15 cách đối phó với người ái kỷ đơn giản mà hiệu quả

Đối phó với người ái kỷ là một thách thức, việc duy trì mối quan hệ với người ái kỷ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm thần của bạn. Bạn cần hiểu rõ đặc điểm tính cách và nắm được các phương thức đối phó với người ái kỷ hiệu quả để tránh bị họ thao túng tâm lý, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

15 Cách đối phó với người ái kỷ hiệu quả

Ái kỷ hay rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh tâm lý, thuộc nhóm rối loạn nhân cách. Bệnh được thống kê trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5. Và được đề cập trong bảng phân loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10.

Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đối phó với người ái kỷ
Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đối phó với người ái kỷ

Người mắc bệnh ái kỷ thường thổi phồng chính mình, chú trọng bản thân quá mức, luôn tìm kiếm sự chú ý, thiếu sự đồng cảm và có nhiều khiếm khuyết trong tính cách. Sống và làm việc với một người mắc ái kỷ rất mệt mỏi, dễ bị kiểm soát, lợi dụng, bóc lột. Cần có cách đối phó hiệu quả để tránh bị người ái kỷ thao túng, ảnh hưởng.

Cách đối phó với người ái kỷ như sau:

1. Nhận diện đặc điểm tính cách của người ái kỷ

Để có cách đối phó với người ái kỷ hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm bắt rõ các đặc điểm tính cách của họ. Việc hiểu rõ bản chất con người họ sẽ giúp chúng ta hiểu được động cơ, dự đoán được hành vi và cảm xúc của họ.

Từ đó, tránh bị thao túng, xác định được ranh giới, không bị cuốn theo quy tắc của họ, không bị phụ thuộc cảm xúc và làm chủ được chính mình. Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là bệnh tâm lý, cần được giúp đỡ chuyên nghiệp. Người mắc bệnh thường không thể tự nhận ra vấn đề hay tự thay đổi hành vi của họ.

Người mắc bệnh ái kỷ thường có các đặc điểm tính cách như sau:

  • Đánh giá cao chính mình, cho mình là trung tâm
  • Tin rằng mình đặc biệt, độc đáo
  • Khát khao sự ngưỡng mộ, tán dương, khen ngợi
  • Tự cao tự đại, kiêu ngạo, xem thường người khác
  • Thiếu sự đồng cảm, chỉ quan tâm đến bản thân
  • Thích thao túng, lợi dụng người khác mà không thấy tội lỗi
  • Tin rằng bản thân thành công, tài giỏi, xinh đẹp
  • Ghen tị và cho rằng người khác đang ghen tị mình
  • Nhạy cảm với sự chỉ trích, hay coi mình là nạn nhân.

2. Đối phó với người ái kỷ bằng cách: Giữ bình tĩnh và điềm tĩnh

Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường cố gắng khiến bạn kích động, thao túng cảm xúc của bạn để có cảm giác kiểm soát người khác. Họ tấn công cá nhân, miệt thị, chỉ trích để khiến bạn nổi giận, buồn bã, tự ti…

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và luôn tỏ ra điềm tĩnh khi giao tiếp với người ái kỷ
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và luôn tỏ ra điềm tĩnh khi giao tiếp với người ái kỷ

Vì thế, hãy cố gắng giữ vững sự bình tĩnh và điềm tĩnh khi nói chuyện cùng họ. Bạn hiểu rõ động cơ của họ, hiểu rõ mục đích của các hành động của họ. Hãy tự nhắc nhở chính để bản thân luôn tỉnh táo, không bị thao túng, kích động.

Bạn có thể giữ bình tĩnh bằng cách:

  • Nhận thức được rằng hành vi, suy nghĩ của họ sẽ không thay đổi
  • Không mong đợi hoặc kỳ vọng rằng họ sẽ hiểu hoặc quan tâm bạn
  • Đặt mục tiêu và giữ vững nội dung vấn đề muốn thảo luận
  • Thực hành kỹ thuật thở sâu bằng cách hít vào bằng mũi, giữ vài giây, rồi thở ra bằng miệng
  • Không cố gắng tranh cãi hay cố gắng thuyết phục họ sẽ không thừa nhận sai lầm
  • Không cần khiến họ hài lòng hay phải thỏa mãn nhu cầu của họ
  • Rèn luyện sự kiên nhẫn, điềm tĩnh thông qua thiền hoặc chánh niệm.

