Hiểu tâm lý trẻ khi cai sữa để có cách chăm sóc phù hợp

Việc hiểu tâm lý trẻ khi cai sữa có thể giúp mẹ có kế hoạch cai sữa cho con cụ thể, chi tiết, giúp quá trình cai sữa diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi. Đồng thời, việc nắm bắt được quá trình chuyển biến tâm lý của trẻ sẽ giúp cha mẹ cai sữa cho con đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ. 

Tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý trẻ khi cai sữa

Hiểu rõ tâm lý trẻ khi cai sữa là yếu tố quan trọng giúp quá trình cai sữa được thuận lợi, suôn sẻ, không ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ. Việc nắm được tâm lý con sẽ giúp mẹ tự tin, biết cách xử lý và có cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Mẹ cần hiểu rõ tâm lý của trẻ khi cai sữa để quá trình cai sữa được suôn sẻ thuận lợi
Mẹ cần hiểu rõ tâm lý của trẻ khi cai sữa để quá trình cai sữa được suôn sẻ thuận lợi

Dưới đây là tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý trẻ khi cai sữa mẹ nên biết:

  • Giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu căng thẳng, lo lắng của con, từ đó có biện pháp hỗ trợ để con cảm thấy thoải mái, an toàn
  • Ngăn ngừa các hành vi tiêu cực do cai sữa không đúng cách như trẻ bị ức chế tâm lý, tính cách trở nên hung hăng hoặc ám ảnh, sợ hãi, nhút nhát
  • Khi hiểu tâm lý trẻ, quá trình cai sữa có thể nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa mẹ và bé
  • Giúp mẹ có kế hoạch rõ ràng, nắm quyền chủ động và bớt căng thẳng, lo lắng trong quá trình cai sữa cho con
  • Giúp mẹ hiểu và có cách hỗ trợ trẻ phù hợp, để trẻ được phát triển sự tự tin và khả năng tự lập
  • Giúp trẻ thích nghi tốt với sự thay đổi, giảm thiểu lo lắng, bất an, áp lực, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Tâm lý của trẻ khi cai sữa như thế nào?

Các nhà tâm lý học cho rằng, cai sữa là một bước ngoặt quan trọng của trẻ. Được ví như một chấn thương thứ hai sau khi rời khỏi môi trường bụng mẹ. Không chỉ trẻ bị ảnh hưởng tâm lý mà mẹ cũng là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình cai sữa cho con.

Sự thay đổi tâm lý trẻ khi cai sữa rất phức tạp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố và thời điểm mẹ cho con cai sữa. Dưới đây là một số trạng thái tâm lý của trẻ khi cai sữa phổ biến:

1.  Trẻ có tâm lý lo lắng và bất an khi cai sữa mẹ

Trẻ bú mẹ không chỉ vì cần được ăn no mà còn vì đây là lúc trẻ có cảm giác được an toàn, thỏa mãn, được yêu thương và gần gũi với mẹ. Do đó, khi mẹ tiến hành cai sữa, con đột ngột không được bú mẹ, gây ra cảm giác bất an, lo lắng vì mất đi nguồn an ủi quen thuộc.

2. Trở nên khó chịu và khóc lóc nhiều hơn

Trẻ có thể phản ứng bằng cách khóc lóc, la hét, nằm ăn vạ. Cũng có những trẻ bám mẹ quá mức, có hành vi tức giận như ném đồ, cáu gắt khi không được thỏa mãn nhu cầu. Thậm chí có những trẻ còn từ chối ăn uống, khóc và đòi bế thường xuyên trong giai đoạn đầu của quá trình cai sữa.

Trẻ có thể khóc lóc, la hét, ăn vạ trong quá trình cai sữa, đây là tâm lý của trẻ khi cai sữa thường gặp
Trẻ có thể khóc lóc, la hét, ăn vạ trong quá trình cai sữa, đây là tâm lý của trẻ khi cai sữa thường gặp

Việc trẻ phản ứng quá mức là điều bình thường trong tâm lý trẻ khi cai sữa. Điều này xảy ra vì trẻ không hiểu lý do vì sao việc bú mẹ bị dừng lại. Trẻ càng “nghiện” ti mẹ thì phản ứng càng gay gắt. Một số trẻ sẽ có biểu hiện hoang mang ngơ ngác vì không hiểu tại sao mẹ lại không cho mình bú nữa.

3. Tìm kiếm sự an ủi thay thế

Việc cai sữa có thể khiến trẻ có cảm giác lo lắng, bất an. Sau một thời gian đòi hỏi, tìm kiếm sự đáp ứng nhưng không có hiệu quả, trẻ sẽ bắt đầu tìm kiếm sự an ủi bằng các hành vi khác. Trẻ có thể sử dụng ti giả, mút ngón tay, dụi đầu vào gối, mềm, ôm chặt thú nhồi bông, ôm đồ vật gắn bó mà trẻ yêu thích hoặc đòi ba mẹ, ông bà bế nhiều hơn để tìm kiếm cảm giác an toàn.

4. Thay đổi chất lượng giấc ngủ

Trong những ngày đầu của quá trình cai sữa, một số trẻ có thể gặp vấn đề trong giấc ngủ. Trẻ cảm thấy mất mát, thiếu cảm giác an toàn nên thường thức dậy nhiều hơn vào ban đêm. Trong khi đó, một số trẻ lại gặp phải tình trạng trằn trọc, khi đi vào giấc ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài một thời gian nhưng sẽ nhanh chóng được cải thiện khi trẻ quen với việc cai sữa mẹ có có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

5. Cần thời gian và sự hỗ trợ

Mỗi đứa trẻ sẽ có những cách phản ứng khác nhau với việc cai sữa. Việc cai sữa ở trẻ không hề đơn giản, cần có sự quyết tâm của mẹ và sự hỗ trợ của gia đình. Đồng thời, trẻ cũng cần có thời gian để thích nghi với giai đoạn mới. Sự kiên nhẫn, yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ thuận lợi vượt qua giai đoạn này và thích nghi với việc không còn bú mẹ nữa.

