Rối loạn ăn uống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ăn uống là loại rối loạn tâm thần thường gặp, xảy ra ở 5% dân số, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Người bị rối loạn ăn uống thường chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn uống vô kèm theo những suy nghĩ, cảm xúc đau khổ kéo dài dai dẳng. 

Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống (Eating Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi các hành vi ăn uống bất thường nghiêm trọng kéo dài, gắn với những suy nghĩ, cảm xúc đau buồn liên quan đến việc ăn uống. Đa phần là sự khổ đau, lo ngại quá mức liên quan đến vóc dáng, ngoại hình và cân nặng.

Rối loạn ăn uống đặc trưng bởi hành vi ăn uống bất thường kèm theo cảm giác buồn rầu, đau khổ
Rối loạn ăn uống đặc trưng bởi hành vi ăn uống bất thường kèm theo cảm giác buồn rầu, đau khổ

Rối loạn ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Người mắc hội chứng này chú trọng nhiều vào thức ăn và trọng lượng cơ thể, gây ra sự cực đoan trong chế độ ăn uống. Đây là vấn đề sức khỏe tâm thần biểu hiện qua hành vi ăn uống cực đoan và cảm xúc lo lắng, buồn bã, chán nản, đôi khi  cáu kỉnh, tức giận.

Các loại rối loạn ăn uống

Có nhiều loại rối loạn ăn uống khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Dù mắc loại rối loạn nào thì các rối loạn tâm thần này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Cần phát hiện và can thiệp điều trị ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Các loại rối loạn ăn uống có thể kể đến như:

  • Chứng chán ăn tâm thần (Anorexia Nervos): Đặc trưng bởi ám ảnh sợ béo, sợ tăng cân, luôn có suy nghĩ mình quá béo dù đang suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Chứng cuồng ăn (Bulimia Nervosa): Thường ăn uống vô độ trong thời gian ngắn, kèm theo cảm xúc tội lỗi, xấu hổ. Và luôn tìm cách làm sạch bản thân bằng việc nôn mửa, tập thể dục, dùng thuốc nhuận tràng.
  • Rối loạn thèm ăn (Pica): Đặc trưng bởi hành vi ăn các vật không phải thực phẩm như giấy, tóc, đất, vải…
  • Rối loạn ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder): Đặc trưng bởi hành vi ăn uống quá mức, thường xuyên, mất kiểm soát không kèm theo hành động nôn, dùng thuốc như bulimia.
  • Rối loạn ăn kiêng cắt giảm thực phẩm (ARFID): Người mắc chứng này có xu hướng kiêng do kén chọn hoặc sợ hãi một số thực phẩm nhất định.

→Xem thêm: 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

Đến nay, nguyên nhân chính xác của rối loạn ăn uống chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, tình trạng này có liên quan đến sự liên kết của các yếu tố như di truyền, tâm lý, mối quan hệ gia đình. Thêm vào đó, hầu hết người mắc rối loạn tâm lý này thường có xu hướng tự ti, bận tâm quá mức về ngoại hình.

Người mắc loại rối loạn này thường bận tâm quá mức về ngoại hình, cân nặng, việc chọn lựa đồ ăn
Người mắc loại rối loạn này thường bận tâm quá mức về ngoại hình, cân nặng, việc chọn lựa đồ ăn

Các yếu tố được cho là có liên quan mật thiết đến rối loạn ăn uống bao gồm:

  • Mất cân bằng chất hóa học não: Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin.
  • Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình mắc loại rối loạn này thì các thành viên khác trong gia đình thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Yếu tố tâm lý: Người bị chấn thương tâm lý, có vấn đề về tự trọng hoặc mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu…
  • Yếu tố văn hóa, xã hội: Áp lực xã hội, sự xuất hiện các các chuẩn mực về thân thể “hoàn hảo”, các khuyến khích về chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục không lành mạnh…
  • Yếu tố gia đình: Mối quan hệ gia đình căng thẳng, áp lực từ ba mẹ, họ hàng, cách nuôi dưỡng, điều kiện sống, tiêu chuẩn văn hóa không phù hợp.
  • Yếu tố khác: Trải qua biến cố lớn như ly hôn, mất người thân, mất việc, rối loạn sử dụng chất, tác dụng phụ của thuốc…

Dấu hiệu rối loạn ăn uống

Có nhiều loại rối loạn ăn uống, mỗi loại đều có những biểu hiện đặc trưng riêng. Khi mắc loại rối loạn tâm thần này, người bệnh có thể có biểu hiện chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn uống vô độ. Các triệu chứng được đề cập dưới đây là những triệu chứng thường gặp, không phải tất cả mọi người đều sẽ có các triệu chứng này.

Ăn uống vô độ, không thể kiểm soát có thể là dấu hiệu của rồi loạn ăn uống
Ăn uống vô độ, không thể kiểm soát có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống

+Biểu hiện trong hành vi ăn uống:

  • Thường xuyên ăn kiêng hoặc có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
  • Ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn (cơn ăn vô độ)
  • Ăn rất ít, rất chậm, cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ hoặc loại bỏ triệt để một số thực phẩm nhất định
  • Nôn mửa tự nguyện sau khi ăn
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc giảm cân
  • Đi vệ sinh nhiều lần sau khi ăn
  • Lo lắng, bận tâm quá mức đến cân nặng, hình dáng cơ thể.

+Biểu hiện về thể chất:

  • Tăng cân hoặc sụt cân nghiêm trọng
  • Mệt mỏi chán nản, uể oải, gặp các vấn đề về tiêu hóa
  • Mất kinh nguyệt ở nữ, giảm ham muốn ở nam giới
  • Biểu hiện suy dinh dưỡng rõ rệt qua các dấu hiệu như da khô, tóc rụng, móng tay yếu…

+ Biểu hiện về hành vi, cảm xúc:

  • Tập thể dục quá mức, nhất là sau khi ăn quá nhiều.
  • Giấu thói quen ăn uống, cảm giác xấu hổ về cách ăn
  • Rút lui khỏi các hoạt động liên quan đến thực phẩm
  • Cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ, thấy tội lỗi, ghê tởm bản thân
  • Dễ nóng giận, cáu gắt, bùng nổ cảm xúc…

Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống có thể gây ra các biến chứng y khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng của gan, não, thận, tim và các cơ quan khác. Đây là một vấn đề y tế nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và can thiệp sẽ gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Các bất thường trong cảm xúc và hành vi ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Các bất thường trong cảm xúc và hành vi ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần

Những ảnh hưởng của rối loạn ăn uống:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Gây vấn đề về xương, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, thiết hụt vitamin hoặc thừa cân, béo phì. Gây ra các vấn đề về da và tóc như móng tay yếu, da khô, tóc rụng…
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Dễ gây ra các rối loạn tâm thần như dễ kích động, hành vi thù địch, tâm trạng thay đổi thất thường, có nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu. Có thể xuất hiện suy nghĩ tự tử và hành vi tự tử.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Có xu hướng tự cô lập, tránh né các hoạt động xã hội, nhất là những sự kiện liên quan ăn uống. Dễ xung đột, căng thẳng trong mối quan hệ với người thân, bạn bè.
  • Ảnh hưởng đến học tập, công việc: Suy nhược về thể chất lẫn tinh thần làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và học tập.

Điều trị rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Nam giới mắc loại rối loạn này thường có biểu hiện như hình tượng cơ bắp, tập thể dục quá mức, tập trung vào việc bổ sung dưỡng chất để tăng cường cơ bắp.

Rối loạn ăn uống cần được can thiệp y tế nhất là khi có các vấn đề về thể chất
Rối loạn ăn uống cần được can thiệp y tế nhất là khi có các vấn đề về thể chất

Có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm:

1. Tư vấn và trị liệu tâm lý

Liệu pháp tâm lý được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả. Các liệu pháp tâm lý trị liệu được khuyến khích áp dụng cho các rối loạn tâm thần như rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm. Đối với loại rối loạn này, các liệu pháp được áp dụng là:

Các liệu pháp điều trị chủ yếu giúp cá nhân nhận thức và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực của mình liên quan đến ăn uống cân nặng. Tập trung cải thiện các mối quan hệ cá nhân và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột góp phần gây ra hành vi ăn uống bất thường.

2. Can thiệp y tế

Rối loạn ăn uống là một vấn đề y tế nghiêm trọng. Người mắc hội chứng này cần được can thiệp y tế để được điều trị, cải thiện.

  • Giám sát y tế: Theo dõi các vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng, thừa cân, mất cân bằng điện giải, vấn đề tim mạch…
  • Sử dụng thuốc: Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Có thể kể đến như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu, thuốc ức chế sự thèm ăn…

3. Biện pháp điều trị khác

Kế hoạch điều trị có thể gồm một hoặc kết hợp nhiều phương pháp như tâm lý trị liệu, tư vấn dinh dưỡng, sử dụng thuốc. Hầu hết người mắc hội chứng này đều khỏe mạnh và có thể ăn uống lành mạnh sau điều trị.

Bên cạnh các phương pháp đã đề cập, tình trạng này còn được cải thiện bằng cách:

  • Hỗ trợ dinh dưỡng: Giáo dục người bệnh về tầm quan trọng của dinh dưỡng và lập kế hoạch ăn uống cân bằng, lành mạnh dưới sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ nhóm: Giao lưu với những người đang gặp các vấn đề tương tự, tham gia chương trình hồi phục cộng đồng để cung cấp môi trường ổn định phù hợp với cá nhân.
  • Điều trị nội trú và ngoại trú: Điều trị nội trú cho các trường hợp nghiêm trọng, cần can thiệp chuyên sâu. Điều trị ngoại trú phù hợp với các trường hợp nhẹ.

Rối loạn ăn uống là một loại rối loạn tâm thần đặc biệt nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc loại rối loạn này, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ. Đồng thời cũng cần thay đổi lối sống hiện tại, cân đối dinh dưỡng, duy trì việc tập thể dục để cải thiện sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra trước và trong thời kỳ hành kinh
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) và điều cần biết

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt được liệt kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5. Đây...

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Biểu hiện và hướng can thiệp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo...

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế
Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Rối loạn lo âu là một loại rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng xuất hiện thường xuyên, quá...

Trầm cảm giai đoạn 3 là giai đoạn nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Trầm cảm giai đoạn 3 (cấp độ 3): Dấu hiệu và hướng điều trị

Trầm cảm giai đoạn 3 là mức độ nghiêm trọng và phức tạp nhất của trầm cảm, một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ...