Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ – Kiểm tra độ tự luyến

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ giúp kiểm tra độ tự luyến của một người. Chủ nghĩa ái kỷ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, có phần lạm dụng quá mức. Bài test kiểm tra nhanh mức độ tự luyến miễn phí này sẽ giúp bạn xác định xem bản thân hoặc người quen có biểu hiện của rối loạn nhân cách ái kỷ hay không. 

Những điều cần biết về rối loạn nhân cách ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder – NPD) là một bệnh lý sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm rối loạn nhân cách. Đặc trưng của bệnh ái kỷ là tình trạng một người quá chú trọng, luôn thổi phồng chính mình, khát khao được ngưỡng mộ, chú ý và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường không nhận ra vấn đề của mình
Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường không nhận ra vấn đề của mình

Người ái kỷ có các biểu hiện sau:

  • Đánh giá cao chính mình
  • Ảo tưởng bản thân tài giỏi, thành công, xinh đẹp
  • Tin rằng mình đặc biệt, độc đáo
  • Khát khao được người khác khen ngợi, ngưỡng mộ
  • Cho rằng bản thân có đặc quyền
  • Thích thao túng tâm lý, tình huống
  • Nhạy cảm, phản ứng quá mức với sự chỉ trích
  • Ích kỷ, sẵn sàng lợi dụng, bóc lột người khác
  • Thiếu sự đồng cảm
  • Ghen tị và nghĩ người khác ghen tị với mình
  • Kiêu ngạo, xem thường người khác…

Ai nên thực hiện bài test rối loạn nhân cách ái kỷ

Bài kiểm tra rối loạn nhân cách ái kỷ Narcissistic Personality Inventory (NPI) được phát triển để đo lường các đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Bài test đánh giá 7 yếu tố khác nhau liên quan đến ái kỷ gồm quyền lực, tự khen ngợi, tự cao, kiêu ngạo, tự kỷ trung tâm, sự tự mãn và đòi hỏi đặc quyền.

Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện bài test NPI. Đặc biệt là các đối tượng sau đây:

  • Người đang gặp thách thức trong các mối quan hệ cá nhân, công việc
  • Cảm thấy nghi ngờ về hành vi và cảm xúc của bản thân với người khác
  • Người có các dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn nhân cách ái kỷ
  • Người muốn tìm hiểu về bản thân, muốn hiểu rõ tính cách của mình
  • Người thân hoặc người sống chung với cá nhân có biểu hiện ái kỷ…

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI (Narcissistic Personality Inventory) được phát triển bởi Robert Raskin và Calvin S.Hall vào năm 1979. Đây là công cụ được sử dụng rộng rãi phát hiện và đánh giá NPD. Bài test gồm có 40 đề mục, mỗi đề mục có 2 lựa chọn trả lời.

Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI 40 câu
Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI 40 câu

Bạn cần đọc kỹ từng câu, ở mỗi câu, hãy chọn một câu mô tả phù hợp nhất với bạn. Bạn chỉ cần chọn câu gần giống nhất. Không nhất thiết phải hoàn toàn trùng khớp với vấn đề của bạn.

Nội dung bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI

Đề mục 1:

  1. Tôi có năng khiếu bẩm sinh trong việc gây ảnh hưởng đến mọi người + 1 điểm
  2. Tôi không giỏi gây ảnh hưởng đến mọi người + 0 điểm

Đề mục 2:

  1. Sự khiêm tốn không phù hợp với tôi + 1 điểm
  2. Về cơ bản, tôi là người khiêm tốn + 0 điểm

Đề mục 3:

  1. Tôi có thể làm bất cứ điều gì nếu được thử thách + 1 điểm
  2. Tôi là người khá thận trọng + 0 điểm

Đề mục 4: 

  1. Tôi biết mình giỏi vì mọi người đều nói với tôi như vậy + 1 điểm
  2. Đôi khi tôi thấy xấu hổ khi được mọi người khen ngợi + 0 điểm

Đề mục 5:

  1. Nếu tôi thống trị thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn + 1 điểm
  2. Ý nghĩ thống trị thế giới khiến tôi vô cùng sợ hãi + 0 điểm

Đề mục 6:

  1. Tôi có thể dùng lời nói để thoát khỏi mọi chuyện + 1 điểm
  2. Tôi cố gắng chấp nhận hậu quả từ hành vi của mình + 0 điểm

Đề mục 7:

  1. Tôi thích là trung tâm của sự chú ý + 1 điểm
  2. Tôi thích hòa nhập với đám đông + 0 điểm

Đề mục 8:

  1. Tôi sẽ thành công + 1 điểm
  2. Tôi không quan tâm lắm đến sự thành công + 0 điểm

Đề mục 9:

