Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên: Điều cần biết

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên rất phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng, thường xuyên có các suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu kỉnh, nổi giận… Tỷ lệ trẻ 6 tuổi mắc rối loạn lo âu là 3%, trẻ thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi là 7%. 

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên là gì?

Rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên (Anxiety disorder in children and adolescents) là một rối loạn tâm thần thường gặp. Trẻ mắc loại rối loạn này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức, kéo dài không phù hợp với tình huống thực tế. Đôi khi xuất hiện những cơn bộc phát cảm xúc như nổi cơn thịnh nộ, khóc hoặc có biểu hiện trốn tránh, ẩn náu.

Có 7% trẻ em và trẻ vị thanh niên trên thế giới mắc rối loạn lo âu
Có 7% trẻ em và trẻ vị thanh niên trên thế giới mắc rối loạn lo âu

Lo lắng và sợ hãi là phản ứng bình thường của thời thơ ấu. Những cảm giác này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, có thể được cải thiện khi trẻ học được cách giải quyết vấn đề, hoặc được dạy cách hiểu và vượt qua nỗi sợ của bản thân.

Tuy nhiên, nỗi sợ hãi và lo lắng trong rối loạn lo âu khác với nỗi sợ hãi thông thường. Chúng thường được thể hiện một cách cực đoan, quá mức và kéo dài. Thường kèm theo các rối loạn trong hành vi, giấc ngủ, tâm trạng và việc ăn uống của trẻ.

Mức độ phổ biến của rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Rối loạn lo âu đặc biệt phổ biến ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Theo thống kê nghiên cứu tại 27 quốc gia trên thế giới, tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ là 6.5%. Trong đó, tỷ lệ trẻ từ 3 – 17 tuổi là 8.3%, trẻ từ 13 – 18% mắc rối loạn lo âu là 25% và tỷ lệ trẻ mắc rối loạn lo âu nghiêm trọng là 5.9%.

Tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ em chủ yêu liên quan đến các vấn đề như ám ảnh sợ hãi, lo âu ly thân, lo âu xã hội. Trong khi đó, rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên chủ yêu liên quan đến áp lực học tập, thay đổi nội tiết tâm sinh lý lứa tuổi và những lo lắng liên quan đến các mối quan hệ xã hội.

Đặc biệt, tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng sau đại dịch Covid-19. Tình trạng này liên quan đến việc trẻ có chất lượng giấc ngủ kém, không được quan tâm chăm sóc đúng mức và thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. Rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên cần được quan tâm đúng mức, không nên lơ là khi trẻ có biểu hiện lo âu, sợ hãi.

Các loại rối loạn lo âu ở trẻ

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thanh niên được chia làm nhiều loại. Mỗi loại rối loạn lo âu đều có những đặc điểm riêng. Trong đó, tỷ lệ mắc rối loạn sợ hãi với một vấn đề cụ thể là 20%, rối loạn lo âu xã hội là 8%, rối loạn lo âu chia ly là 9% và 2% là các loại rối loạn lo âu khác.

Các loại rối loạn lo âu thường gặp ở trẻ:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Trẻ lo lắng nhiều và thường xuyên về nhiều thứ như bài tập, bài kiểm tra, lo lắng về giờ ra chơi, giờ ăn trưa, về bệnh tật, về người thân yêu…
  • Rối loạn lo âu xa cách: Phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cảm giác sợ hãi, lo lắng khi xa cha mẹ, có thể quấy khóc quá mức, nói dối để được nghỉ học…
  • Rối loạn ám ảnh sợ xã hội: Luôn cho rằng mình làm hoặc nói gì đó đáng xấu hổ, sợ bị gọi tên, sợ thuyết trình, sợ tham gia hoạt động nhóm…
  • Rối loạn hoảng sợ: Lo âu đột ngột với các triệu chứng như run rẩy, bồn chồn, khó thở, nhịp tim tăng nhanh
  • Câm chọn lọc: Trẻ nói chuyện với người thân thiết nhưng từ chối nói chuyện với người lạ, bạn bè, từ chối nói ở nơi mà chúng thấy sợ hãi.
  • Nỗi sợ hãi cụ thể: Sợ hãi dữ dội, cực đoan, kéo dài về một điều cụ thể như sự quái vật, sợ bóng tối, sợ sấm sét, sợ mũi tiêm, sợ nhện…

→Xem thêm: Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Triệu chứng nhận biết rối loạn lo âu ở trẻ

Rối loạn lo âu ở trẻ em không dễ nhận biết, thường bị nhầm lẫn với các cảm xúc lo âu, sợ hãi thông thường. Chúng ta có thể cho rằng con chỉ là bám ba mẹ quá mức, lười học hoặc sợ hãi quá mức trong một thời gian, nỗi sợ hãi, lo lắng của trẻ không có gì là bất thường. Đây cũng là lý do khiến chứng rối loạn lo âu ở trẻ không được chẩn đoán, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý trẻ sau này.

