Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho cha mẹ

Thang đánh giá Vanderbilt là công cụ được thiết kế để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em. Thang đo gồm 55 mục đánh giá do cha mẹ thực hiện. Ngoài ra, thang đánh giá còn có các phiên bản để phụ huynh và giáo viên theo dõi, đánh giá hiệu quả của quá trình can thiệp, trị liệu.

Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ là gì?

Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD (Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale – VADRS) là thang đánh giá chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Thang đo được phát triển bởi tiến sĩ Mark Wolraich cùng các cộng sự  của mình tại Trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma, xuất bản đầu tiên vào năm 2002.

Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ cho ba mẹ là bộ 55 câu hỏi để ba mẹ đánh giá nhằm phát hiện dấu hiệu ADHD ở trẻ
Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD là bộ 55 câu hỏi để ba mẹ đánh giá nhằm phát hiện dấu hiệu ADHD ở trẻ

Bộ công cụ này có độ tin cậy và độ nhạy cao, độ nhạy ước tính là 69% và độ đặc hiệu là 84%. Được thiết kế để cha mẹ, người chăm sóc hoặc giáo viên thực hiện để sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Trong đó, thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹ là phiên bản để phụ huynh thực hiện, đánh giá.

Trong bộ sàng lọc này, có 47 câu hỏi để ba mẹ đánh giá hành vi, triệu chứng của trẻ và 8 câu hỏi để đánh giá kết quả học tập, tương tác xã hội của con. Câu câu hỏi này chủ yếu liên quan đến các triệu chứng như tăng động, khó tập trung và một số rối loạn liên quan đi kèm. Mỗi đề mục đề có 4 câu trả lời, tương ứng với mức điểm từ 0 – 3.

Khi nào sử dụng thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD?

Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD được thực hiện nhằm sàng lọc, phát hiện rối loạn tăng động giảm chú ý. Đồng thời đánh giá mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của chúng đến việc học tập và các mối quan hệ của trẻ. Thang đo cũng có tác dụng đánh giá hiệu quả của quá trình can thiệp trị liệu. Hỗ trợ sàng lọc thêm một số rối loạn đi kèm như rối loạn hành vi, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Tất cả các bậc phụ huynh, bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng thang đo này để đánh giá, phát hiện hội chứng ADHD ở trẻ. Độ tuổi thích hợp là những trẻ từ 6 – 12 tuổi. Và đặc biệt thích hợp với các trường hợp sau:

  • Trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ ADHD như không chú ý, dễ mất tập trung, hoạt động quá mức, luôn chạy nhảy, leo trèo, nói nhiều, không thể chờ tới lượt mình…
  • Các triệu chứng ADHD xuất hiện ở nhiều môi trường khác nhau như ở nhà, ở trường học, ở khu vui chơi…
  • Trẻ gặp khó khăn trong học tập, bị giáo viên thường xuyên phàn nàn về hành vi, gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè
  • Gia đình có người từng mắc ADHD hoặc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu…

Ngoài ra, thang đánh giá Vanderbilt cũng thường được các chuyên gia khuyến khích thực hiện để sớm phát hiện ADHD ở trẻ. Được các bác sĩ nhi khoa sử dụng như một phần của kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá sức khỏe tâm thần của trẻ.

Nội dung thang đánh giá Vanderbilt ADHD phiên bản cho ba mẹ

Như đã đề cập, thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD có nhiều phiên bản. Trong đó, phiên bản dành cho ba mẹ có 47 đề mục để đánh giá hành vi, triệu chứng của trẻ và 8 đề mục đánh giá kết quả học tập của con.

