Liệu pháp phân tâm học là gì? Áp dụng khi nào?
Liệu pháp phân tâm học là liệu pháp trị liệu tâm lý đặc biệt phù hợp với các tình trạng rối loạn loạn tâm thần liên quan đến những sự kiện sang chấn xảy ra trong quá khứ. Liệu pháp này tập trung vào việc khám phá các yếu tố vô thức trong tâm trí, giúp giải quyết các xung đột nội tâm, cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Liệu pháp phân tâm học là gì?
Liệu pháp phân tâm học (Psychoanalytic Therapy) là phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để khám phá các suy nghĩ, hành vi, cảm xúc nằm sâu trong tiềm thức, liên quan đến quá khứ. Các vấn đề từng gây ra những trải nghiệm đau khổ và rối loạn tâm lý, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hiện tại của cá nhân.
Từ đó giúp cá nhân hiểu rõ và giải quyết các xung đột vô thức trong nội tâm, vượt qua các chấn thương tâm lý. Phát triển khả năng tự nhận thức và điều chỉnh, thay đổi suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực. Thông qua đó giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tâm lý khi vấn đề gốc rễ được giải quyết.
Liệu pháp phân tâm học được phát triển bởi Sigmund Freud. Ông được xem là người đầu tiên sáng lập ra liệu pháp này. Đến nay, phần lớn công trình nghiên cứu của ông vẫn giữ được ảnh hưởng lớn đối với tâm lý trị liệu.
Nội dung của liệu pháp phân tâm học
Liệu pháp phân tâm học còn gọi là liệu pháp phân tích tâm lý. Đây là hình thức trị liệu chuyên sâu với tâm thức nhằm khám phá, tiếp cận các suy nghĩ, cảm xúc, hành vi nằm sâu trong tiềm thức của cá nhân.
1. Mục tiêu trị liệu
Mục tiêu trị liệu của phương pháp này là giúp cho cá nhân hiểu rõ bản thân. Khám phá những vấn đề trong quá khứ, từ đó giải quyết các xung đột tâm lý vô thức và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Mục tiêu chính của phương pháp phân tâm học:
- Giúp cá nhân nhận biết, hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc, ký ức, xung đột nằm trong vô thức
- Giải quyết các xung đột nội tâm và các vấn đề chưa được giải quyết từ quá khứ
- Xử lý và vượt qua các chấn thương tâm lý trong quá khứ
- Cải thiện các mối quan hệ của cá nhân ngoài đời thực, trong hiện tại
- Tăng cường khả năng tự nhận thức, hiểu rõ bản thân, khuyến khích sự tự tin, tự chấp nhận
- Giúp cá nhân thay đổi hành vi, cách tiếp cực tiêu cực, giảm lo âu, trầm cảm
- Phát triển kỹ năng đối phó, chiến lược giải quyết vấn đề và kỹ năng quản lý, điều chỉnh cảm xúc.
2. Thời gian trị liệu
Thời gian trị liệu thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Các buổi trị liệu thường diễn ra từ 1 – 3 lần/tuần. Thực tế, thời gian trị liệu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Vấn đề tâm lý của người được trị liệu
- Mục tiêu trị liệu
- Tần suất các buổi trị liệu
- Phản ứng của cá nhân với liệu pháp
3. Ứng dụng của liệu pháp phân tâm học
Liệu pháp phân tâm học đào sâu vào quá khứ của cá nhân nhằm cung cấp những thông tin phục vụ cho quá trình cải thiện, điều chỉnh trong hiện tại. Liệu pháp này đặc biệt thích hợp đối với các vấn đề như:
- Trầm cảm
- Rối loạn nhân cách
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn cảm xúc hoặc sang chấn
- Vấn đề nhận dạng bản thể
- Ám ảnh
- Hành vi tự hủy hoại bản thân
- Vấn đề về các mối quan hệ liên cá nhân
- Vấn đề về tình dục…
4. Đặc điểm của liệu pháp phân tâm học
Psychoanalytic Therapy là phương pháp tập trung vào việc khám phá các yếu tố vô thức trong tâm trí con người. Phương pháp này có những đặc điểm chính như sau:
- Chú trọng vào quá khứ, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu, các quan hệ trong quá khứ
- Khám phá vô thức thông qua phân tích giấc mơ, liên tưởng tự do, giải thích các hành vi vô thức
- Quá trình dài hạn, thời gian trị liệu có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm
- Mối quan hệ giữa nhà trị liệu và bệnh nhân đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trị liệu.
5. Kỹ thuật chính trong liệu phân tâm học
Liệu pháp phân tâm học sử dụng rất nhiều kỹ thuật để khám phá vô thức của cá nhân. Các kỹ thuật này là:
- Liên tưởng tự do
- Phân tích giấc mơ
- Giải thích biểu hiện
- Chuyển giao và đối chuyển giao
→Xem thêm: Bài Test trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory – BDI)
Liệu pháp phân tâm học áp dụng khi nào?
Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng liệu pháp phân tâm học. Liệu pháp này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định, đặc biệt là các rối loạn tâm lý có liên quan đến các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu.
Liệu pháp phân tâm học thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Rối loạn tâm lý liên quan đến chấn thương tâm lý
- Rối loạn tâm lý phức tạp, sâu sắc như trầm cảm mạn tính, rối loạn nhân cách
- Gặp nhiều vấn đề trong mối quan hệ cá nhân, gia đình và nghề nghiệp
Ngoài ra, liệu pháp cũng có thể được áp dụng đối với những người muốn hiểu rõ về bản thân. Có mong muốn khám phá những khía cạnh sâu kín của tâm lý, từ đó cải thiện nhận thức cá nhân.
Quy trình thực hiện liệu pháp phân tâm học
Liệu pháp phân tâm học khám phá ảnh hưởng của tiềm thức đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cá nhân. Các trải nghiệm trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến hành vi hiện tại. Có nhiều trường hợp, người bệnh có thể không nhận thức được kiểu hành vi của mình.
Quy trình và cách thực hiện liệu pháp tâm động học như sau:
- Tạo lập mối quan hệ trị liệu: Tạo niềm tin, môi trường an toàn, thoải mái để người được trị liệu dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.
- Thu thập thông tin và đánh giá: Thu thập thông tin của người được trị liệu, sử dụng các công cụ, kỹ thuật đánh giá tâm lý.
- Khám phá vô thức và xung đột nội tâm: Khuyến khích cá nhân nói ra tất cả những gì xuất hiện trong tâm trí, sử dụng kỹ thuật phân tích giấc mơ để giải mã suy nghĩ trong tiềm thức.
- Nhận diện, phân tích các mô hình hành vi, cảm xúc: Nhận diện các mô hình hành vi, cảm xúc lặp đi lặp lại, phân tích ảnh hưởng của quá khứ đến hành vi, cảm xúc hiện tại.
- Khám phá chuyển giao và đối chuyển giao cảm xúc: Giúp cá nhân hiểu rõ về các xung đột nội tâm và mô hình hành vi.
- Giải thích và thấu hiểu: Giải thích các biểu hiện vô thức để cá nhân hiểu rõ về các động lực nội tâm. Khuyến khích người được trị liệu nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi.
- Phát triển kỹ năng đối phó: Hỗ trợ chiến lược, kỹ năng đối phó vấn đề, thay đổi các hành vi tiêu cực, không lành mạnh.
- Kết thúc liệu pháp, đánh giá tiến bộ: Chuẩn bị kết thúc liệu trình trị liệu, củng cố kỹ năng, chiến lược, đánh giá hiệu quả.
- Theo dõi sau trị liệu: Cung cấp các buổi theo dõi sau trị liệu để duy trì kết quả, ngăn ngừa tái phát.
Đánh giá ưu – nhược điểm của liệu pháp phân tâm học
Liệu pháp phân tâm học tập trung vào việc khám phá các suy nghĩ, cảm xúc, ký ức của vô thức, được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi ở hiện tại. Liệu pháp này là một quá trình trị liệu dài hạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cá nhân và sự chuyên nghiệp của nhà trị liệu.
Ưu điểm:
- Giúp cá nhân hiểu rõ những xung đột nội tâm và các yếu tâm tâm lý ẩn giấu ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc
- Giúp người được trị liệu nhận diện, hiểu rõ các cơ chế phòng vệ được sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi các suy nghĩ, hành vi tiêu cực
- Giải quyết tận gốc vấn đề gây ra các rối loạn tâm lý liên quan đến những trải nghiệm hay các mối quan hệ trong quá khứ
- Trang bị cho cá nhân khả năng tự nhận thức, hiểu rõ bản thân, biết cách đối phó các vấn đề trong cuộc sống.
Nhược điểm:
- Thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm
- Cá nhân cần cam kết tích cực tham gia vào quá trình trị liệu
- Không phù hợp với người cần giải quyết vấn đề ngay lập tức
- Chủ yếu tập trung vào quá khứ, không chú trọng các vấn đề hiện tại
- Thiếu công cụ đo lường kết quả rõ ràng, chính xác
- Khó tìm được nhà trị liệu cần có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.
Liệu pháp phân tâm học là phương pháp trị liệu tâm lý độc đáo, đặc biệt hữu ích với những rối loạn tâm lý có liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu hoặc các mối quan hệ trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng liệu pháp này, cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong trị liệu tâm lý
- Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) và thông tin cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!