Trẻ lo lắng, sợ hãi hoặc bám cha mẹ quá mức do rối loạn lo âu
Trẻ lo lắng, sợ hãi hoặc bám cha mẹ quá mức do rối loạn lo âu

Biểu hiện về hành vi, cảm xúc:

  • Lo lắng, sợ hãi quá mức, không thể kiểm soát
  • Không thể giữ bình tĩnh, dễ cáu kỉnh, giận dữ
  • Cảm giác không chắc chắn hoặc không an toàn
  • Trẻ tỏ ra sợ hãi, buồn bã hoặc từ chối nói chuyện hay làm việc gì đó
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức giấc vì gặp ác mộng
  • Bồn chồn, căng thẳng, khó có thể ngồi yên
  • Có thể khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác
  • Tránh né các hoạt động xã hội hoặc trường học
  • Từ chối đến trường…

Biểu hiện qua triệu chứng cơ thể:

  • Hồi hộp, khó thở tim đập nhanh
  • Người run rẩy, vã mồ hôi
  • Hụt hơi, chóng mặt
  • Mặt nóng, tay chân ẩm ướt, miệng khô
  • Đau một bộ phận trên cơ thể như đau bụng, đau ngực, đau đầu…

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên

Đến nay, nguyên nhân chính xác khiến trẻ em và trẻ vị thành niên mắc rối loạn lo âu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy rằng, tình trạng này liên quan mật thiết đến các yếu tố như yếu tố sinh học, yếu tố di truyền, sang chấn tâm lý, tình trạng kinh tế xã hội thấp.

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thanh niên liên quan đến nhiều yếu tố
Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thanh niên liên quan đến nhiều yếu tố

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên:

  • Rối loạn chất hóa học não: Các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin sụt giảm ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây ra cảm giác lo âu quá mức ở trẻ.
  • Di truyền: Khi ba mẹ mắc rối loạn lo âu thì con cái trong gia đình đó thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Hành vi học được: Trẻ lớn lên trong gia đình mà mọi người đều có nỗi sợ hãi, lo lắng quá mức, trẻ cũng có thể được “dạy” trở nên sợ hãi.
  • Sang chấn tâm lý: Trẻ trải qua các vấn đề như bị lạm dụng, bị bạo hành, bị bạo lực học đường, chứng kiến cái chết của người thân, trải qua tình huống kinh hoàng dễ mắc rối loạn lo âu.
  • Yếu tố khác: Trẻ trải qua sự kiện căng thẳng như chuyển nhà, cha mẹ ly hôn; trẻ có tính cách nhạy cảm, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực; thiếu tình thương của ba mẹ; sống trong môi trường không an toàn…

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến trẻ

Rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, có thể gây ra các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn hành vi.

Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến trẻ:

  • Ảnh hưởng đến học tập: Làm giảm hiệu suất học tập do khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, xử lý thông tin.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ…
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng: Khiến trẻ lo lắng, căng thẳng quá mức, nguy cơ gây ra các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm.
  • Các ảnh hưởng khác: Làm hạn chế kỹ năng xã hội và các mối quan hệ của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, là đứa trẻ thất bại…

Phương pháp chẩn đoán

Rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên được chẩn đoán dựa trên đánh giá lâm sàng và tiêu chuẩn của Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa:

  • Lo lắng, sợ hãi quá mức đến nỗi ám ảnh, triệu chứng lo âu kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Trẻ khó kiểm soát được nỗi lo âu, có xu hướng né tránh, hoảng loạn
  • Cảm giác lo âu phối hợp với ít nhất 3 trong 6 triệu chứng gồm dễ cáu gắt; dễ mệt mỏi; cảm giác kích động, bực bội; tăng trương lực cơ; đầu óc trống rỗng; rối loạn giấc ngủ
  • Sự lo âu, căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng xã hội, kết quả học tập và các chức năng quan trọng khác
  • Các triệu chứng không phải do tâm thần phân liệt, rối loạn hoảng tưởng, ám ảnh sợ hãi gây ra.

Ngoài ra, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng một số than đo để đánh giá như thang đánh giá lo âu của trẻ Spencer, thang đánh giá rối loạn lo âu và rối loạn lo âu tổng quát…

Cách điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thanh niên được điều trị bằng 2 phương pháp chính là trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc. Cả hai phương pháp này đều có ưu nhược điểm riêng, thường được kết hợp cùng nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Trẻ mắc rối loạn lo âu cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý
Trẻ mắc rối loạn lo âu cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý

1. Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu được đánh giá cao trong can thiệp, cải thiện rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Phương pháp này có hiệu quả tốt, an toàn, không gây tác dụng phụ cho trẻ. Thường là:

Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức là hình thức trị liệu giúp trẻ đối phó và kiểm soát tốt các triệu chứng lo lâu. Giúp trẻ học được kỹ năng đối phó với nỗi sợ hãi, biết cách kiểm soát căng thẳng, làm quen với các tình huống mà trẻ sợ.

2. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc không được khuyến khích trong việc điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Thuốc điều trị chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc có thể được sử dụng gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI (Fluoxetine, Sertraline, Paroxetine)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine SNRI

Thuốc điều trị chứng lo âu ở trẻ có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như khó thở, nhịp tim nhân, chóng mặt, sốt cao, đau mắt, thay đổi thị lực đột ngột… Đặc biệt, một số nghiên cứu nhận thấy rằng, ở một số trẻ các thuốc này làm gia tăng ý định tự tử, khiến tâm trạng trẻ xấu đi.

Cha mẹ cần làm gì khi con mắc rối loạn lo âu?

Nên làm gì khi có có dấu hiệu mắc rối loạn lo âu là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Để giúp con, ba mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia chuyên khoa tâm lý để được hỗ trợ
  • Chú ý đến các vấn đề con có thể gặp phải như thái độ của thầy cô, bạn bè, đánh giá tiêu cực của người thân, họ hàng, hàng xóm xung quanh
  • Lắng nghe và cho trẻ biết bạn luôn yêu thương, đồng hành cùng con
  • Giúp con vượt qua nỗi sợ bằng cách cùng con đối mặt, hướng dẫn con kỹ thuật đối phó với nỗi sự
  • Thường trao đổi với nhà trị liệu để được hướng dẫn giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho trẻ
  • Khuyến khích con tiến từng bước nhỏ, đừng bắt con phải tự đương đầu với nỗi sợ, không nên nói những lời như “có gì đâu mà sợ”, “chuyện chút xíu như vậy mà cũng sợ”…
  • Động viên, khích lệ trẻ, khen ngợi vì những nỗ lực của con trong việc đối phó nỗi sợ
  • Kiên nhẫn, bao dung, dành cho trẻ nhiều thời gian hơn.
  • Giúp trẻ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
  • Khuyến khích con luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Tiên lượng cho các rối loạn lo âu ở trẻ em

Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm loạn rối loạn, mức độ nghiêm trọng, khả năng đáp ứng với điều trị và sự hỗ trợ từ gia đình. Trẻ được phát hiện và can thiệp từ giai đoạn sớm thường có tiên lượng tốt, có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng, giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc của bản thân.

Trẻ đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp gia đình hoặc một số loại thuốc sẽ có tiên lượng tích cực. Trẻ mắc rối loạn mức độ nhẹ và trung bình sẽ có tiên lượng tốt hơn trẻ mắc rối loạn mức độ nặng.

Tuy nhiên, nhìn chung, dù can thiệp điều trị, các triệu chứng lo âu vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ cho đến khi trưởng thành. Theo một nghiên cứu ở 319 trẻ thanh thiếu niên mắc rối loạn lo âu, có 22 người thuyên giảm triệu chứng hiệu quả ổn định, 48% tái phát và 30% mắc bệnh mãn tính.

Những điều cần biết về rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Nhìn chung, rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần phổ biến ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Loại rối loạn này có những đặc điểm chính sau đây:

  • Biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ là từ chối đến trường và thường kèm theo các triệu chứng khó chịu chịu về mặt thể chất
  • Trẻ sợ hãi khi xa cha mẹ ở môi trường xa lạ; trẻ 3 – 4 tuổi sợ quái vật, côn trùng, nhện; trẻ nhút nhát với các tình huống mới; trẻ sợ thuyết trình là những lo lắng thông thường, không phải là biểu hiện của rối loạn.
  • Chỉ được đánh giá là rối loạn lo âu khi các triệu chứng lo lắng trở nên quá mức, gây đau khổ, ám ảnh, ảnh hưởng đến chức năng, khiến trẻ tránh né, hoảng loạn.
  • Liệu pháp tâm lý đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi được đánh giá cao về liệu quả trong điều trị rối loạn. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ hiệu quả khi được thực hiện bởi nhà trị liệu có kinh nghiệm, am hiểu về tâm lý trẻ em.
  • Chỉ cân nhắc sử dụng thuốc khi trẻ rối loạn lo âu nghiêm trọng, không thể tiếp cận với chuyên gia trị liệu tâm lý hành vi trẻ em có kinh nghiệm.

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên là một rối loạn tâm lý thường gặp, có khoảng 7% trẻ trên thế giới gặp phải vấn đề này. Khi con có dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn lo âu, ba mẹ đừng chủ quan, hãy tìm đến các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm
Mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm. Các nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trầm...

Người mắc trầm cảm tâm sinh dễ khóc, dễ xúc động, luôn cho rằng mình là nạn nhân
Trầm cảm tâm sinh là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm được chia thành 3 thể lâm sàng chính gồm trầm cảm tâm sinh, trầm cảm nội sinh và trầm cảm thực tổn (trầm...

Có nhiều cách trị trầm cảm sau sinh tại nhà giúp mẹ vượt qua cơn trầm cảm
Cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà và điều cần biết

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Bên cạnh việc điều trị theo...

Trầm cảm giai đoạn 3 là giai đoạn nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Trầm cảm giai đoạn 3 (cấp độ 3): Dấu hiệu và hướng điều trị

Trầm cảm giai đoạn 3 là mức độ nghiêm trọng và phức tạp nhất của trầm cảm, một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ...