Rối loạn ăn uống ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Rối loạn ăn uống ở trẻ em xảy ra phổ biến, nhất là nhóm trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14. Rối loạn ăn uống rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, răng lợi, dạ dày…

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là gì?

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là một rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi ăn uống bất thường nghiêm trọng, kéo dài kèm theo các bất ổn về cảm xúc như căng thẳng, buồn bã, lo âu. Rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là trẻ từ 11 – 14 tuổi.

Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ từ 11 đến 14 tuổi
Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ từ 11 đến 14 tuổi

Theo một báo cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ, độ tuổi trung bình mắc rối loạn ăn uống ở trẻ là 12.5 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, trẻ gặp phải tình trạng này trước 7 tuổi. Rối loạn ăn uống được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm. Ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Các loại rối loạn ăn uống ở trẻ em

Rối loạn ăn uống là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Có nhiều loại rối loạn ăn uống, mỗi loại đều có các triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy nhiên, dù là loại rối loạn nào thì cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Ở trẻ em, có 3 loại rối loạn ăn uống thường gặp là:

  •  Chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa): Đặc trưng bởi nỗi ám ảnh sợ béo, sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan. Thậm chí ngay cả khi trọng lượng đã xuống dưới mức trung bình. Trẻ mắc chán ăn tâm thần thường hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, luôn có cảm giác buồn bã, lo âu, sợ hãi vì nghĩ mình quá béo.
  • Ăn uống vô độ (Bulimia nervosa): Còn gọi là chứng cuồng ăn hay háu ăn, đặc trưng bởi tình trạng ăn uống vô tội vạ, thèm ăn quá mức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau đó, trẻ sẽ có cảm giác xấu hội, tội lỗi, thường nôn mửa, sử dụng thuốc nhuận tràng, tập thể dục quá mức để giảm cân.
  • Rối loạn ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder): Trẻ ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian giới hạn, cảm giác như bị ép buộc, mất kiểm soát khi ăn uống. Kèm theo cảm giác đau khổ, xấu hổ, tự ghét bản thân vì ăn uống vô độ nhưng không có hành vi nôn mửa, tập thể dục quá mức.

→Xem thêm: Rối loạn cảm xúc ở trẻ em: Biểu hiện và các biện pháp can thiệp

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống

Trong các loại rối loạn ăn uống, chứng ăn uống vô độ khó phát hiện hơn so với chán ăn tâm thần. Trẻ chán ăn tâm thần biểu hiện rõ rệt qua việc từ chối ăn uống, cân nặng sụt giảm quá mức. Trong khi đó, trẻ ăn uống vô độ không có qua nhiều thay đổi, thậm chí rất nhiều cha mẹ vui mừng vì con mình ăn tốt, ngủ tốt, cân nặng tăng trưởng nhanh chóng.

Ăn uống vô độ, không kiểm soát có thể là dấu hiệu của chứng cuồng ăn
Ăn uống vô độ, không kiểm soát có thể là dấu hiệu của chứng cuồng ăn

+Dấu hiệu nhận biết chán ăn tâm thần:

  • Có cảm giác sợ hãi mãnh liệt về việc tăng cân
  • Luôn cho rằng mình béo khi cân nặng cân đối hoặc suy dinh dưỡng
  • Ám ảnh về lượng calo, các thực phẩm dễ gây tăng cân
  • Phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng mình không đói)
  • Cân nặng sụt giảm, từ chối các hoạt động liên quan đến ăn uống
  • Ăn quá ít, luôn cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ
  • Đi vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc tập thể dục quá mức
  • Từ chối giao tiếp xã hội, ít tiếp xúc với bạn bè…

+Dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống vô độ (BED):

  • Ăn đến mức không để ý đến lượng thức ăn mà mình ăn
  • Ăn nhanh và nhiều hơn bình thường
  • Ăn ngay cả khi không đói hoặc vừa ăn xong
  • Chỉ thích ăn một mình, ăn trong bí mật
  • Ăn thường xuyên cả ngày để giải tỏa căng thẳng
  • Tích trữ và cất thức ăn ở nơi khuất
  • Giấu việc ăn uống với người khác do xấu hổ vì mình ăn quá nhiều
  • Ám ảnh về thức ăn, luôn cảm giác thèm những món ăn cụ thể
  • Cảm giác hối hận, xấu hội, tội lỗi liên quan đến việc ăn uống vô độ.

+Dấu hiệu nhận biết chứng cuồng ăn (BN):

  • Ăn uống một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn
  • Loại bỏ thức ăn bằng cách nôn mửa, tập thể dục quá mức hoặc dùng thuốc nhuận tràng
  • Thường xuyên đi vệ sinh nhất là sau bữa ăn
  • Bận tâm quá mức về hình thể, vóc dáng
  • Sợ hãi, ám ảnh về việc tăng cân
  • Cảm thấy xấu hổ, tội lỗi sau khi ăn
  • Không thích giao tiếp xã hội
  • Ăn no đi tắm ngay, ăn nhiều mà không tăng cân…

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở trẻ em

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở trẻ em vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, tình trạng có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Việc xác định yếu tố khiến trẻ có hành vi ăn uống bất thường kéo dài rất cần thiết trong việc can thiệp, cải thiện các rối loạn ở trẻ.

Trẻ có thể mắc rối loạn ăn uống do ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội
Trẻ có thể mắc rối loạn ăn uống do ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội

Trẻ có thể mắc rối loạn ăn uống do các yếu tố sau:

  • Yếu tố tâm lý: Trẻ độ tuổi dậy thì quan tâm nhiều đến vẻ ngoài của bản thân. Trẻ bị ảnh hưởng bởi các hình mẫu lý tưởng trong xã hội, muốn điều chỉnh chế độ ăn để có cơ thể lý tưởng như người mẫu, vận động viên, ca sĩ thần tượng…
  • Yếu tố di truyền: Khi gia đình có người mắc rối loạn ăn uống hoặc rối loạn tâm lý, con cái thuộc nhóm có nguy cơ cao.
  • Yếu tố xã hội: Chuẩn mực cái đẹp của xã hội, xu thế tôn vinh cơ thể mảnh mai, do các quảng cáo về thức ăn nhanh, các loại nước ngọt có gas, sự phát triển của các thiết bị điện tử như TV, máy tính…
  • Yếu tố sinh học: Trẻ mất cân bằng của các chất hóa học trong não như thiếu hụt serotonin.
  • Yếu tố khác: Do thiếu sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, do lối sống thiếu khoa học, ngồi máy tính nhiều nhưng lại ít vận động, trẻ mắc các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm gây rối loạn ăn uống…

Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống đến trẻ

Trẻ mắc rối loạn ăn uống thường có tỷ lệ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu cao. Do hành vi ăn uống thất thường, trẻ có thể suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, cân nặng mất cân đối. Điều này khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp, bị bạn bè trêu chọc, có xu hướng thu mình, tự cô lập, không thích giao tiếp xã hội.

Sự bất thường kéo dài trong hành vi ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ
Sự bất thường kéo dài trong hành vi ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ

Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống đến trẻ còn phụ thuộc vào loại rối loạn mà trẻ mắc phải:

Rối loạn ăn uống biếng ăn:

  • Gây suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển
  • Các bé gái sẽ chậm phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt quá dài
  • Nguy cơ thấp còi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
  • Chóng mặt, hoa mắt, thiếu tập trung, tính khí thất thường.
  • Chậm tăng trưởng, dậy thì muộn
  • Tụt huyết áp, huyết áp thấp, nhịp tim không ổn định, tim đập chậm
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón, đau dạ dày

Rối loạn ăn uống vô độ:

  • Gây nguy cơ thừa cân, béo phì
  • Dễ thiếu hụt kali, tăng nguy cơ mắc bệnh gan, thận, tim mạch
  • Dễ bị tăng acid dạ dày gây trào ngược dạ dày và các bệnh răng miệng
  • Nhịp tim không ổn định, dễ mệt mỏi
  • Tăng cholesterol máu, dễ bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ
  • Dễ bị nôn ra máu, ngưng thở khi ngủ, viêm tuyến nước bọt…

Cách khắc phục rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi con có các dấu hiệu như chỉ thích ăn một mình, thay đổi hành vi ăn uống, thường vào nhà vệ sinh sau bữa ăn… ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế, trung tâm tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Rối loạn ăn uống ở trẻ là vấn đề cần được can thiệp kịp thời, đúng cách
Rối loạn ăn uống ở trẻ là vấn đề cần được can thiệp kịp thời, đúng cách

Các biện pháp can thiệp, điều trị, khắc phục rối loạn ăn uống ở trẻ em:

1. Can thiệp dinh dưỡng

Trẻ rối loạn ăn uống ở mức độ nhẹ có thể áp dụng biện pháp can thiệp dinh dưỡng để cải thiện. Thực hiện bằng cách:

  • Kết hợp cùng chuyên gia dinh dưỡng xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cân đối
  • Giám sát trẻ trong việc ăn uống, đảm bảo trẻ nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển
  • Kiểm soát lượng thức ăn khi trẻ ăn quá nhiều, loại bỏ các thực phẩm không lành mạnh.

2. Tư vấn tâm lý

Tâm lý trị liệu là liệu pháp can thiệp, hỗ trợ cải thiện các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm được giới chuyên môn đánh giá cao. Các liệu pháp tâm lý được ứng dụng trong điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ em:

3. Can thiệp y tế

Trường hợp trẻ mắc rối loạn ăn uống nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp y tế là hết sức cần thiết. Bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc tăng cường sự thèm ăn, thuốc ức chế sự thèm ăn, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm triệu chứng lo âu…
  • Theo dõi sức khỏe: Theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát gồm các vấn đề như nhịp tim, huyết áp, cân nặng… và đưa ra hướng cải thiện hợp lý.
  • Điều trị các vấn đề y tế liên quan: Mất cân bằng điện giải, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…

4. Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp can thiệp, khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Thực hành giảm căng thẳng bằng kỹ thuật thở sâu, thiền, yoga
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe
  • Trao đổi với giáo viên, nhà trường để tạo môi trường học tập không có áp lực về ngoại hình, cân nặng.

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là một rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến hành vi ăn uống và cảm xúc ở trẻ. Khi con có các hành vi bất thường trong ăn uống, ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Cách tốt nhất là chúng ta nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ: Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ. Tình...

Các tật về phát triển vận động ở trẻ và những thông tin cần biết

Đứng đi nhón gót, đi vòng kiềng, bàn chân dẹt, đầu méo, nói ngọng là các tật về phát triển vận động ở trẻ mà...

Trầm cảm sau sinh là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh
Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện, cách khắc phục và phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi tình trạng chán nản,...

Trầm cảm nội sinh là loại trầm cảm không liên quan đến các sự kiện hoặc yếu tố môi trường
Trầm cảm nội sinh là gì? Nguy hiểm không? Điều cần biết

Trầm cảm nội sinh nội sinh là một rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài...