Hội chứng Trầm cảm cười: Biểu hiện và biện pháp khắc phục

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng với nụ cười lạc quan và thái độ tích cực bên ngoài nhưng bên trong là cảm giác buồn bã, mặc cảm, tội lỗi, bi quan, hoảng loạn. Trầm cảm cười có thể rất đáng sợ, thậm chí còn nguy hiểm hơn so với chứng trầm cảm thông thường. 

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười (Smiling depression) là loại trầm cảm chức năng cao, còn được gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Ở hội chứng này, người bị rối loạn trầm cảm sẽ thể hiện cảm xúc lạc quan, cười nói vui vẻ bình thường. Mặc dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ.

Ở người trầm cảm cười, sự bất ổn được khéo léo che giấu bằng nụ cười
Ở người trầm cảm cười, sự bất ổn được khéo léo che giấu bằng nụ cười

Hội chứng này thể hiện sự uể oải, buồn bã kéo dài. Làm thay đổi thói quen ăn uống và giấc ngủ. Không phải lúc nào các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm cười cũng được thể hiện ra ngoài như những rối loạn trầm cảm khác.

Người bị trầm cảm thường có xu hướng che giấu các triệu chứng hay vấn đề mà mình đang gặp phải. Do đó, nhìn bên ngoài, họ là người lạc quan, vui vẻ, có khả năng điều chỉnh và kiểm soát tốt cuộc sống của mình. Thế nhưng, thực tế là họ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bất ổn trong nội tâm cũng như xung đột trong tâm trí.

Nguyên nhân gây trầm cảm cười

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc đặc biệt. Cũng giống như các rối loạn trầm cảm khác, tình trạng này liên quan đến nhiều yếu tố. Nhất là yếu tố áp lực khiến họ phải che giấu cảm xúc thật của bản thân, phải tỏ ra thật vui vẻ, hạnh phúc.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của chứng trầm cảm cười
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của chứng trầm cảm cười

Các nguyên nhân gây trầm cảm cười có thể kể đến như:

  • Yếu tố sinh học: Do di truyền, sự mất cân bằng hóa học trong não hoặc những vấn đề về sức khỏe tâm thần khác (rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu)
  • Yếu tố tâm lý: Tác động từ đau thương mất mát, ám ảnh từ tuổi thơ bị bạo hành, lạm dụng, thất nghiệp, ly hôn, mất người thân. Người có lòng tự trọng thấp, gặp khó khăn trong công việc…
  • Yếu tố cá nhân: Có tính cách cầu toàn, nhạy cảm với phê bình, có xu hướng giữ kín cảm xúc
  • Yếu tố xã hội và môi trường: Áp lực từ việc học tập, từ xã hội, môi trường sống không ổn định, kỳ vọng từ gia đình, bạn bè quá cao
  • Tác động từ mạng xã hội: Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội, cảm giác cô đơn dù có nhiều bạn bè, áp lực phải duy trì một hình ảnh hoàn hảo
  • Thiếu hỗ trợ xã hội: Không có nền tảng gia đình vững chắc, thiếu liên kết xã hội, không có nhiều bạn bè thân thiết…

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trầm cảm cười

Rất khó để nhận biết trầm cảm cười, loại rối loạn trầm cảm này rất mơ hồ. Không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nổi bật nào ngoài nỗi buồn kéo dài hoặc cảm giác có gì đó bất ổn. Mọi suy nghĩ và cảm xúc chân thật của người gặp rối loạn trầm cảm loại này đều được cẩn thận che giấu bên trong nụ cười và thái độ sống tích cực.

