Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác

Trầm cảm sau sinh tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ước tính chiếm tỷ lệ 15 – 20% và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bài test trầm cảm sau sinh EPDS là bộ câu hỏi gồm 10 đề mục, giúp các mẹ tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân. 

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS là gì?

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) là bộ công cụ giúp đánh giá nhanh tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. EPDS được phát triển bởi các nhà tâm lý học hàng đầu. Được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng để tầm soát trầm cảm sau sinh.

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh
Bài test trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) được sử dụng để phát hiện và đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh

Bài test là bộ câu hỏi gồm 10 đề mục, mỗi câu hỏi có 4 phản hồi tương ứng với 4 mức độ cảm xúc mà mẹ trải qua trong tuần. Dựa vào tình trạng của bản thân mà mỗi cá nhân sẽ đưa ra một phản hồi nhất định. Các phản hồi này được quy đổi sang điểm số tương ứng. Kết quả được xác định dựa trên tổng số điểm của tất cả các đề mục trong bài test.

Các câu hỏi trong bài test chủ yếu tập trung vào triệu chứng, hành vi tâm lý của mẹ. Từ đó giúp đánh giá được mức độ trầm cảm, các triệu chứng thường là buồn bã, mất ngủ, khó ngủ, không vui, cảm giác tội lỗi…

Cách sử dụng bài test trầm cảm sau sinh EPDS

EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 4 phản hồi tương ứng, được đánh giá theo mức độ tăng dần. Điểm của các phản hồi tăng dần từ 0 – 3. Cách sử dụng bài test như sau:

  • Bước 1 – trả lời câu hỏi: Mẹ bỉm sẽ tự mình trả lời từng câu hỏi trong bảng EPDS. Chọn một câu trả lời mô tả gần nhất với tình trạng tâm lý mà mình trải qua trong 7 ngày vừa qua, bao gồm ngay hiện tại.
  • Bước 2 – tính tổng điểm: Mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với 1 số điểm nhất định, cộng tất cả điểm của 10 câu hỏi để tiến hành đối chiếu kết quả.
  • Bước 3 – Đối chiếu kết quả: Điểm số thu được có thể dao động từ 0 – 30, mẹ tiến hành đối chiếu với thang đo để xác định mức độ trầm cảm sau sinh của mình.

Bài test là công cụ để đánh giá trầm cảm sau sinh. Đồng thời cũng được xem là công cụ để sàng lọc và chẩn đoán mức độ bệnh. Mục đích của bài test này như sau:

  • Giúp cá nhân tự đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân
  • Dự đoán sức khỏe tinh thần, xác định mức độ của vấn đề tâm lý
  • Tổng hợp thông tin, chẩn đoán mức độ trầm cảm từ đó đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp.
  • Theo dõi tiến triển của vấn đề tâm lý, đánh giá hiệu quả của phương án trị liệu.

Khi nào nên thực hiện bài test đánh giá trầm cảm sau sinh?

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS được khuyến cáo sử dụng để tầm soát trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh con. Chị em phụ nữ có thể tự thực hiện tại nhà hoặc được đề nghị thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám tâm lý chuyên sâu.

Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 - 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 – 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trầm cảm sau sinh ngày càng có xu hướng gia tăng. Do đó, phụ nữ sau sinh nên thực hiện bài test ít nhất một lần trong thời điểm từ 1 – 3 tháng sau sinh. Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm, rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm trong giai đoạn này.

Ước tính có khoảng 15 – 20% chị em mắc trầm cảm trong 6 tháng đầu tiên sau sinh. Nên thực hiện bài test trong giai đoạn này hoặc khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường về tâm lý như buồn chán, ủ rũ, mệt mỏi, căng thẳng, bất an, lo âu…

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS

Bài test là bộ câu hỏi gồm 10 đề mục, mỗi đề mục có 4 phương án trả lời. Nguyên tắc để thực hiện bài test là chỉ chọn 1 đáp án mô tả đúng nhất với tình trạng tâm lý, mức độ cảm xúc mà bạn đã và đang trải qua trong 7 ngày qua.

Nội dung của bài test EPDS như sau:

Câu 1: Trong 7 ngày qua, bạn có thể cười và thấy được những chuyện hài hước hay xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước không?

  • 0 điểm: Vẫn như trước đây
  • 1 điểm: Không nhiều bằng trước đây
  • 2 điểm: Có giảm sút rõ ràng
  • 3 điểm: Hầu như không

Câu 2: Bạn có thấy hân hoan đón khi nhận mọi việc không và vẫn giữ được thú vui trước đây chứ?

  • 0 điểm: Vẫn như trước kia
  • 1 điểm: Hơi giảm hơn so với trước
  • 2 điểm: Giảm hơn trước rất nhiều
  • 3 điểm: Hầu như không thể

Câu 3: Bạn có tự trách hay đổ lỗi cho chính mình một cách không cần thiết khi có chuyện sai hay không?

  • 0 điểm: Không, tôi không bao giờ như vậy
  • 1 điểm: Không thường xuyên
  • 2 điểm: Thỉnh thoảng có tự trách
  • 3 điểm: Tôi luôn luôn tự trách chính mình

Câu 4: Bạn có thấy lo lắng hoặc lo âu không rõ lý do hay không?

  • 0 điểm: Không bao giờ
  • 1 điểm: Hiếm khi lo âu hoặc lo lắng mà không rõ nguyên do
  • 2 điểm: Thỉnh thoảng thấy lo lắng, lo âu
  • 3 điểm: Thường xuyên lo lắng mà không rõ nguyên do

Câu 5: Trong 7 ngày qua, bạn có cảm thấy lo sợ, hoảng loạn mà không có lý do chính đáng không?

  • 0 điểm: Không có
  • 1 điểm: Rất ít, không nhiều lắm
  • 2 điểm: Thỉnh thoảng thấy sợ hãi, đôi khi hoảng loạn
  • 3 điểm: Thường xuyên cảm thấy lo sợ, hoảng loạn.

Câu 6: Bạn có cảm thấy quá sức, thấy mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với mình không?

  • 0 điểm: Không tôi vẫn kiểm soát và xử lý mọi việc rất tốt
  • 1 điểm: Hầu hết thời gian tôi kiểm soát và xử lý tốt mọi việc
  • 2 điểm: Thỉnh thoảng tôi thấy quá sức, không kiểm soát tốt như trước đây
  • 3 điểm: Tôi gần nhưng không thể xử lý hay kiểm soát mọi việc.

Câu 7: Trong tuần qua, bạn có từng cảm thấy không vui đến mức trằn trọc không ngủ được hay không?

  • 0 điểm: Không chút nào
  • 1 điểm: Có nhưng không thường xuyên
  • 2 điểm: Có, thỉnh thoảng
  • 3 điểm: Hầu hết thời gian đều không vui tới mức khó ngủ

Câu 8: Bạn có thấy buồn hoặc bất hạnh hay không? 

  • 0: Không bao giờ
  • 1: Thỉnh thoảng thấy buồn, bất hạnh
  • 2: Có, khá thường xuyên
  • 3: Hầu hết thời gian đều thấy buồn hoặc bất hạnh.

Câu 9: Trong 7 ngày qua, bạn có từng thấy buồn đến mức phát khóc hay không?

  • 0: Không chưa bao giờ
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Khá thường xuyên
  • 3: Hầu hết thời gian đều thấy buồn đến mức phát khóc

Câu 10: Bạn đã từng xuất hiện ý nghĩa tự tổn thương cho mình hay chưa?

  • 0: Không chưa bao giờ
  • 1: Hiếm khi
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Thường xuyên muốn tự tổn thương chính mình.

Thang đo đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS

Khi thực hiện bài test EPDS, bạn cẩn đọc kỹ, cẩn thận từng câu hỏi. Sau đó chọn một câu phản ánh đánh giá đúng nhất tình trạng của mình trong 7 ngày qua. Chỉ chọn một câu trả lời cho mỗi đề mục,  tiếp đó cộng tổng số điểm của 10 đề mục để đối chiếu với thang đo kết quả.

Sau khi làm bài test và cộng điểm, bạn cần đối chiếu với kết quả dưới đây để đánh giá mức độ trầm cảm của mình. Kết quả như sau:

  • Tổng điểm trên dưới 9: Chưa có dấu hiệu trầm cảm
  • Tổng điểm từ 9 – 12: Trầm cảm mức độ nhẹ
  • Tổng điểm trên 12: Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có xu hướng triển triển nặng nhanh chóng
Trầm cảm sau sinh thường có xu hướng triển triển nặng nhanh chóng

Trường hợp tổng điểm dưới 9, bạn cần theo dõi thêm, nên thực hiện bài test 2 tuần/lần. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, tốt nhất nên liên hệ với chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trị.

Trường hợp tổng điểm từ 9 – 12, lúc này, bạn đang có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm mức độ nhẹ. Bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm lý. Từ đó có phương án hỗ trợ cải thiện phù hợp.

Trường hợp tổng điểm trên 12, lúc này bạn đã gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh mức độ vừa và nặng. Trầm cảm sau sinh tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm, có thể khiến mẹ suy sụp tinh thần, có xu hướng tự hại, tự sát. Do đó, lúc này, mẹ nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ trị liệu.

Kết quả bài test EPDS có chính xác không?

Tất cả các trường hợp nghi ngờ trầm cảm sau sinh điều cần được theo dõi và can thiệp hỗ trợ. Trầm cảm sau sinh có nguy cơ tiến triển nặng rất nhanh. Đây là vấn đề tâm lý, rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả xấu cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bỉm không nên lơ là, chủ quan trước các dấu hiệu bất thường về sức khỏe tinh thần của bản thân.

Bài test EPDS là một trong những công cụ đắc lực giúp mẹ tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân. Bài test này cũng thường được sử dụng trong sàng lọc triệu chứng trầm cảm tại nhiều bệnh viện và trung tâm tâm lý chuyên sâu.

Tuy nhiên, bài test trầm cảm sau sinh chỉ mang tính chất tham khảo, không thể đánh giá chính xác được mức độ trầm cảm của chị em. Dựa vào kết quả bài test, chị em có thể nhận biết tình trạng mà mình gặp phải, từ đó có phương án xử lý phù hợp.

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, chị em nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay
Trầm cảm tuổi học đường: Thực trạng báo động và giải pháp

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm ở độ tuổi dưới 13 từ 0.3...

Trẻ chậm phát triển tâm thần: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Trẻ chậm phát triển tâm thần là khái niệm dùng để chỉ những đứa trẻ mang khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ....

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ: Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ. Tình...

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói và các biện pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý, chậm nói ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển liên quan đến bộ não, lúc này não bộ...