3. Giao tiếp ngắn gọn, đúng trọng tâm

Trong chiến lược giao tiếp với người ái kỷ, bạn cần phải giữ cho câu trả lời của mình càng ngắn gọn càng tốt. Theo Alana Carvalho, một chuyên gia sức khỏe tâm thần, cách đối phó với người tự kỷ là cho họ càng ít càng tốt.

Bạn cho họ càng ít thông tin, càng ít từ ngữ, họ sẽ không có phương tiện để thao túng bạn. Bạn cung cấp càng nhiều thông tin thì càng dễ bị cuốn vào cuộc đối thoại với họ. Điều này sẽ khiến họ có cơ sở để thao túng, làm tổn thương bạn.

Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ rối giỏi nói dối, giỏi dùng thông tin mà bạn cung cấp để kích động, khiến bạn cảm thấy tức giận, ngột ngạt, thậm chí phát điên. Vì thế, hãy đảm bảo cho các câu trả lời được ngắn gọn và đúng trọng tâm nhất.

4. Đặt ra ranh giới, cảnh giác với hành vi thao túng

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Aimee Daramus, để đối phó với người ái kỷ, bạn cần đặt ra ranh giới để bảo vệ bản thân. Người mắc chứng ái kỷ thường có xu hướng kiểm soát, kỳ vọng mức vào bạn dù là ngoại hình, công việc hay bất kỳ điều gì khác.

Việc thiết lập ranh giới sẽ giúp bạn đối phó với hành vi thao túng của người ái kỷ
Việc thiết lập ranh giới sẽ giúp bạn đối phó với hành vi thao túng của người ái kỷ

Chúng ta đối phó với người ái kỷ bằng cách đặt và duy trì ranh giới với họ. Hãy viết ra ranh giới của mình, nhắc nhở bản thân về giới hạn của bạn. Đồng thời cho họ biết giới hạn của bạn, nêu rõ rằng bạn sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào vượt qua ranh giới này.

Bạn phải kiên quyết với ranh giới của bản thân, đừng lùi bước, nếu bạn lùi bước, họ sẽ lợi dụng để thao túng, đạt được điều họ muốn. Họ có thể thực hiện hành vi thao túng bằng cách:

  • Đóng vai nạn nhân, đổ lỗi cho bạn
  • Chỉ trích yếu kém, vô dụng khiến bạn tự ti
  • Dùng sự hấp dẫn, tán dương để kéo bạn vào mối quan hệ nhằm kiểm soát bạn
  • Thao túng tâm lý gaslighting, khiến bạn nghi ngờ trí nhớ hoặc giá trị bản thân, cảm thấy mình không đáng tin cậy, nhầm lẫn.

5. Sử dụng đại từ “tôi” – cách đối phó với người ái kỷ hiệu quả

Nếu bạn đang rơi vào một cuộc tranh cãi gay gắt hoặc đang đối đầu với một người ái kỷ, bạn có thể sử dụng các cụm từ thể hiện thái độ, quan điểm một cách dứt khoát để thoát khỏi tình trạng này.

Các cụm từ giúp đối phó người tự kỷ hiệu quả trong cuộc tranh cãi gồm:

  • “Điều này không phù hợp với tôi”
  • “Tôi cảm thấy không được lắng nghe khi bày tỏ suy nghĩ của mình”
  • “Tôi đang lắng nghe những gì bạn nói”
  • “Tôi hiểu cảm giác của bạn, nhưng tôi có cách nhìn khác”
  • “Tôi thấy mình không như vậy”
  • “Tôi không muốn nói về điều này”
  • “Tôi sẽ bỏ đi nếu bạn tiếp tục nói chuyện với tôi như vậy “
  • “Cảm ơn bạn đã mời nhưng tôi không có thời gian”.

6. Yêu cầu họ cam kết bằng văn bản

Theo Tiến sĩ Daramus, người mắc rối loạn nhân cách rất giỏi nói dối, họ cố gắng khiến bạn bối rối, nghi ngờ bản thân bằng cách bóp méo lời nói của bạn, luôn phủ nhận những điều họ đã nói. Họ thay đổi nhận thức của bạn một cách từ từ, âm thầm, đến mức bạn thay đổi chính mình mà không hề nhận ra.

Để đối phó với người ái kỷ, hãy ghi chép lại mọi thứ để có bằng chứng về sự thật. Bạn nên yêu cầu họ nhắn tin, gửi mail cho bạn thay vì nói trực tiếp. Điều này sẽ giúp bạn có bằng chứng để đối chiếu và không bị rơi vào tình huống khó xử, nhất là trong công việc.

7. Phớt lờ, không phản ứng, tránh đối đầu

Các đặc điểm tính cách của người ái kỷ sẽ phát triển mạnh mẽ khi họ cảm thấy họ có địa vị cao, kiểm soát được tình hình, giỏi chơi đùa, thao túng tâm lý người khác. Việc họ kích động, lợi dụng người khác sẽ khiến họ thỏa mãn và càng có nhiều hành vi quá đáng hơn.

Việc phớt lờ, không quan tâm của bạn sẽ khiến người ái kỷ không thể tìm được sự thỏa mãn cảm xúc
Việc phớt lờ, không quan tâm của bạn sẽ khiến người ái kỷ không thể tìm được sự thỏa mãn cảm xúc

Do đó, hãy phớt lờ, thờ ơ, dửng dưng, không tranh cãi, không giải thích, giống như một tảng đá không bị dao động bởi chiêu trò của họ. Nếu nhận thấy mình bị cuốn vào cuộc tranh luận, hãy nhanh chóng rút lui hoặc phản ứng theo cách trung lập. Hoặc nếu cần, hãy sử dụng phản hồi kiểu “sandwich”, đưa ra lời khen ngợi, sau đó chỉ trích và kết thúc bằng tuyên bố tích cực.

Phớt lờ, không quan tâm cũng được xem là một cách trả thù người ái kỷ. Đây là cách đáp trả an toàn, hiệu quả với những tổn thương họ gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cho họ thấy bạn hạnh phúc, thấy bạn tài giỏi trong lĩnh vực họ kiêu ngạo như thế nào.

8. Nhấn mạnh vào hành động – cách đối phó người ái kỷ hiệu quả

Người ái kỷ rất hay đưa ra lời hứa hẹn, bao gồm cả việc sửa đổi hành vi của họ. Thế nhưng, thực tế là họ hiếm khi thực hiện, đây là một chiến thuật thao túng tâm lý. Rất nhiều người bị dụ dỗ bởi chiến thuật này.

Cách tốt nhất để đối phó với người ái kỷ là bắt họ phải chịu trách nhiệm, đối mặt với lời hứa của mình. Nhắc nhở họ về cam kết mà họ đưa ra, yêu cầu họ thực hiện. Không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào của họ nếu họ chưa hoàn thành trách nhiệm, lời hứa của bản thân.

9. Nhắc nhở bản thân về giá trị của chính mình

Khi phải ở gần một người ái kỷ, bạn rất dễ bị họ thao túng tâm lý. Bạn có thể trở nên tự ti, nghi ngờ bản thân, thậm chí mắc rối loạn lo âu, trầm cảm, muốn phát điên vì tính cách khó chịu của họ.

Người ái kỷ rất hay đổ lỗi cho người khác, luôn chỉ trích, miệt thị, làm giảm lòng tự trọng của người bên cạnh để thỏa mãn bản thân. Bạn hãy nhớ rằng, bạn không có lỗi, không có hành vi nào của họ là lỗi của bạn.

Bạn không phải là kẻ thất bại, bản thân bạn là người có giá trị. Bạn có thể tự nhắc nhở mình bằng cách:

  • Tạo danh sách thành tựu, kỹ năng, những phẩm chất tốt đẹp của bạn
  • Tha thứ cho bản thân, tự bảo và tôn trọng chính mình
  • Sử dụng các câu khẳng định tích cực như “tôi xứng đáng được tôn trọng”, “tôi là người có giá trị”
  • Tăng cường lòng tự trọng của bản thân, giữ vững lập trường và sự quyết đoán
  • Tham gia các hoạt động tích cực như chơi thể thao, hoạt động tình nguyện
  • Kết nối với người thân, bạn bè tích cực, chia sẻ vấn đề mà bạn gặp phải…

10. Tập trung vào nhu cầu riêng của bạn

Việc giao tiếp, tương tác với người ái kỷ có thể khiến bạn cạn kiệt năng lượng, chán nản, mệt mỏi, kiệt sức. Vì thế, hãy tập trung vào nhu cầu riêng của bạn, hãy chú ý hơn vào việc chăm sóc bản thân.