Các dấu hiệu nhận biết loại rối loạn trầm cảm này thường không quá rõ ràng
Các dấu hiệu nhận biết loại rối loạn trầm cảm này thường không quá rõ ràng

Đặc điểm nổi bật của trầm cảm cười là nỗi buồn sâu thẳm kéo dài. Ở từng người, các biểu hiện của rối loạn trầm cảm cười sẽ có sự khác biệt nhất định. Các dấu hiệu nhận biết trong nội tâm:

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay cáu gắt, giận dữ
  • Mất hứng thú với việc mình đã từng rất thích thú
  • Thường có cảm giác tuyệt vọng, tự ti, thiếu tự tin
  • Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vào cuối ngày mà không rõ nguyên nhân
  • Luôn phải cố thức dậy vào mỗi sáng và bắt đầu thực hiện các hoạt động một cách miễn cưỡng
  • Khó khăn trong việc hoàn thành công việc, mất tập trung, thiếu năng lượng
  • Hay cảm giác tiêu cực, xấu hổ, hụt hẫng, tự trách, không có động lực
  • Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi họp hành, thảo luận, vui chơi
  • Ít quan tâm đến sức khỏe, không chú trọng chăm sóc sắc đẹp, ngoại hình
  • Không có động lực để bắt đầu làm bất cứ việc gì
  • Mệt mỏi, thờ ơ, thay đổi khẩu vị, cân nặng

Mặc dù bên trong vô cùng bất ổn, tuy nhiên, nhìn bên ngoài người gặp rối loạn trầm cảm cười lại có những biểu hiện như:

  • Tích cực, lạc quan, hoạt động cao
  • Có công việc ổn định, lối sống lành mạnh
  • Có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, trọn vẹn
  • Là người vui vẻ, hài hước, thường tươi cười.

Trầm cảm cười nguy hiểm ra sao?

Các dạng rối loạn trầm cảm kéo dài thường có mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt là trầm cảm cười. Lý do là các biểu hiện của loại rối loạn tâm lý này không phải lúc nào cũng được thể hiện ra ngoài giống các chứng trầm cảm khác. Người ngoài rất khó phát hiện sự bất ổn ở người gặp vấn đề tâm lý, chỉ có bản thân họ mới cảm nhận được sự bất ổn của chính mình.

Trầm cảm cười cũng nguy hiểm không kém gì các rối loạn trầm cảm khác
Trầm cảm cười cũng nguy hiểm không kém gì các rối loạn trầm cảm khác

Không chỉ vậy, người rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm cười thậm chí có thể không biết mình đang có các triệu chứng trầm cảm. Bởi bề ngoài họ khoác lên vẻ vui vẻ, lạc quan, năng động, việc chẩn đoán loại rối nhiễu tâm lý này không hề đơn giản.

Điều nguy hiểm nhất là tỷ lệ tự tử ở người mắc chứng trầm cảm cười cao hơn các loại trầm cảm khác. Họ thường cho rằng cảm giác buồn bã của mình là một phần không thể thay đổi của cuộc sống, ai cũng gặp phải nên không tìm kiếm sự giúp đỡ. Do kịp thời phát hiện, can thiệp trị liệu, dẫn đến mức độ trầm cảm ngày càng trầm trọng, khiến họ thấy bế tắc, có suy nghĩ tự tử.

Biện pháp khắc phục trầm cảm cười

Để khắc phục trầm cảm cười, cần có kế hoạch trị liệu toàn diện dưới với sự hỗ trợ đắc lực từ các chuyên gia tâm lý. Dưới đây là một số biện pháp giúp vượt qua trầm cảm:

1. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Người bị trầm cảm cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ về sức khỏe tâm thần hoặc chuyên gia chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán, có kế hoạch trị liệu cụ thể. Thường là:

  • Tư vấn tâm lý: Các buổi tư vấn tâm lý với chuyên gia sẽ giúp người mắc trầm cảm hiểu rõ về vấn đề của mình và có kỹ năng đối phó hợp lý.
  • Trị liệu nhận thức hành vi: Phương pháp này giúp thay đổi các suy nghĩ tiêu cực, loại bỏ các hành vi không lành mạnh, từ đó hỗ trợ vượt qua cơn trầm cảm.
  • Dùng thuốc: Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để điều chỉnh hóa học não, giảm lo âu và cải thiện tâm trạng.

2. Xây dựng và duy trì các mối quan hệ

Xây dựng những mối quan hệ mới, phù hợp, loại bỏ các mối quan hệ độc hại, không cần thiết sẽ giúp người bị rối loạn cảm xúc cân bằng tốt hơn. Cụ thể:

  • Kết nối với người thân, bạn bè: Chia sẻ cảm xúc với người đáng tin cậy, thật lòng yêu thương bạn sẽ giúp giảm cảm giác cô đơn và áp lực.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ: Các nhóm hỗ trợ cho người trầm cảm là nơi thích hợp để chia sẻ, nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ từ người có cùng hoàn cảnh.

3. Học cách quản lý căng thẳng

Căng thẳng, áp lực là những yếu tố hàng đầu gây trầm cảm. Vì thế học cách quản lý căng thẳng, cân bằng cảm xúc bằng cách:

  • Ngồi thiền: Có tác dụng nâng cao khả năng tập trung, loại bỏ cảm xúc tiêu cực, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ổn định tinh thần và hỗ trợ cân bằng năng lượng.
  • Yoga: Có tác dụng giảm suy nhược thần kinh trung ương, tăng lượng máu lên não, thúc đẩy sản sinh serotonin giúp trấn an tinh thần, cải thiện các triệu chứng của trầm cảm cười.
  • Dành thời gian cho bản thân: Chú trọng chăm sóc bản thân, dành thời gian thư giãn và làm những điều mình thích để giải tỏa cảm xúc.
Ngồi thiền giúp giải tỏa cảm xúc, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi
Ngồi thiền giúp giải tỏa cảm xúc, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi

4. Phát triển tư duy tích cực

Bản thân người rối loạn trầm cảm cần nhận thức và chấp nhận cảm xúc, không đặt áp lực quá lớn cho bản thân. Cần hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là bình thường, không nhất thiết phải che giấu đi. Đồng thời, có thể phát triển tư duy tích cực bằng cách:

  • Viết nhật ký cảm xúc, ghi chép lại những cảm xúc và suy nghĩ hàng ngày
  • Tạo thói quen viết ra những điều mình cảm thấy biết ơn mỗi ngày
  • Thiết lập các mục tiêu nhỏ để hướng đến mục tiêu lớn thay vì đặt mục tiêu quá lớn ngay từ lúc bắt đầu.

5. Thay đổi lối sống

Lối sống và chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Vì thế, chúng ta nên:

  • Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dụng thường xuyên, điều độ để giảm căng thẳng
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Ngủ đủ giấc, vệ sinh giấc ngủ, “cài đặt lại” đồng hồ sinh học để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trầm cảm cười rất khó phát hiện, có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp, trị liệu tâm lý kịp thời. Khắc phục các rối loạn trầm cảm là cả một quá trình, cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp để cải thiện tình trạng của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Phòng ngừa bạo lực học đường: Vấn đề của toàn xã hội

Môi trường học đường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trường học văn minh thì xã...

Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ từ 11 đến 14 tuổi
Rối loạn ăn uống ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Rối loạn ăn uống ở trẻ em xảy ra phổ biến, nhất là nhóm trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14. Rối loạn ăn...

ADHD ở người lớn có thể liên quan đến yếu tố di truyền, mất cân bằng hóa chất sinh học não
Tìm hiểu rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là loại rối loạn sức khỏe tâm thần đặc trưng bởi các vấn đề như...

Người ái kỷ phụ thuộc vào người khác để nuôi dưỡng cái tôi nhưng cũng sợ việc bị phụ thuộc vào người khác
Người ái kỷ sợ gì nhất? Những điều giúp bạn thấu hiểu họ

Những người ái kỷ thường tỏ ra tự cao tự đại, thích khoe khoang, khoác lác, giỏi thao túng người khác. Thế nhưng sau vẻ...