Được thiết kế để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan đến gia đình.

Liệu pháp gia đình giúp cải thiện các vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện
Liệu pháp gia đình giúp cải thiện các vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện

Các trường hợp áp dụng:

  • Rối loạn hành vi ở trẻ: Rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn thách thức chống đối
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: Trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất gây nghiện…
  • Các vấn đề khác: Xung đột giữa các thành viên, mất người thân, ly hôn, mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái…

6. Liệu pháp tâm động học

Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy) là phương pháp trị liệu được thực hiện bằng cách trò chuyện, tiếp xúc để tìm hiểu ký ức tiềm thức của cá nhân. Liệu pháp này khá giống với liệu pháp phân tâm học nhưng chủ yếu tập trung nhận dạng các mô hình hành vi, cải thiện các mối quan hệ cá nhân, phát triển kỹ năng đối phó với xung đột.

Liệu pháp tâm động học chú trọng vào mối quan hệ của cá nhân với thế giới bên ngoài, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng đến hiện tại. Nhận diện, giải mã các mẫu hành vi cảm xúc không lành mạnh trong quá khứ, ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi ở hiện tại.

7. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi (Behavior Therapy) là một trong những liệu pháp được áp dụng phổ biến trong cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là rối loạn hành vi. Liệu pháp này tập trung nhận diện các mẫu hành vi lệch chuẩn, không lành mạnh và phát triển kỹ năng điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.

Tâm lý trị liệu với liệu pháp hành vi thường được áp dụng để cải thiện rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý
Tâm lý trị liệu với liệu pháp hành vi thường được áp dụng để cải thiện rối loạn hành vi ở trẻ

Liệu pháp hành vi (đặc biệt là liệu pháp ABA) được áp dụng để cải thiện các vấn đề như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn phổ tự kỷ… Liệu pháp hành vi dựa trên hành động, không bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý.

Các loại liệu pháp hành vi:

  • Phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
  • Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT)
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

8. Liệu pháp đi bộ nói chuyện

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện (Walking and Talking Therapy) là hình thức trị liệu mà nhà trị liệu và cá nhân sẽ vừa đi bộ vừa thảo luận về vấn đề tâm lý mà người được trị liệu gặp phải. Liệu pháp này vừa giúp tăng cường tiếp xúc thiên nhiên, vừa cải thiện sức khỏe thể chất và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý cho cá nhân.

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện không được áp dụng phổ biến như các liệu pháp khác. Thường thích hợp với người ít có thời gian tiếp xúc với thiên nhiên, mong muốn khai thác sức mạnh chữa lành từ thiên nhiên và có cuộc trò chuyện thoải mái, thay vì đến các không gian trị liệu truyền thống.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tâm lý trị liệu mang đến hiệu quả tốt cho việc cải thiện các vấn đề tâm lý cá nhân. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, được áp dụng tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng tâm lý của từng người.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài test rối loạn lo âu là công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu mà một người đang trải qua
Bài test rối loạn lo âu – Kiểm tra và đánh giá mức độ tại nhà

Các bài test rối loạn lo âu có thể giúp bạn sàng lọc, kiểm tra và đánh giá mức độ lo âu tại nhà, từ...

Liệu pháp đi bộ nói chuyện có thể giúp người được trị liệu cảm thấy thoải mái, dễ mở lòng hơn
Liệu pháp đi bộ và nói chuyện trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện là một trong những hình thức trị liệu được nhiều chuyên gia tâm lý áp dụng. Phương pháp...

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI 40 câu
Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ – Kiểm tra độ tự luyến

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ giúp kiểm tra độ tự luyến của một người. Chủ nghĩa ái kỷ là một thuật ngữ...

Mục tiêu của phương pháp này là giải quyết các xung đột trong tâm thức
Liệu pháp phân tâm học là gì? Áp dụng khi nào?

Liệu pháp phân tâm học là liệu pháp trị liệu tâm lý đặc biệt phù hợp với các tình trạng rối loạn loạn tâm thần...