  1. Tôi nghĩ tôi là một người đặc biệt + 1 điểm
  2. Tôi không tốt hơn hay tệ hơn hầu hết mọi người + 0 điểm

Đề mục 10:

  1. Tôi tự thấy mình là một nhà lãnh đạo giỏi + 1 điểm
  2. Tôi không chắc mình có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi hay không + 0 điểm

Đề mục 11:

  1. Tôi là người quyết đoán + 1 điểm
  2. Tôi ước gì mình quyết đoán hơn + 0 điểm

Đề mục 12:

  1. Tôi thích có quyền lực + 1 điểm
  2. Tôi không ngại tuân theo mệnh lệnh + 0 điểm

Đề mục 13:

  1. Tôi thấy việc thao túng người khác là điều dễ dàng và thú vị + 1 điểm
  2. Tôi không thích thấy mình thao túng người khác + 0 điểm

Đề mục 14:

  1. Tôi muốn nhận được sự tôi trọng mà tôi đáng được nhận + 0 điểm
  2. Tôi thường nhận được sự tôn trọng mà tôi xứng đáng + 1 điểm.

Đề mục 15:

  1. Tôi thích khoe hình thể của mình + 1 điểm
  2. Tôi không thích khoe hình thể của mình + 0 điểm

Đề mục 16:

  1. Tôi có thể dễ dàng đọc được suy nghĩ của người khác như đọc một cuốn sách + 1 điểm
  2. Đôi khi thật khó để hiểu được một người + 0 điểm.

Đề mục 17:

  1. Tôi cảm thấy mình có năng lực, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm khi đưa ra quyết định + 0 điểm
  2. Tôi thích chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định (tôi thích là người quyết định) + 1 điểm.

Đề mục 18:

  1. Tôi muốn đạt được điều gì đó vĩ đại cho thế giới + 1 điểm
  2. Tôi chỉ muốn hạnh phúc ở mức độ vừa phải thôi + 0 điểm.

Đề mục 19:

  1. Tôi thích nhìn vào cơ thể của mình + 1 điểm
  2. Cơ thể của tôi không có gì đặc biệt + 0 điểm

Đề mục 20:

  1. Tôi thường thể hiện khi có cơ hội + 1 điểm
  2. Tôi cố gắng không tỏ ra khoe khoang + 0 điểm.

Đề mục 21:

  1. Tôi luôn biết mình đang làm gì + 1 điểm
  2. Đôi khi tôi không chắc chắn về những gì mình đang làm + 0 điểm.

Đề mục 22:

  1. Tôi hiếm khi phụ thuộc vào người khác để hoàn thành mọi việc + 1 điểm
  2. Đôi khi tôi phải nhờ đến người khác để hoàn thành mọi việc + 0 điểm

Đề mục 23:

  1. Đôi khi tôi kể những câu chuyện hay + 0 điểm
  2. Mọi người đều thích nghe những câu chuyện của tôi + 1 điểm.

Đề mục 24:

  1. Tôi mong đợi rất nhiều từ người khác + 1 điểm
  2. Tôi thích làm điều gì đó cho người khác + 0 điểm.

Đề mục 25:

  1. Tôi sẽ không thỏa mãn cho đến khi nhận được tất cả những gì xứng đáng + 1 điểm
  2. Tôi đón nhận sự thỏa mãn khi chúng đến + 0 điểm.

Đề mục 26:

  1. Tôi thích được khen ngợi + 1 điểm
  2. Lời khen làm tôi xấu hổ + 0 điểm

Đề mục 27:

  1. Tôi có ý chí mạnh mẽ để nắm quyền lực + 1 điểm
  2. Tôi không quan tâm đến quyền lực tự thân + 0 điểm.

Đề mục 28:

  1. Tôi không quan tâm đến trào lưu hay mốt mới + 0 điểm
  2. Tôi thích bắt đầu những trào lưu và xu hướng thời trang mới + 1 điểm.

Đề mục 29:

  1. Tôi thích tự ngắm mình trong gương + 1 điểm
  2. Tôi không thực sự thích ngắm mình trong gương + 0 điểm.

Đề mục 30:

  1. Tôi thích trở thành trung tâm của sự chú ý + 1 điểm
  2. Tôi thấy không thoải mái khi trở thành trung tâm của sự chú ý + 0 điểm.

Đề mục 31: 

  1. Tôi có thể sống cuộc sống của mình theo bất cứ cách nào tôi muốn + 1 điểm
  2. Mọi người không thể luôn sống theo ý muốn của mình + 0 điểm.

Đề mục 32:

  1. Với tôi, việc trở thành người có thẩm quyền không có nhiều ý nghĩa lắm + 0 điểm
  2. Mọi người dường như luôn công nhận thẩm quyền của tôi + 1 điểm.

