Trầm cảm tuổi học đường: Thực trạng báo động và giải pháp

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm ở độ tuổi dưới 13 từ 0.3 – 7.8%, ở trẻ 13 tuổi là 1 – 2%, ở trẻ 15 tuổi từ 3 – 7%. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối, rất nhiều trẻ có dấu hiệu trầm cảm không được quan tâm và can thiệp trị liệu kịp thời, đúng cách. 

Trầm cảm tuổi học đường là gì?

Trầm cảm học đường là một dạng rối loạn trầm cảm. Đây là hiện tượng rối loạn tâm lý, đặc trưng bởi các triệu chứng như cảm giác chán nản, buồn rầu, mất hứng thú với cuộc sống xung quanh.

Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay
Trầm cảm tuổi học đường ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay

Trầm cảm tuổi học đường là rối loạn sức khỏe tâm thần xảy ra ở trẻ em hoặc trẻ thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Trẻ trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thậm chí sinh viên đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Các rối loạn tâm lý ở trẻ nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ. Thậm chí, nhiều trẻ có xu hướng tự hại, tự tử. Đã có nhiều trường hợp trẻ tự tử thương tâm vì trầm cảm tuổi.

Cảnh gia tăng tình trạng trầm cảm tuổi học đường

Theo các chuyên gia, thực tế, có đến 25 – 35% dân số bị rối loạn trầm cảm lo âu, đặc biệt là trẻ vị thành niên nhưng chưa được phát hiện và can thiệp sớm. Con số này ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt sau đại dịch COVID, số lượng trẻ thanh thiếu niên đến khám tâm lý tại các bệnh viện gia tăng đến 30%.

Theo một cuộc khảo sát và thống kê trên 1.727 học sinh thuộc độ tuổi từ 12 – 15 tuổi tại Hà Nội, có hơn 25% trẻ gặp vấn đế về tâm lý. Nghiên cứu trên 21.960 thanh thiếu niên tại Hà Nội, có đến 3.7% trẻ rối loạn hành vi. Một khảo sát bằng công cụ SDQ trên 1.202 học sinh trong độ tuổi từ 10 – 16 tuổi cũng nhận được tỷ lệ trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần ở mức cao (19.46%).

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tỷ lệ trẻ vị thành niên Việt Nam gặp các vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần là 10 – 30%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trẻ nhận được sự can thiệp, hỗ trợ, trị liệu tâm lý.

Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm, đồng thời có hành vi tự hại, tự sát cao hơn ở người lớn. Các bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tự sát có liên quan đến trầm cảm tuổi học đường. Đây là tình trạng đáng báo động, cần có sự quan tâm của các bậc cha mẹ và xã hội để ngăn ngừa những vấn đề đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân trầm cảm tuổi học đường

Rối loạn trầm cảm luôn tồn tại trong cuộc sống, rất dễ khởi phát vào những thời điểm đè nén, áp lực. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm

Các nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm tuổi học đường có thể kể đến như:

  • Áp lực từ việc học tập, từ mối quan hệ bạn bè, tự việc dạy dỗ của gia đình, nhà trường
  • Trẻ bị ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng tinh thần, thể xác, người thân qua đời, gia đình đổ vỡ…
  • Trẻ bị bạo lực học đường, bị bạn học bắt nạt bêu xấu, công kích trên mạng xã hội, bị thầy cô dọa nạt, đánh đập
  • Trẻ có lối sống không lành mạnh, bị ảnh hưởng bởi các hành động xấu như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện game, thức khuya, ăn uống không điều độ
  • Thiếu sự quan tâm từ gia đình, cha mẹ bất hòa, anh chị em không hòa hợp, không nhận được sự quan tâm đúng mức
  • Thay đổi tâm sinh lý khi bước vào độ tuổi dậy thì khiến trẻ nhạy cảm, tự ti và tiêu cực hơn
  • Các chất dẫn truyền thần kinh bị biến đổi hoặc hư hại ảnh hưởng đến chức năng cảm thụ của hệ thần kinh gây trầm cảm
  • Trẻ bị di truyền, khi có người thân nhất là cha hoặc mẹ bị trầm cảm thì con có nguy cơ trầm cao cao hơn bình thường
  • Trẻ cũng có thể bị rối loạn trầm cảm do bị bạo hành, nhận ra giới tính thật của bản thân (LGBT), không có cảm giác an toàn, bị kiểm soát quá mức…

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm học đường

Tuổi học đường là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Con rất nhạy cảm với những thay đổi của bản thân và môi trường. Trẻ cũng nhận thức được các tác nhân gây căng thẳng như xung đột gia đình, áp lực học tập, sự chê bai, dè bỉu, cô lập, xa lánh của bạn bè.

Trẻ bị trầm cảm học đường có xu hướng thu mình, tự cô lập bản thân
Trẻ bị trầm cảm học đường có xu hướng thu mình, tự cô lập bản thân

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên cần được nhận biết nhanh chóng, kịp thời. Có thể nhận biết thông qua dấu hiệu về mặt hành vi và cảm xúc. Nếu trẻ có nhiều dấu hiệu trong 2 nhóm này thì cần đưa con đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tâm lý để được tư vấn, can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm qua hành vi

Trẻ bị rối loạn trầm cảm thường có các biểu hiện sau:

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Có xu hướng tự cô lập, xa lánh mọi người, sợ hãi khi giao tiếp với người khác
  • Chán nản, mệt mỏi, uể oải, hay nằm ườn hoặc ngồi suy tư ngẩn ngơ một mình
  • Không chú ý đến ngoại hình, không quan tâm đến vẻ ngoài
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều, sụt cân hoặc tăng cân mất kiểm soát
  • Hay giận dữ đột ngột, có thể gây ra hành động bạo lực, đập phá đồ đạt hoặc tự gây hại bản thân
  • Học hành không tập trung, thành tích học tập giảm sút, thậm chí trốn học, bỏ học
  • Không chú ý vệ sinh cá nhân bản thân
  • Bắt đầu sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện
  • Đau nhức người không rõ lý do
  • Lên kế hoạch tự tử
  • Rạch tay, tự làm đau bản thân…

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm qua cảm xúc

Cảm xúc thể hiện rõ ràng nhất những bất ổn về mặt tinh thần của trẻ. Trẻ rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm có thể có các biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc như sau:

  • Trẻ tự ti, nhút nhát, thường cảm thấy bản thân vô dụng
  • Uể oải, mệt mỏi, ì ạch, thiếu năng lượng, không có hứng thú học tập, vui chơi
  • Trẻ cảm thấy tội lỗi, tự dằn vặt nếu làm sai, bị điểm kém
  • Thờ ơ khi xảy ra xung đột với bạn bè, người thân
  • Tuyệt vọng, buồn bã, không muốn học tập, làm việc
  • Nóng nảy, dễ cáu kỉnh, giận dỗi vô cớ
  • Bất ngờ la hét, khóc lóc dù không xảy ra vấn đề gì
  • Mất tập trung, ngẩn ngơ, khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu bài
  • Sợ hãi, lo lắng khi nghĩ về thất bại
  • Có ý nghĩa về cái chết hoặc có suy nghĩ tự tử…

Trầm cảm tuổi học đường ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Trầm cảm là sát nhân vô hình, cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp, trẻ chị được can thiệp khi tình trạng đã nặng. Thậm chí đến khi trẻ tìm đến cái chết gia đình mới bàng hoàng nhận ra con mình đang gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

Trầm cảm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ, có thể khiến trẻ suy sụp, tự hại hoặc tự sát
Trầm cảm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ, có thể khiến trẻ suy sụp, tự hại hoặc tự sát

Những ảnh hưởng của trầm cảm tuổi học đường đến trẻ bao gồm:

  • Sa sút trí tuệ, suy giảm kết quả học tập, giảm khả năng ghi nhớ
  • Tư duy, nhận thức sai lệch, có nhiều hành vi, thói quen không lành mạnh
  • Bế tắc, mất kết nối với xã hội, không thể hòa nhập cùng bạn bè, người xung quanh
  • Rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nghiện ngập
  • Rối loạn trầm cảm với các biểu hiện như tự hủy hoại bản thân, tự sát
  • Mất phương hướng, mất năng lượng, không tìm được định hướng phát triển trong tương lai…

Giải pháp xử lý khi trẻ rối loạn trầm cảm

Có một sự thật đáng buồn là các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ không được quan tâm kịp thời, đúng mực. Các bậc phụ huynh thường lơ là, ít quan tâm, chú ý đến những thay đổi về hành vi và cảm xúc của trẻ. Mặc định nghiễm nhiên cho rằng do con lười biếng, hư hỏng hoặc do trẻ lớn rồi nên thay đổi.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý là điều hết sức cần thiết khi nghi ngờ con có dấu hiệu trầm cảm
Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý là điều hết sức cần thiết khi nghi ngờ con có dấu hiệu trầm cảm

Đối với trẻ gặp vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm tuổi dậy thì, chúng ta có thể xử lý như sau:

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia: Đưa con đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Trẻ cần được đánh giá về tình trạng, mức độ trầm cảm, từ đó đưa ra phương án trị liệu phù hợp.
  • Đồng hành cùng con: Đồng hành cùng con trong suốt quá trình trị liệu, sự thấu hiểu, bao dung của cha mẹ rất quan trọng với con ở độ tuổi này. Cân nhắc và chọn lọc từ ngữ phù hợp để dạy bảo con đúng đắn.
  • Động viên con kết nối với xã hội: Trẻ có xu hướng tự cô lập, vì vậy cha mẹ hãy cố gắng giúp con tái kết nối xã hội, thiết lập các mối quan hệ bạn bè, cho trẻ đi chơi, đi du lịch nhiều hơn.
  • Tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái, thư giãn cho con: Không áp đặt, không đặt quá nhiều kỳ vọng, gánh nặng lên vai trẻ. Cần nhẹ nhàng, bình tĩnh, kiên nhẫn, tạo môi trường vui vẻ, thoải mái để con buông bỏ áp lực.
  • Tăng sức khỏe tinh thần và thể chất cho trẻ: Tạo lập thói quen sống tích cực bằng cách cùng nhau ra ngoài vui chơi, giải trí, sinh hoạt gia đình vào ngày nghỉ. Chú trọng về dinh dưỡng, chế độ ăn uống, loại bỏ thói quen xấu như lười vận động, ngủ nhiều, thức khuya ở trẻ.
  • Cho con thật nhiều tình yêu: Hãy thật kiên nhẫn, thật bình thường, quan tâm nhưng không kiểm soát. Cần cho con biết mình luôn được che chở vô điều kiện, khi con hiểu, cảm thấy an toàn, con sẽ mở lòng với cha mẹ.
  • Cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường: Thầy cô, nhà trường nên tạo điều kiện để trẻ thoải mái học tập. Không chạy đua thành tích, bắt ép trẻ học tập quá mức. Không chửi mắng, bạo lực tinh thần đối với trẻ.

Để giúp trẻ vượt qua trầm cảm, sự đồng hành của cha mẹ là hết sức cần thiết. Quá trình này cần rất nhiều thời gian và sự nhẫn nại. Vì thế, ngoài việc quan tâm con, chúng ta cũng cần phải biết chăm sóc bản thân mình, đừng nên để con thấy sự yếu đuối, mệt mỏi, tiều tụy của cha mẹ, con sẽ càng dặt vặt, tự trách.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm tuổi học đường

Trầm cảm tuổi học đường rất nguy hiểm, đã có nhiều trường hợp trẻ tự hại, tự sát. Nhiều trẻ chia sẻ rằng bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái khi tự làm tổn thương mình. Cũng đã có nhiều trường hợp cha mẹ mất con do trẻ tự sát vì trầm cảm.

Chúng ta có thể giúp con phòng ngừa trầm cảm tuổi học đường bằng cách:

  • Luôn luôn lắng nghe trẻ, hãy trở thành người bạn đồng hành của con, cùng con chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống
  • Cho trẻ thấy sự yêu thương, quan tâm, che chở và bảo vệ, khi con cần, ba mẹ sẽ có mặt
  • Thiết lập cho con những thói quen tốt, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất, ăn uống điều độ
  • Không quát mắng, xúc phạm trẻ, tránh để trẻ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực
  • Giữ hòa khí gia đình, tránh cãi vã, xung đột trước mặt con cái, tránh trừng phạt tinh thần của trẻ

Trầm cảm tuổi học đường đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trẻ rối loạn cảm xúc, có xu hướng tự hại, tự sát vì áp lực, trầm cảm ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, sự quan tâm của cha mẹ và xã hội đến trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 - 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác

Trầm cảm sau sinh tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ước tính chiếm tỷ lệ...

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói và các biện pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý, chậm nói ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển liên quan đến bộ não, lúc này não bộ...

Trẻ chậm phát triển tâm thần: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Trẻ chậm phát triển tâm thần là khái niệm dùng để chỉ những đứa trẻ mang khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ....

Ở người trầm cảm cười, sự bất ổn được khéo léo che giấu bằng nụ cười
Hội chứng Trầm cảm cười: Biểu hiện và biện pháp khắc phục

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng với nụ cười lạc quan và thái độ tích cực bên ngoài nhưng...