Hãy dành thời gian cho bản thân và làm những điều khiến bạn thoải mái
Hãy dành thời gian cho bản thân và làm những điều khiến bạn thoải mái

Để có sức lực đối phó với người ái kỷ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, xây dựng lối sống lành mạnh. Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm dưỡng chất, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Dành thời gian cho các hoạt động mà bạn yêu thích và cảm thấy thư giãn.

Người ái kỷ yêu chính bản thân mình, không bao giờ quan tâm đến người khác. Vì thế, không có lý do gì bạn lại đau khổ, dằn vặt hay bỏ bê chính mình những ảnh hưởng của họ. Bạn không có lỗi, bạn có cuộc sống riêng của mình.

11. Linh hoạt trong lời nói và hành động

Người ái kỷ có thể là người yêu, vợ/chồng, đồng nghiệp, sếp, người có thẩm quyền. Chúng ta phải linh hoạt trong lời nói và hành động. Đối với các đối tượng khác nhau, hãy hành xử theo những cách khác nhau.

Với sếp hoặc một người có thẩm quyền ái kỷ, hãy giả vờ rằng bạn bị cuốn hút bởi những gì họ nói. Cẩn thận đừng để bản thân bị cuốn theo những điều họ nói, phải thật tỉnh táo, bình tĩnh. Bạn có thể trả lời rằng “nghe có vẻ thú vị“, “hãy cho tôi biết thêm về điều đó“, “bạn định làm điều đó thế nào?“…

Nếu là đồng nghiệp ái kỷ, hãy cho họ thấy rằng bạn đang rất bận rộn. Có thể nói rằng “tôi rất muốn nói chuyện, nhưng bạn thấy đó, tôi phải hoàn thành việc này“. Hãy cố gắng giữ khoảng cách và tạo ra ranh giới với họ.

12. Nhắc đến lợi ích của họ khi nói chuyện

Người ái kỷ thường ít khi chú ý, lắng nghe người khác nói. Vì thế, bạn nên thuyết phục người rằng những gì bạn nói sẽ có lợi cho bạn. Khi họ nhận thấy lợi ích họ sẽ dễ thỏa thuận trong việc đáp ứng yêu cầu của bạn.

Chẳng hạn, nếu muốn mời khách hàng hoặc sếp là người ái kỷ đi ăn, bạn có thể nói rằng “tôi nghe nói đó là chỗ tuyệt vời để gặp những người có ảnh hưởng trong cộng đồng”. Hoặc nếu muốn con tham gia hoạt động nào đó, bạn có thể nói “ban tổ chức nói rằng những người thông minh sẽ cảm thấy thích thú với hoạt động này”.

Dĩ nhiên, đây chỉ là cách đối phó ngắn hạn, tạm thời. Áp dụng với đồng nghiệp, đối tượng, khách hàng là vì lợi ích công việc. Áp dụng với con cái là để dẫn dắt, điều chỉnh trẻ một cách từ từ.

13. Xây dựng một hệ thống hỗ trợ lành mạnh

Người ái kỷ thường cố gắng thao túng, kiểm soát và cô lập người khác. Đặc biệt, trong tình yêu, họ thường khiến bạn phải phụ thuộc vào họ, khiến bạn mất dần các mối quan hệ. Sự cô lập là một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể thoát khỏi mối quan hệ độc hại, dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu.

Bạn nên xây dựng các mối quan hệ lành mạnh để được ủng hộ và giúp đỡ
Bạn nên xây dựng các mối quan hệ lành mạnh để được ủng hộ và giúp đỡ

Bạn cần có bạn bè, cần được kết nối với cộng đồng và xã hội. Hãy trò chuyện nhiều với những người thân khác, ưu tiên các mối quan hệ với người ủng hộ bạn. Hãy kết nối với những người bạn cũ, xây dựng tình bạn mới và thường tụ họp với gia đình.

Nếu vòng tròn xã hội của bạn nhỏ, hãy thử tham gia các hoạt động xã hội hoặc lớp học nào đó. Hãy làm những điều khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đừng mất kết nối với bạn bè và cộng đồng xã hội.

14. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Nếu bạn cảm thấy quá sức, quá mệt mỏi với việc phải đối phó với người trầm cảm, hãy tìm sự giúp đỡ khi cần thiết. Sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần sẽ có hiệu quả tích cực cho mối quan hệ của bạn.

Đặc biệt, bạn cần tìm đến chuyên gia để giúp đỡ khi:

  • Mối quan hệ căng thẳng, bạn cảm thấy ngột ngạt quá mức
  • Bạn có triệu chứng lo âu, trầm cảm
  • Có biểu hiện bệnh lý thể chất không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy bị mắc kẹt và không có lối thoát
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị.

15. Xác định được thời điểm bạn cần rời đi

Những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ là bậc thầy về lừa dối và thao túng tâm lý. Họ thường sử dụng các chiến thuật một cách nhuần nhuyễn, đôi khi sẽ hạ thấp bản thân để níu kéo mối quan hệ. Thế nhưng tất cả sẽ nhanh chóng trở lại như cũ.

Bạn nên chấm dứt, kết thúc mối quan hệ khi có các biểu hiện sau:

  • Bạn liên tục cảm thấy bản thân không đủ tốt, vô dụng, không xứng đáng
  • Sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của bạn bị ảnh hưởng
  • Bạn bị thao túng, không có sự tự do và bị cô lập
  • Bạn cảm thấy bị lạm dụng, bị đe dọa, bị bóc lột
  • Những gì bạn nhận được không xứng đáng với công sức của bạn
  • Bạn không được động viên, cảm thông, không có bất kỳ phản hồi tích cực nào

Những điều không nên làm khi đối phó với người ái kỷ

Bạn không nên tìm cách trả thù người ái kỷ. Họ cực đoan, kiêu ngạo, hung hăng, có thể làm ra những hành vi tiêu cực, khủng khiếp. Vì thế, cách trả thù tốt nhất là phớt lờ họ, yêu thương bản thân nhiều hơn, sống hạnh phúc hơn họ.

Đồng thời, khi giao tiếp với người ái kỷ, cần tránh những điều sau:

  • Chỉ trích họ, nói rằng họ sai một cách gay gắt
  • Đầu hàng, phá vỡ nguyên tắc khi họ đẩy bạn đến giới hạn
  • Gọi họ là một kẻ nói dối, ba hoa, khoa trương
  • Đối đầu trực tiếp với họ, thách thức hành vi của họ
  • Nói chuyện với họ với giọng điệu chỉ bảo
  • Tranh cãi với họ, khiến họ có cảm giác được chú ý
  • Mong đợi họ nhìn nhận quan điểm của bạn, quan tâm đến cảm xúc của bạn
  • Mong đợi họ nhận sai, hiểu rõ sai lầm của chính mình.

Đối phó với người ái kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Họ thường khăng khăng với cách nhìn nhận và suy nghĩ của bản thân, không thừa nhận quan điểm của người khác, thiếu sự cảm thông, thấu hiểu. Bạn sẽ có cảm giác bất lực, mắc kẹt, dễ gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Vì thế, nếu cảm thấy quá sức, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/how-to-deal-with-a-narcissist
  • https://www.verywellmind.com/living-with-a-narcissist-tips-for-how-to-cope-5211902
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-deal-with-a-narcissist#tips-for-dealing-with-a-narcissist

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài test nên được thực hiện thường xuyên trong thai kỳ, nhất là khi mẹ bầu buồn bã chán nản kéo dài
Bài test trầm cảm khi mang thai giúp kiểm tra nhanh mức độ

Bài test trầm cảm khi mang thai là công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện trầm cảm và đánh giá mức độ...

Trầm cảm và stress không phải là cùng một vấn đề
Trầm cảm và stress giống hay khác nhau? Mối liên hệ

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa trầm cảm và stress, cho rằng hai vấn đề này là một. Thế nhưng, trầm cảm và stress tuy...

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói và các biện pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý, chậm nói ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển liên quan đến bộ não, lúc này não bộ...

Phương pháp STEAM được đánh giá cao về hiệu quả giáo dục trong thời đại mới
Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được áp dụng hiện nay

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi. Các phương pháp này sở...