10 tác hại của bệnh ái kỷ tới cuộc sống của bạn

Rối loạn nhân cách ái kỷ hay bệnh ái kỷ gây ra rất nhiều tác hại. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mắc bệnh mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh. Trong đó, tác hại của bệnh ái kỷ nghiêm trọng nhất là sự khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ dài lâu.

10 Tác hại của bệnh ái kỷ đến cuộc sống mà bạn nên biết

Bệnh ái kỷ còn được gọi là rối loạn nhân cách ái kỷ,  chứng tự yêu bản thân quá mức hoặc chứng yêu bản thân thái quá. Đây là một bệnh lý sức khỏe tâm thần, đặc trưng bởi tình trạng thổi phồng chính mình, khát vọng được chú ý, ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Ái kỷ ảnh hưởng xấu đến bản thân người bệnh và cả những người xung quanh. Các tác hại của bệnh ái kỷ như sau:

1. Không có mối quan hệ lâu dài, bền vững

Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ lâu dài, bền vững. Họ luôn muốn người khác tán dương, công nhận, khen ngợi bản thân. Trong khi đó, họ lại thiếu sự thấu hiểu, cảm thông với người khác.

Bệnh ái kỷ khiến người bệnh không thể có được mối quan hệ sâu sắc bền vững
Bệnh ái kỷ khiến người bệnh không thể có được mối quan hệ sâu sắc bền vững

Mối quan hệ của họ chủ yếu là quan hệ một chiều. Họ tập trung vào bản thân, đặt nhu cầu, lợi ích của mình lên hàng đầu, không quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người khác.

Họ tìm kiếm sự chú ý, tôn vinh từ người khác. Nhưng lại ghen tị khi người khác giỏi hơn mình. Luôn tìm cách để hạ thấp lòng tự trọng của người xung quanh.

Điều này khiến họ hầu như không có mối quan hệ bền vững. Bản thân người mắc ái kỷ có thể có nhiều mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ của họ lại thiếu sự sâu sắc.

2. Ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp và sự thăng tiến

Bản thân người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ có niềm tin mãnh liệt hoặc ảo tưởng mình tài giỏi, xuất chúng, độc đáo. Các khiếm khuyết trong tính cách như kiêu ngạo, thiếu sự đồng cảm, khinh thường người khác khiến họ dễ xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp và cấp trên.

Người mắc ái kỷ cũng gặp khó khăn trong việc chấp nhận thất bại. Thích nắm quyền hơn là hợp tác với người khác. Nên thường gặp khó khăn khi làm việc nhóm. Điều này ảnh hưởng đến sự nghiệp và dễ làm mất cơ hội thăng tiến của họ.

3. Dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu

Một trong những tác hại của bệnh ái kỷ chính là các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bên ngoài vỏ bọc hoàn hảo, hào nhoáng là một cái tôi rỗng tuếch, đầy bất an và lo lắng.

Người mắc bệnh ái kỷ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu
Người mắc bệnh ái kỷ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu

Sự thật là họ rất thiếu tự tin, rất sợ bị phê phán, sợ bị từ chối, sợ bị đánh giá. Họ luôn khát khao sự thừa nhận, chú ý của người khác. Vì họ không thể tự xây dựng lòng tự trọng của mình.

Họ không thể chấp nhận cảm xúc tội lỗi, tức giận hay sự biết ơn với người khác. Vì thế, khi bị chỉ trích, họ sẽ phản ứng quá mức, đổ lỗi hoặc đóng vai nạn nhân để thoát khỏi tình huống khó khăn. Họ không dám đối mặt với vấn đề mà sẽ chọn cách trốn tránh.

4. Gây mâu thuẫn, xung đột gia đình

Gia đình có người mắc ái kỷ (có thể là cha mẹ hoặc con cái) thường không hòa thuận, thường xuyên mâu thuẫn, xung đột. Khi người ái kỷ là cha mẹ, họ thường muốn kiểm soát mọi thứ theo ý mình, gây cảm giác áp bức lên các thành viên khác.

Họ cũng thường đổ lỗi, né tránh trách nhiệm, thiếu sự đồng cảm, không hề tôn trọng các thành viên trong gia đình. Họ luôn thực hiện mọi thứ theo ý mình, không lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.

Khi người mắc ái kỷ là con cái, không khí gia đình thường căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ thường nói dối, dễ gây xung đột và cố thao túng người khác. Trẻ đòi hỏi người khác đáp ứng nhu cầu của mình một cách quá đáng khiến cha mẹ cảm thấy bất lực trong việc giáo dục.

5. Tác hại của ái kỷ: Dễ bị cô lập, xa lánh

Hậu quả của ái kỷ chính là sự cô đơn và tình trạng dễ bị người khác cô lập, xa lánh. Họ có thể dễ dàng tạo dựng một mối quan hệ, nhưng mối quan hệ đó rất nhanh sẽ đổ vỡ. Vì họ quá kiêu ngạo, có thái độ khinh thường người khác, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm, chỉ tập trung vào bản thân, thích thao túng tâm lý tình huống.

Những người ái kỷ dễ bị cô lập, xa lánh vì không ai muốn bị thao túng, lợi dụng
Những người ái kỷ dễ bị cô lập, xa lánh vì không ai muốn bị thao túng, lợi dụng

Không ai có thể chấp nhận việc bản thân bị lợi dụng. Thêm vào đó, người ái kỷ lấy đi của người xung quanh họ cảm xúc tích cực, trả lại bằng cảm xúc tiêu cực, sự lạnh lùng, thù địch, kiểm soát hoặc miệt thị. Điều này khiến người khác nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ và xa lánh họ.

6. Khiến người khác tổn thương

Rối loạn nhân cách ái kỷ không chỉ tác động xấu đến bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh họ. Tác hại nghiêm trọng của ái kỷ chính là khiến người khác tổn thương.

Đã có rất nhiều người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực vì sếp ái kỷ, cha mẹ ái kỷ, vợ/chồng ái kỷ… Người ái kỷ giỏi thao túng gaslighting, sử dụng chiêu trò love bombing, kích động ngầm, cô lập người khác. Họ khéo léo trong việc giả vờ làm nạn nhân.

Hậu quả là những nạn nhân của họ thường rơi vào rối loạn tâm lý. Việc liên tục bị chỉ trích, bóc lột, bị thao túng tâm lý, bị hạ thấp lòng tự trọng khiến nạn nhân dễ bị trầm cảm rối loạn lo âu. Không ít trường hợp tìm đến chuyên gia tâm lý và được đánh giá là trầm cảm. Mà nguyên nhân là vì chồng ái kỷ, sếp ái kỷ, mẹ ái kỷ…

7. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, dễ tan vỡ

Cuộc sống hôn nhân dễ tan vỡ là tác hại của bệnh ái kỷ thường gặp. Hầu hết người ái kỷ đều gặp vấn đề trong hôn nhân. Mà đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng là vợ hoặc chồng của họ.

Hôn nhân tan vỡ là một trong những tác hại của bệnh ái kỷ
Hôn nhân tan vỡ là một trong những tác hại của bệnh ái kỷ

Người ái kỷ rất dễ ngoại tình và thường không có cảm giác tội lỗi. Họ cho rằng việc ngoại tình rất bình thường, hiển nhiên. Họ luôn tìm kiếm nguồn cung cảm xúc, sự tán dương, ngưỡng mộ của người khác.

Họ luôn chỉ trích, hạ thấp người bạn đời của mình, khiến họ có cảm giác được ban ơn, phụ thuộc. Họ không quan tâm đến cảm xúc của người kia, thiếu đi sự đồng cảm, chỉ biết bóc lột, thao túng người khác. Thậm chí còn cố tình cô lập, chia rẽ các mối quan hệ của người bạn đời với người thân, bạn bè.

Do đó, sau một thời gian chung sống, hoặc họ sẽ ruồng bỏ người bạn đời và đến bên người khác. Hoặc người bạn đời ấy không thể chịu nổi cuộc sống hôn nhân bất hạnh, tìm cách thoát khỏi người ái kỷ.

8. Lạm dụng chất – Hậu quả nghiêm trọng của ái kỷ

Rất nhiều người ái kỷ lạm dụng rượu bia, chất kích thích. Họ thường phải trải qua các cảm xúc tiêu cực, có xu hướng trốn tránh trách nhiệm, không muốn đối diện thực tế. Do đó, họ tìm đến rượu bia, ma túy, chất kích thích để trốn tránh cảm giác tiêu cực.

Người ái kỷ biết hối hận, nhưng họ sẽ không thừa nhận cảm giác này. Họ cũng nhạy cảm, dễ tổn thương với sự phê bình, chỉ trích. Và vì thiếu khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát hành vi, nên họ sẽ giải tỏa các căng thẳng thông qua việc sử dụng chất.

Việc bị cô lập, xa lánh có thể khiến họ tìm kiếm sự an ủi qua việc sử dụng chất. Điều này rất nguy hiểm, bởi lẽ việc lạm dụng chất trong thời gian dài có thể gây rối loạn sử dụng chất, nghiện rượu bia, ma túy…

9. Dễ gây ra hành vi mạo hiểm

Người ái kỷ thường có xu hướng dễ gây ra hành vi mạo hiểm. Do họ có nhu cầu mạnh mẽ, khát khao được người khác chú ý và ngưỡng mộ. Họ các thấy mình đặc biệt, độc đáo, vượt trội hơn người, và coi thường nguy cơ nguy hiểm.