Đề mục 33: 

  1. Tôi muốn trở thành người lãnh đạo +1 điểm
  2. Với tôi, việc có phải là nhà lãnh đạo hay không cũng không quan trọng lắm +0 điểm.

Đề mục 34: 

  1. Tôi sẽ trở thành một người tuyệt vời +1 điểm
  2. Tôi hy vọng mình sẽ thành công +0 điểm.

Đề mục 35: 

  1. Đôi khi mọi người tin vào những điều tôi nói với họ +0 điểm
  2. Tôi có thể khiến mọi người tin vào bất cứ điều gì tôi muốn họ tin + 1 điểm.

Đề mục 36: 

  1. Tôi là người sinh ra để lãnh đạo +1 điểm
  2. Khả năng lãnh đạo là một phẩm chất cần có thời gian dài để phát triển +0 điểm.

Đề mục 37: 

  1. Tôi ước một ngày nào đó, có người sẽ viết tiểu sử cho tôi + 1 điểm
  2. Tôi không thích người khác tò mò về cuộc sống của tôi vì bất kỳ lý do gì + 0 điểm.

Đề mục 38: 

  1. Tôi thấy khó chịu khi mọi người không chú ý đến ngoại hình của tôi ở nơi công cộng + 1 điểm
  2. Tôi không ngại hòa nhập vào đám đông khi ra ngoài +0 điểm.

Đề mục 39: 

  1. Tôi có khả năng hơn những người khác +1 điểm
  2. Có rất nhiều điều tôi có thể học được từ người khác +0 điểm.

Đề mục 40:

  1. Tôi là một người phi thường +1 điểm
  2. Tôi cũng giống như mọi người khác thôi +0 điểm.

Thang đánh giá kết quả bài test NPI

Kết quả bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI như sau:

  • Từ 0 đến 10 điểm: Bạn không phải là người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ
  • Từ 11 đến 20 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn nhân cách ái kỷ mức độ nhẹ
  • Từ 21 đến 30 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn nhân cách ái kỷ mức độ trung bình
  • Từ 31 đến 40 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn nhân cách ái kỷ mức độ nghiêm trọng.

Kết quả bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI có chính xác không?

Quiz test rối loạn nhân cách ái kỷ là công cụ phổ biến nhất để đánh giá mức độ tính cách. Bài test được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và nghiên cứu tâm lý học. Vì là bài test tự đánh giá nên kết quả không thể chính xác tuyệt đối, phụ thuộc nhiều vào thái độ khách quan của người thực hiện.

Kết quả bài test rối loạn nhân cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Kết quả bài test rối loạn nhân cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố

NPI không phải là công cụ lâm sàng để chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ. Bài test chỉ có tác dụng hỗ trợ đánh giá. NPI dựa trên sự tự đánh giá của cá nhân. Có người đưa ra lựa chọn theo chuẩn mực xã hội, không phải suy nghĩ thật sự của bản thân. Có người lại không thể tự nhìn nhận chính xác về bản thân.

Nếu sau khi thực hiện bài test, kết quả bài test của bạn trên 11 điểm, bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được đánh giá chuyên sâu. Người có tổng điểm trên 11 điểm là người có biểu hiện rối loạn nhân cách ái kỷ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, một người có nhiều đặc điểm ái kỷ không có nghĩa là họ mắc ái kỷ. Bệnh cần đánh giá dựa vào nhiều yếu tố. Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ NPI không đánh giá đầy đủ các khía cạnh tiêu cực của rối loạn nhân cách ái kỷ. Việc điểm bài test của bạn cao không nhất thiết là bạn đã mắc rối loạn nhân cách ái kỷ.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • https://psychcentral.com/quizzes/narcissistic-personality-quiz#8
  • https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10018913/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quy trình thực hiện có thể được điều chỉnh linh hoạt theo mức độ vấn đề, mục tiêu trị liệu
Liệu pháp gia đình là gì? Ứng dụng trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp gia đình là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào tạo ra một môi trường gia đình thân...

Liệu pháp nhân văn là phương pháp tập trung khuyến khích phát triển cá nhân
Tìm hiểu về liệu pháp nhân văn (Humanistic Therapy)

Liệu pháp nhân  văn là một nhóm các phương pháp trị liệu tập trung vào việc phát triển tiềm năng, khả năng độc đáo, phẩm...

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tâm lý trị liệu là gì? Vai trò và các phương pháp hiện nay

Trên lâm sàng tâm thần học, ngoài liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý (còn gọi là tâm lý trị liệu) đóng vai trò...

Liệu pháp đi bộ nói chuyện có thể giúp người được trị liệu cảm thấy thoải mái, dễ mở lòng hơn
Liệu pháp đi bộ và nói chuyện trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện là một trong những hình thức trị liệu được nhiều chuyên gia tâm lý áp dụng. Phương pháp...