Tự khen mình đẹp là bị gì? Có phải tự luyến?

Tự khen mình đẹp là một lời động viên tinh thần, giúp bản thân tự tin và vui vẻ hơn. Tuy nhiên, tự khen mình đẹp có thể là biểu hiện của một rối loạn sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân mình xinh đẹp, cảm thấy yêu chính mình quá mức, đừng chủ quan, có thể bạn đang mắc một loại rối loạn nhân cách nguy hiểm. 

Tự khen mình đẹp là bị gì?

Tự khen mình đẹp hay tự nhận mình xinh là điều hết sức bình thường. Đôi khi, đây chỉ là sự tự tin về bản thân, là một lời tự động viên để duy trì sự tự tôn, giúp chúng ta có một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Ai cũng nên yêu bản thân mình, nên khen ngợi chính mình để cuộc đời được an vui và hạnh phúc.

Tự khen mình đẹp có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ
Tự khen mình đẹp có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc thường xuyên tự khen mình đẹp có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Người mắc loại bệnh tâm lý này thường yêu bản thân quá mức, luôn có nhu cầu được chú ý và khát khao nhận được sự khen ngợi, tán dương từ người khác.

Tự khen mình đẹp là bệnh gì? Đây rất có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ. Bệnh ái kỷ (Narcissistic personality disorder – NPD) là bệnh lý sức khỏe tâm thần thuộc nhóm rối loạn nhân cách.

Người mắc loại rối loạn này luôn thổi phồng, lý tưởng hóa, phóng đại ngoại hình và năng lực của bản thân. Họ khát khao được chú ý, ngưỡng mộ, luôn muốn người khác phải khen ngợi, thừa nhận, tán thưởng rằng họ xinh đẹp.

Nghiên cứu về việc tự khen mình đẹp ở người ái kỷ

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc tự khen mình đẹp và bệnh ái kỷ. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Jean Twenge và Tiến sĩ Keith Campbell trong cuốn sách The Narcissism Epidemic (2009) chỉ ra rằng, tự khen mình đẹp là một trong nhiều dấu hiệu của ái kỷ.

Trong bài test rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Inventory – NPI), cũng có các câu hỏi đề cập đến sự tự khen ngợi về ngoại hình như:

  • Đề mục 29: Tôi thích tự ngắm mình trong gương +1 điểm
  • Đề mục 26: Tôi thích được khen ngợi +1 điểm
  • Đề mục 30: Tôi thích trở thành trung tâm của sự chú ý +1 điểm
  • Đề mục 19: Tôi thích nhìn ngắm cơ thể mình +1 điểm
  • Đề mục 15: Tôi thích khoe hình thể của mình +1 điểm
  • Đề mục 38: Tôi khó chịu khi mọi người không chú ý đến ngoại hình của tôi ở nơi công cộng +1 điểm.

Như vậy, với thắc mắc “tự nhận mình đẹp là bệnh gì?”, theo các chuyên gia, việc một người thường tự nhận mình đẹp có thể là bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa ái kỷ đang ngày càng tăng trong xã hội. Khi mà các nền tảng mạng xã hội và văn hóa thời đại đề cao quá mức về cái đẹp và hình ảnh bản thân.

Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, từ ái kỷ, Narcissistic trong tiếng anh, lấy tên từ Narcissus. Đây là tên của một thợ săn, con trai của nữ thần Liriope trong thần thoại Hy Lạp. Narcissus say mê vẻ đẹp của chính mình, hàng ngày chàng quỳ bên hồ để chiêm ngưỡng bản thân cho đến khi chết đi.

Tự khen mình đẹp khi nào là rối loạn nhân cách ái kỷ?

Không phải lúc nào, việc tự khen mình đẹp đều là dấu hiệu của ái kỷ. Việc tự tin về ngoại hình, tự khen chính mình là biểu hiện của lòng tự tôn lành mạnh. Ái kỷ là bệnh tâm lý, được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Người mắc bệnh ái kỷ có nhiều khiếm khuyết trong tính cách, khiến người xung quanh họ cực kỳ mệt mỏi và khó chịu.

Tự khen mình đẹp, khát khao sự công nhận của người khát và thiếu sự đồng cảm là biểu hiện của ái kỷ
Tự khen mình đẹp, khát khao sự công nhận của người khát và thiếu sự đồng cảm là biểu hiện của ái kỷ

Tự khen mình đẹp ở người ái kỷ không phải là một cảm xúc lành mạnh. Một người thường tự nhận mình đẹp được xem là ái kỷ khi:

  • Dành nhiều thời gian để chăm chút ngoại hình
  • Tin rằng mình thật sự rất xinh đẹp, rất độc đáo
  • Thường xuyên cần được khen ngợi và công nhận
  • Phản ứng quá mức, bực tức khi người khác chê bai mình không đẹp
  • Cho rằng mình phải được ưu ái, có đặc quyền riêng
  • Cảm thấy thỏa mãn khi được người khác khen ngợi, chú ý, dù đó chỉ là lời “nịnh bợ”
  • Cho rằng người khác ghen tị với vẻ đẹp của mình
  • Có cảm giác ghen tị, lo lắng khi thấy người khác có ngoại hình vượt trội hơn
  • Xem thường người khác, lợi dụng người khác mà không thấy tội lỗi
  • Khéo ăn nói, có cảm giác dễ dàng thao túng tâm lý người khác
  • Kiêu ngạo, không bao giờ giao tiếp với những người không cùng đẳng cấp.

Tự khen mình đẹp rồi bắt người khác công nhận, luôn chú ý quá mức đến ngoại hình, khát khao được người khác chú ý là bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần. Có 3 đặc điểm chính ở người mắc loại rối loạn nhân cách này là phóng đại bản thân quá mức, luôn muốn được tán dương, chú ý và có nhiều khiếm khuyết trong nhân cách.

Tác hại của việc thường xuyên tự khen mình đẹp

Người tự khen mình đẹp, thiếu sự đồng cảm với người khác, muốn là trung tâm của sự chú ý thường không ý thức được vấn đề của bản thân. Đây là một bệnh tâm lý, ảnh hưởng nhiều đến bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Họ thường có các mối quan hệ hời hợt, thiếu sâu sắc, rất cô đơn và dễ bị cô lập. Sâu bên trong vẻ ngoài tự tin, kiêu ngạo là sự lo lắng, sợ hãi. Họ cũng rất dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, có cuộc sống hết sức bất ổn.

Việc tự khen mình đẹp không có gì là xấu. Ngược lại còn rất tốt, là một cách tự động viên bản thân lành mạnh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tự nhận mình đẹp, luôn yêu cầu người khác phải công nhận sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng.

Tác hại của việc thường xuyên tự khen mình đẹp ở người ái kỷ:

  • Gia tăng tính ái kỷ, phụ thuộc sự công nhận, chú ý của người khác để tìm kiếm sự tự tin
  • Tăng mâu thuẫn giữa các mối quan hệ, khiến người khác cảm thấy không thoải mái
  • Tác động xấu đến sức khỏe tinh thần, tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Làm giảm sự tự tôn cá nhân lành mạnh, cản trở sự phát triển kỹ năng, hạn chế khả năng học hỏi
  • Làm suy giảm khả năng đồng cảm, có xu hướng xem bản thân là trung tâm
  • Phát triển sự kiêu ngạo và thái độ coi thường người khác, phá vỡ các mối quan hệ

Tự khen mình đẹp, luôn yêu cầu sự công nhận từ người khác, khát khao được chú ý và thiếu sự cảm thông là dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Đây là một rối loạn sức khỏe tâm thần, cần được can thiệp. Nếu có các biểu hiện của bệnh ái kỷ, tốt nhất bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm giai đoạn 2 là tình trạng các triệu chứng trầm cảm đã trở nên rõ ràng và dễ nhận biết
Trầm cảm giai đoạn 2 (cấp độ 2): Biểu hiện và Cách điều trị

Trầm cảm có thể được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, trầm cảm giai đoạn 2 còn gọi là trầm cảm trung...

Bệnh tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và hướng can thiệp
Bệnh tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và hướng can thiệp

Những dấu hiệu về bệnh tự kỷ ở trẻ em xuất hiện rất sớm trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ, thường là trước...

Trẻ cần tự thực hiện bài test hoặc được hỗ trợ thực hiện bởi cha mẹ, chuyên gia tâm lý
Bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS (Độ tuổi 10 – 20)

Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS là bộ câu hỏi được sử dụng để phát hiện và đánh giá mức độ trầm...

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Phòng ngừa bạo lực học đường: Vấn đề của toàn xã hội

Môi trường học đường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trường học văn minh thì xã...