Việc thích cảm giác mới lạ có thể khiến người ái kỷ liên tục tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, họ thực hiện các hành vi mạo hiểm để tăng sự kích thích. Khi có cảm giác bị đe dọa, chỉ trích, họ sẽ cố gắng làm mọi thứ, kể cả những hành vi không chính đáng để hạ bệ đối thủ.

Đồng thời, người ái kỷ cũng có nguy cơ phạm tội cao. Họ không dễ dàng chấp nhận luật lệ và giới hạn. Họ cho rằng bản thân có đặc quyền, có thể dễ dàng thao túng tình huống, có nhu cầu kiểm soát cao nên dễ gây ra các hành vi phạm tội.

10. Nguy cơ tự sát cao

Theo Tuổi Trẻ Online, một chàng trai tên Danny Bowman, 19 tuổi ở anh nghiện selfie. Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để chụp ảnh chính mình, và đăng lên mạng xã hội, với mong muốn được bạn bè khen ngợi.

Bên cạnh những lời khen ngợi, cậu cũng nhận được những lời chê bai. Trong một phút tuyệt vọng, chàng trai đã tự tử. May mắn là mẹ cậu đã kịp thời phát hiện và cứu cậu.

Người ái kỷ dễ tự sát vì không chấp nhận được lời chỉ trích hoặc thất bại
Người ái kỷ dễ tự sát vì không chấp nhận được lời chỉ trích hoặc thất bại

Có thể thấy, người ái kỷ dễ tự sát, vì họ gặp khó khăn trong việc đối mặt với những lời chỉ trích, hoặc không thể đối mặt với thất bại. Họ cũng dễ tự tử vì trầm cảm, rối loạn lo âu, do cảm giác bất lực trong việc kiểm soát tình huống.

Cách tự đối phó với bệnh ái kỷ

Đối phó với bệnh ái kỷ là cả một quá trình phức tạp. Nếu bản thân bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc loại rối loạn tâm lý này, tốt nhất nên:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn: Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn tìm hiểu về bản thân. Nhận diện các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh, phát triển kỹ năng đối phó phù hợp.
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực: Người mắc ái kỷ cần phải tự ý thức được vấn đề của bản thân và mong muốn thay đổi. Hãy cố gắng cởi mở với gia đình, bạn bè, để tăng cường sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Học cách đồng cảm với người khác: Bạn phải học cách đồng cảm với người khác. Nên tập trung vào việc lắng nghe, cảm nhận cảm xúc, suy nghĩ của người xung quanh. Học hỏi cách đối xử với người khác qua sách báo, phim ảnh.
  • Thực hành lòng biết ơn: Bạn hãy viết ra những điều khiến bạn biết ơn trong cuộc sống. Cố gắng nhìn nhận và ghi nhận những điều tích cực mà người khác làm cho bạn. Dành thời gian để viết một tin nhắn hay một bức thư cảm ơn ai đó vì đã giúp đỡ bạn.
  • Học cách chấp nhận thất bại: Bạn cần học cách chấp nhận sự từ chối, chấp nhận sự thất bại. Cần phải chấp nhận rằng, không phải ai cũng sẽ tán đồng ý kiến của bạn.
  • Học cách chấp nhận chính mình: Con người ai cũng có khuyết điểm, hãy nhìn nhận con người thật, giá trị thật của bạn. Cho bản thân thời gian và kiên nhẫn với quá trình thay đổi.

Tác hại của bệnh ái kỷ rất nghiêm trọng, vừa ảnh hưởng đến bản thân người mắc ái kỷ, vừa ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn nhân cách ái kỷ, cách tốt nhất là bạn nên đến tìm bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Tài liệu tham khảo: 

  • https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC1857317/
  • https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5679127/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm giai đoạn 2 là tình trạng các triệu chứng trầm cảm đã trở nên rõ ràng và dễ nhận biết
Trầm cảm giai đoạn 2 (cấp độ 2): Biểu hiện và Cách điều trị

Trầm cảm có thể được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, trầm cảm giai đoạn 2 còn gọi là trầm cảm trung...

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ chính là nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm, mới khởi phát trầm...

Ngủ nhiều có phải trầm cảm không là thắc mắc của nhiều người
Ngủ nhiều có phải là dấu hiệu của trầm cảm không?

Rất nhiều người băn khoăn không biết ngủ nhiều có phải trầm cảm không. Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng,...

Thực phẩm giúp tăng chiều cao của trẻ
17 thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả nhanh

Bên cạnh gen di truyền, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tăng...