Bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS (Độ tuổi 10 – 20)

Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS là bộ câu hỏi được sử dụng để phát hiện và đánh giá mức độ trầm cảm ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi. Bài test gồm có 30 đề mục, cách thực hiện đơn giản, độ chính xác cao, có thể tự thực hiện tại nhà. 

Bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS là gì?

RADS (Reynolds Adolescent Depression Scale) là công cụ giúp phát hiện, đánh giá và sàng lọc nhanh tình trạng trầm cảm ở trẻ vị thành niên, nhất là trẻ trong độ tuổi dậy thì. Bài test gồm 30 đề mục, mỗi đề mục có 4 phương án trả lời tương đương với 4 mức độ khác nhau.

RADS là bài test giúp đánh giá nhanh mức độ trầm cảm ở trẻ vị thành niên
RADS là bài test giúp đánh giá nhanh mức độ trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Mỗi phương án trả lời được quy ước với từng số điểm cụ thể. Sau khi cộng tổng điểm của tất cả các mục, sẽ tiến hành đối chiếu với thang đo và đưa ra kết quả. Bài test này được sử dụng rộng rãi trong các trường học, bệnh viện và phòng khám tâm lý chuyên khoa nhằm đánh giá mức độ trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

RADS được phát triển bởi William M.Rcynolds vào năm 1986. Sau đó được Việt hoá bởi các bác sĩ Việt Nam và được sử dụng từ năm 1995. Hiện nay, bài test có 2 phiên bản gồm bản gốc và bản rút gọn. Trong đó, bản gốc có 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi liên quan đến các triệu chứng trầm cảm như buồn bã, căng thẳng, tuyệt vọng, mất ngủ, mất hứng thú… Trong khi đó, bản rút gọn chỉ có 10 câu hỏi, được rút ngắn đáng kể nhưng vẫn đảm bảo về tính chính xác.

Khi nào trẻ nên thực hiện bài test trầm cảm RADS?

Bài test trầm cảm RADS được phát triển dành riêng cho trẻ từ 10 – 20 tuổi. Mục đích của bài test là giúp trẻ và cha mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ. Đồng thời phát hiện sớm trầm cảm cũng như mức độ của vấn đề. Từ đó đưa ra phương án can thiệp, xử lý phù hợp, giúp con ổn định tâm sinh lý.

Bài test trầm cảm RADS cần được thực hiện khi:

  • Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý
  • Trẻ có các dấu hiệu trầm cảm như buồn bã kéo dài, hay cáu gắt, lo lắng, mất tập trung, thành tích học tập giảm sút, trẻ có xu hướng rút lui khỏi các mối quan hệ hoặc liên tiếp xung đột với người xung quanh…
  • Gia đình có người có tiền sử rối loạn tâm lý, có người từng bị trầm cảm
  • Trẻ trải qua biến cố lớn như mất người thân, áp lực học tập, thay đổi môi trường sống, cha mẹ ly hôn…

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng nhiều đến thành tích học tập và khả năng hòa nhập của trẻ. Không chỉ vậy, trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự hại, tự sát, rất nguy hiểm.

Do đó, bài test trầm cảm RADS nên được thực hiện khi con bước vào độ tuổi dậy thì, ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường về tâm lý. Đặc biệt, những trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, có nhiều dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm cần thực hiện bài test càng sớm càng tốt để phát hiện và đánh giá nhanh tình trạng của trẻ.

Nội dung bài test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS

Để thực hiện bài test, cần chuẩn bị giấy bút, đọc thật kỹ từng đề mục và chọn câu trả lời đúng nhất với tình trạng mình đang gặp phải trong 7 ngày gần nhất bao gồm cả ngày thực hiện. Bộ câu hỏi này dành riêng cho trẻ vị thành niên, trẻ cần tự trả lời để kết quả đánh giá được chính xác và khách quan.

Trẻ cần tự thực hiện bài test hoặc được hỗ trợ thực hiện bởi cha mẹ, chuyên gia tâm lý
Trẻ cần tự thực hiện bài test hoặc được hỗ trợ thực hiện bởi cha mẹ, chuyên gia tâm lý

Mỗi đề mục chỉ chọn một câu trả lời, sau đó ghi số điểm tương ứng với đáp án được chọn. Cuối cùng cộng tổng điểm của tất cả các đề mục rồi đối chiếu với thang đo. Nội dung của bài test RADS như sau:

Câu 1: Tôi cảm thấy hạnh phúc

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 2: Tôi thấy lo lắng về việc học của mình

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 3: Tôi có cảm giác cô đơn

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 4: Tôi thấy cha mẹ không thích mình

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 5: Tôi cảm thấy mình là người quan trọng

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 6: Tôi muốn xa lánh mọi người, trốn tránh các hoạt động xã hội

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 7: Tôi cảm thấy buồn chán

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 8: Tôi cảm thấy muốn khóc

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 9: Tôi thấy chẳng có ai quan tâm đến mình

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 10: Tôi thích cười đùa với mọi người

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 11: Tôi  thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 12: Tôi có cảm giác mình được yêu quý

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 13: Tôi thấy mình giống như kẻ trốn chạy

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 14: Tôi thấy mình đang tự làm khổ chính bản thân mình

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 15: Tôi cảm thấy người khác không thích tôi

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 16: Tôi thấy bực bội

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 17: Tôi thấy cuộc sống bất công với mình

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 18: Tôi thấy mệt mỏi

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 19: Tôi thấy mình là kẻ tồi tệ

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 20: Tôi thấy mình là kẻ thất bại, vô tích sự

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 21: Tôi thấy mình là kẻ đáng thương

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 22: Tôi dễ cáu kỉnh, mất kiên nhẫn, muốn phát điên lên về mọi thứ

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 23: Tôi thích trò chuyện với mọi người

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 24: Tôi trằn trọc khó ngủ

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 25: Tôi thích vui đùa

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 26: Tôi cảm thấy lo lắng

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 27: Tôi có cảm giác như bị đau dạ dày

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 28: Tôi cảm thấy cuộc sống này vô vị và tẻ nhạt

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Câu 29: Tôi thấy ăn ngon miệng

  • 0: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
  • 1: Phần lớn thời gian
  • 2: Thỉnh thoảng
  • 3: Hầu như không

Câu 30: Tôi thấy thất vọng, không muốn làm gì cả.

  • 0: Hầu như không
  • 1: Thỉnh thoảng
  • 2: Phần lớn thời gian
  • 3: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Kết quả thang đo đánh giá trầm cảm RADS

Thang đo đánh giá mức độ trầm cảm ở trẻ vị thành niên có 30 đề mục, đánh giá nhanh các triệu chứng trầm cảm ở trẻ từ 10 – 20 tuổi gồm cảm xúc tiêu cực, mất hứng thú, loạn khí sắc…

Dựa vào tổng số điểm bài test có thể giúp đánh giá nhanh tình trạng trầm cảm của trẻ
Dựa vào tổng số điểm bài test có thể giúp đánh giá nhanh tình trạng trầm cảm của trẻ

Sau khi trả lời câu hỏi, người thực hiện tiến hành cộng tổng điểm của tất cả các đề mục. Sau đó đối chiếu với kết quả thang đo dưới đây:

  • Từ 0 – 30 điểm: Không có dấu hiệu trầm cảm
  • Từ 31 – 40: Có dấu hiệu trầm cảm nhẹ
  • Từ 41 – 50: Có dấu hiệu trầm cảm vừa
  • Từ 51 – 90: Trầm cảm nặng

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm thường được thực hiện với các mục đích sau:

  • Phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên
  • Đo lường dấu hiệu nhận thức, hành vi tâm lý, tình cảm ở trẻ
  • Đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm
  • Phân biệt trầm cảm với rối loạn cảm xúc buồn rầu và các rối loạn tâm thần khác.

Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên có chính xác không?

Thang đo trầm cảm trẻ vị thanh niên cần được trẻ tự mình thực hiện. Cần lựa chọn mức độ đúng nhất với trạng thái của mình trong 7 ngày gần đây.

Bài test chỉ là công cụ đo lường nhanh, chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Không thể khẳng định về kết quả của bài test. Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện bài test, trẻ thuộc nhóm có dấu hiệu trầm cảm từ nhẹ – nặng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ.

Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS không phải để chúng ta tự chẩn đoán, trị liệu mà cần được đánh giá kết luận bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động quan tâm và có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách để giúp đỡ con phát triển tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là rối loạn thần kinh khá phổ biến, đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức, giảm...

Trầm cảm sau sinh là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh
Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện, cách khắc phục và phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi tình trạng chán nản,...

Căng thẳng lo âu kéo dài, quá mức so với thực tế là triệu chứng đặc trưng của GAD
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Triệu chứng và phác đồ điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là dạng thường gặp của rối loạn lo âu, thuộc nhóm rối loạn tâm thần. Người mắc rối loạn...

Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 - 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác

Trầm cảm sau sinh tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ước tính chiếm tỷ lệ...