Sau khi đọc câu hỏi, ba mẹ chọn 1 trong 4 câu trả lời gần giống nhất với tình trạng của con mà bạn cảm nhận được trong 2 tuần trở lại đây. Mỗi câu trả lời sẽ tương đương với một số điểm nhất định. Cụ thể:

  • 0 điểm: Không bao giờ
  • 1 điểm: Đôi khi
  • 2 điểm: Thường xuyên
  • 3 điểm: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Nội dung 47 đề mục đánh giá hành vi, triệu chứng của trẻ như sau:

Nội dung thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹNội dung thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹNội dung thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹNội dung thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹNội dung thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho ba mẹ

Tiếp đó, 8 đề mục để đánh giá kết quả học tập và khả năng tương tác xã hội bao gồm:

50. Hãy đánh giá chung về tình hình học tập của con ở trường?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

51. Khả năng học đọc của trẻ thế nào?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

52. Khả năng học viết của con thế nào?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

53. Khả năng toán học của con thế nào?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

54. Mối quan hệ của trẻ với cha mẹ thế nào?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

55. Mối quan hệ của trẻ với anh chị em thế nào?

  • 1: Rất tốt
  • 2: Trên mức trung bình
  • 3: Trung bình
  • 4: Hơi có vấn đề
  • 5: Có vấn đề

Kết quả của thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ em

Cả thang đánh giá Vanderbilt được chia làm 2 phần gồm đánh giá triệu chứng và đánh giá sự ảnh hưởng của các triệu chứng đến kết quả học tập và mối quan hệ của trẻ. Kết quả của thang đo cung cấp rất nhiều thông tin để đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Dựa vào kết quả của thang đánh giá Vanderbilt có thể xác định được rất nhiều vấn đề
Dựa vào kết quả của thang đánh giá Vanderbilt có thể xác định được rất nhiều vấn đề

Kết quả của thang đo có thể diễn giải như sau:

Phần 1: Triệu chứng của ADHD

Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý được thể hiện qua 47 đề mục. Liên quan đến 2 nhóm triệu chứng là giảm chú ý và tăng động. Tiêu chí chẩn đoán dựa trên kết quả thang đo như sau:

1. Triệu chứng giảm chú ý

  • Từ câu 1 – 9, nếu kết quả của 6 trên 9 câu có mức điểm từ 2 – 3 mỗi câu thì trẻ có khả năng mắc ADHD dạng giảm chú ý
  • Các triệu chứng gồm hay mất đồ, dễ mất tập trung, không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp, khó hoàn thành nhiệm vụ

2. Triệu chứng tăng động/xung động

  • Từ câu 10 – 18, nếu kết quả của 6 câu đạt từ 2 điểm trở lên ở mỗi câu thì trẻ có khả năng mắc ADHD dạng tăng động
  • Các triệu chứng gồm không ngồi yên, hay chạy nhảy leo trèo, ngắt lời người khác, không thể chờ đến lượt mình…

3. Triệu chứng hỗn hợp

  • Trong trường từ câu 1 – 47, có hơn 5 câu có mức điểm 3 thì trẻ có nguy cơ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Trẻ mắc tăng động giảm chú ý sẽ có cả triệu chứng giảm tập trung và triệu chứng tăng động – xung động.

Phần 2: Mức độ ảnh hưởng của ADHD

Mục thứ 2 trong thang đánh giá Vanderbilt gồm 8 câu hỏi để đánh giá hiệu suất học tập và hành vi xã hội của trẻ. Qua kết quả bài test có thể đánh giá như sau:

  • Trẻ có điểm trên 3 ở mỗi đề mục có thể gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

Kết luận: Nếu trẻ đạt tiêu chí chẩn đoán có triệu chứng giảm chú ý hoặc tăng động, các triệu chứng này ảnh hưởng đến khả năng học tập và các hành vi xã hội thì trẻ có nguy cao đã mắc ADHD.

Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ chỉ là một công cụ được sử dụng để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Kết quả của thang đo cần được thảo luận và đánh giá của các bác sĩ, chuyên gia chuyên khoa tâm lý. Nếu con có dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, tốt nhất ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc phòng khám tâm lý chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể tự thực hiện hoặc làm bài test với sự hỗ trợ của chuyên gia
Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)

Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là bộ công cụ gồm 9 câu hỏi tự đánh giá ngắn gọn. Được sử dụng để sàng lọc,...

Rối loạn phổ tự kỷ: Các mức độ, Triệu chứng và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh gây ra những khiếm khuyết về giao tiếp/ ngôn ngữ, hành...

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Biểu hiện và hướng can thiệp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo...

Trầm cảm có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ trầm cảm
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Gây tác hại gì?

Có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó, trầm cảm chiếm 25%. Rất nhiều người mắc trầm cảm nhưng...