Bài test trầm cảm khi mang thai giúp kiểm tra nhanh mức độ
Bài test trầm cảm khi mang thai là công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện trầm cảm và đánh giá mức độ trầm cảm ở mẹ bầu. Việc sử dụng công cụ test trầm cảm tại nhà có thể giúp mẹ bầu xác định được vấn đề mà mình đang gặp phải, từ đó có biện pháp can thiệp, xử lý phù hợp.
Ảnh hưởng của trầm cảm đến thai kỳ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, phức tạp, thuộc nhóm rối loạn tâm thần hành vi. Đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, cảm giác buồn bã chán nản, mất năng lượng, mất hứng thú kéo dài. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng mắc trầm cảm.
Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các ảnh hưởng của trầm cảm như sau:
- Khiến mẹ bầu gạt đi nhu cầu cá nhân, ít chú ý chăm sóc bản thân cũng như chăm sóc cho thai nhi
- Dễ rơi vào tình trạng lạm dụng chất như sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, tác động tiêu cực đến thai kỳ
- Cản trở khả năng gắn kết giữa mẹ bầu và thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển em bé
- Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai nhi còi cọc, nhẹ cân, kém phát triển, nguy cơ trẻ sinh ra chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ,
- Tăng nguy cơ có hành vi tự hại, tự tử đặc biệt nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Bài test trầm cảm khi mang thai là gì?
Bài test trầm cảm sau sinh thực chất là bộ câu hỏi được sử dụng để sàng lọc, phát hiện và đánh giá mức độ trầm cảm của mẹ bầu. Bài test này được thiết kế dựa trên các triệu chứng thường gặp ở trầm cảm, do mẹ bầu tự thực hiện. Cần trả lời một cách khách quan, chính xác để nhận được kết quả có độ chính xác cao nhất.
Thực tế, mẹ bầu có thể sử dụng bài test trầm cảm Beck hoặc bài test trầm cảm EPDS đều được. Trong đó, bài test EPDS là công cụ tầm soát được hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng để đánh giá trầm cảm khi mang thai và sau sinh. Bài test này sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi.
Bài test gồm 10 câu hỏi tự trả lời ngắn gọn, mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn tương ứng với 4 mức độ (4 điểm số) khác nhau. Mẹ bầu cần chọn duy nhất 1 đáp án, mô tả gần nhất tình trạng mình gặp phải trong 2 tuần gần nhất. Các câu hỏi này tương đối ngắn gọn, dễ hiểu. Sau khi thu được kết quả, chỉ cần tiến hành cộng điểm của tất cả các câu, đối chiếu với thang đo để biết được mình có nguy cơ trầm cảm hay không.
→Xem thêm: Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác
Khi nào nên thực hiện bài test trầm cảm khi mang thai?
Như đã đề cập, trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đặc trưng của trầm cảm là sự thay đổi bất thường của cảm xúc, khí sắc, mẹ buồn bã, chán nản, mất năng lượng, mất hứng thú kéo dài. Tuy nhiên, đôi khi, các thay đổi tâm lý trong thay kỳ cũng dễ khiến mẹ nhầm lẫn với trầm cảm.
Việc test trầm cảm là cần thiết trong thai kỳ để giúp mẹ theo dõi sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, nên thực hiện bài test trầm cảm khi:
- Cảm thấy buồn bã, lo lắng, chán nản, không có hứng thú với cả những việc từng yêu thích trong thời gian dài, không rõ nguyên nhân
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, gặp khó khăn trong việc ăn uống, chán ăn, không muốn ăn dù đã qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
- Không có năng lượng, gặp khó khăn trong việc bắt đầu bất cứ công việc gì, bao gồm cả những việc thường ngày
- Suy nghĩ tiêu cực, có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc làm hại thai nhi
- Trong các giai đoạn chuyển đổi của thai kỳ như tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
Nội dung của bài test trầm cảm khi mang thai
Nội dung của bài test trầm cảm khi mang thai rất ngắn gọn. Gồm có 10 đề mục tương ứng với 10 câu hỏi tự trả lời ngắn gọn. Mỗi câu hỏi có 4 câu trả lời, chỉ cần chọn câu trả lời mô tả đúng nhất với trạng thái của bản thân trong 7 ngày qua.
Nội dung của bài test như sau:
1: Bạn có thể cười khi gặp được những chuyện hài hước hay không?
- Vẫn như trước – 0 điểm
- Không nhiều bằng trước – 1 điểm
- Rất ít – 2 điểm
- Hầu như không – 3 điểm
2. Bạn có cảm thấy thích thú và vẫn giữ được những thú vui trước đây không?
- Vẫn như trước – 0 điểm
- Không nhiều bằng trước – 1 điểm
- Rất ít – 2 điểm
- Hầu như không – 3 điểm
3. Bạn có tự trách, tự dằn vặt, đổi lỗi cho chính mình quá mức khi có chuyện sai hay không?
- Không có – 0 điểm
- Không thường xuyên – 1 điểm
- Thỉnh thoảng có tự trách – 2 điểm
- Luôn luôn tự trách chính mình – 3 điểm
4. Bạn thấy lo âu hoặc lo lắng quá mức, không rõ nguyên do
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
5. Bạn cảm thấy lo sợ, hoảng loạn mà không có lý do chính đáng
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
6. Bạn cảm thấy quá sức, thấy mọi việc trở nên quá khó khăn với mình?
- Không, tôi vẫn đang kiểm soát và xử lý mọi việc rất tốt – 0 điểm
- Hiếm khi cảm thấy quá sức – 1 điểm
- Thỉnh thoảng thấy quá sức, khả năng kiểm soát không tốt như trước – 2 điểm
- Mọi việc quá sức, gần như tôi không thể xử lý, kiểm soát mọi thứ – 3 điểm
7. Có cảm thấy buồn bã không vui đến mức trằn trọc không ngủ được hay không?
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
8. Bạn thấy buồn hoặc bất hạnh?
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
9. Bạn có từng thấy buồn đến phát khóc không?
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
10. Bạn có từng có ý nghĩ tự hại bản thân hoặc từ bỏ việc mang thai không?
- Không có – 0 điểm
- Hiếm khi – 1 điểm
- Thỉnh thoảng – 2 điểm
- Thường xuyên – 3 điểm
Kết quả thang đo đánh giá mức độ trầm cảm khi mang thai
Để thực hiện bài test, bạn tiến hành đọc lần lượt từng đề mục, chọn câu trả lời mô tả gần đúng nhất trạng thái của mình. Liệt kê số điểm tương ứng ở mỗi câu một cách rõ ràng. Sau đó tiến hành cộng điểm của từng mục để đối chiếu với thang đo. Kết quả nhận được trong thang đo sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn.
Kết quả của thang đo như sau:
- Tổng điểm dưới 9: Bạn chưa có dấu hiệu trầm cảm
- Tổng điểm từ 9 – 12: Bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc trầm cảm nhẹ
- Tổng điểm 10 – 14 : Bạn có thể đã mắc trầm cảm khi mang thai trung bình
- Tổng điểm từ 15 – 19: Trầm cảm nặng, cần được hỗ trợ chuyên nghiệp
- Tổng điểm trên 20: Rất nghiêm trọng, cần tìm trợ giúp từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý ngay
Khi có tổng điểm dưới 9, bạn không cần lo lắng, chỉ cần theo dõi trạng thái sức khỏe tinh thần. Nếu cảm thấy thường xuyên buồn bã, chán nản, hãy thực hiện bài test thêm vài lần. Hoặc có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ.
Đối với trường hợp tổng điểm trên 9, lúc này bạn đã có các dấu hiệu của trầm cảm. Dù trầm cảm ở mức độ nào đi chăng nữa, bạn cũng nên đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng mà mình đang gặp phải. Từ đó có phương pháp can thiệp, cải thiện, điều chỉnh sao cho phù hợp.
Khi tổng điểm trên 15, lúc này bạn đã mắc trầm cảm nặng. Trầm cảm nặng rất nguy hiểm, có thể khiến mẹ thường xuyên có ý nghĩ tự hại, cảm giác không cần em bé, thậm chí có ý nghĩ tự sát. Những ý nghĩ này xuất hiện khi gặp điều kiện thích hợp và luôn thường trực trong tâm trí mẹ bầu. Liên quan đến sự sụp đổ tinh thần, cảm thấy cái chết chính là sự giải thoát. Chỉ khi vượt qua trầm cảm thì tình trạng này mới có thể biến mất.
Bài test trầm cảm khi mang thai có chính xác không?
Bài test trầm cảm EPDS cho phụ nữ mang thai và sau sinh là công cụ phát hiện trầm cảm được sử dụng tại nhiều bệnh viện, trung tâm tâm lý. Bài test này giúp mẹ tự đánh giá trạng thái sức khỏe tâm thần của bản thân, rất hữu hiệu và có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, kết quả của bài test chỉ mang tính chất tham khảo, đôi khi không chính xác, do phụ thuộc vào mức độ nhận biết của chị em về trạng thái tinh thần của mình. Bài test trầm cảm khi mang thai không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Theo DSM-V, để chẩn đoán trầm cảm, cần có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau:
- Tâm trạng buồn bã, chán nản kéo dài, thường trực gần như cả ngày
- Giảm hứng thú, không tìm thấy niềm vui trong tất cả mọi hoạt động
- Giảm hoặc tăng cân, ăn ít hoặc ăn nhiều quá mức so với mọi ngày
- Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá mức
- Hành động chậm chạp hoặc quá kích động
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
- Cảm giác vô dụng, tội lỗi hoặc ảo tưởng
- Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, thiếu quyết đoán
- Thường suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, điều mà mẹ bầu và gia đình cần làm chính là tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Có thể trao đổi với bác sĩ thăm khám trực tiếp để được tư vấn, giới thiệu một số bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý giỏi, chuyên sâu.
Có khoảng 14 – 23% mẹ bầu có biểu hiện trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này không dễ được phát hiện do dễ nhầm lẫn với sự nhạy cảm, bất ổn về mặt cảm xúc liên quan đến các rối loạn trong thai kỳ. Việc sử dụng bài test trầm cảm khi mang thai sẽ hữu ích để chị em xác định mình có bị trầm cảm hay không, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao người trầm cảm muốn tự tử? Điều cần biết
- Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện, cách khắc phục và phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!