6. Tâm lý trẻ khi cai sữa – Ổn định và phát triển sự độc lập

Trẻ có thể sẽ phản ứng gay gắt với việc cai sữa, dù ban đầu có nhiều khó khăn, sau thời gian nỗ lực kiên trì, trẻ có thể cai sữa thành công. Việc cai sữa có thể giúp trẻ phát triển sự độc lập. Trẻ cần được cai sữa ở thời điểm thích hợp, điều này tốt cho cả mẹ lẫn bé. Sau khi cai sữa, con sẽ học cách tự ăn uống, ăn và uống sữa tốt hơn, ít phụ thuộc vào mẹ hơn.

Tác hại của việc cai sữa không đúng cách đến tâm lý trẻ

Việc cai sữa mẹ không đúng cách sẽ gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến trẻ có hành vi, cảm xúc không ổn định. Trẻ có cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi khi đột ngột không được bú sữa. Thường khó chịu, cáu gắt, phản ứng nghiêm trọng thậm chí bỏ ăn để đòi mẹ cho mình bú.

Trẻ có thể bị ức chế tâm lý, trở nên hung hăng hoặc ám ảnh, sợ hãi khi mẹ cai sữa không đúng cách. Đặc biệt là khi mẹ có các hành động như quát mắng con, bôi dầu gió vào đầu ti, thậm chí đánh trẻ. Vì vậy, các nhà tâm lý học cho rằng, khi cai sữa cho con, bạn cần cương quyết nhưng không nên quá bạo lực.

Cai sữa cho con quá đột ngột hoặc bạo lực trong quá trình cai sữa sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, nếu dùng dằng, thiếu cương quyết, trẻ sẽ rất khó vượt qua giai đoạn cai sữa, sẽ không đủ mạnh mẽ trong cuộc sống.

Cách cai sữa hiệu quả không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Tùy vào đặc điểm, tính cách và độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn cách cai sữa mẹ hiệu quả cho bé. Đối với trẻ 2 tuổi, có thể lựa chọn kể chuyện, thủ thỉ, nói cho trẻ biết mẹ đau, mẹ ốm để bé không bú. Tuy nhiên, cũng có những trẻ phải dùng biện pháp mạnh, cần cách ly 2 mẹ con một thời gian để trẻ quên cảm giác muốn được bú. Có thể nhờ bố mẹ, ông bà chăm sóc bé, chỉ cho trẻ ở gần mẹ khi con đã ăn no.

Để cai sữa cho con, mẹ nên cho con tương tác nhiều hơn với ba để giảm sự phụ thuộc của con với mẹ
Để cai sữa cho con, mẹ nên cho con tương tác nhiều hơn với ba để giảm sự phụ thuộc của con với mẹ

Dưới đây là một số mẹo cai sữa cho trẻ hiệu quả mà mẹ có thể thử áp dụng:

1. Giảm dần các cữ bú

Mẹ không thể cắt sữa cho con một cách đột ngột mà phải thực hiện một cách từ từ. Bắt đầu từ việc bớt dần số lần cho trẻ bú trong ngày. Thay thế bằng cách cho trẻ sử dụng sữa công thức hoặc bằng thức ăn trẻ thích.

Đồng thời, nên tạo cho trẻ các thói quen mới như đọc sách, hát ru, ôm ấp trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ luôn nhận được sự yêu thương, quan tâm từ mẹ trong quá trình cai sữa. Mẹ phải kiên quyết, dứt khoát, giữ vững lập trường, không nên vì xót con lại tiếp tục cho con bú. Làm vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy chỉ cần con khóc nhiều hơn là mẹ sẽ cho con bú.

2. Giảm thời gian cho bé bú

Bên cạnh việc giảm số lần cho bé bú, mẹ cũng cần giảm dần thời gian cho trẻ bú mẹ ở mỗi cữ. Mẹ không nên cắt sữa đột ngột, ngưng hẳn không cho trẻ bú. Cần rút ngắn thời gian cho trẻ bú để tránh các sang chấn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nếu trước đây, mẹ cho trẻ bú 10 phút/lần thì hãy rút ngắn dần từ từ xuống 5 phút, xuống 3 phút rồi từ từ cắt hẳn cho trẻ. Trong quá trình cắt sữa cho trẻ, cần chú ý tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho con để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất.

3. Khiến bé thấy xa lạ với ngực mẹ

Một số trẻ có thể cảm thấy xa lạ, không muốn nhìn vào và đòi ti mẹ nữa khi mẹ hóa trang ngực. Đây là một trong những cách mà mẹ có thể thử áp dụng để giúp trẻ cai sữa mẹ. Có nhiều cách giúp trẻ cai sữa mẹ có thể kể đến như:

  • Mẹ dùng băng dính đen bịt kín đầu ngực
  • Mẹ tô son lên ngực để bé thấy xa lạ
  • Mẹ gom một nắm tóc rối, buộc túm vào ngực

Để tăng hiệu quả, mẹ nên giải thích lý do ngực mẹ thay đổi một cách ngộ nghĩnh như ti ốm rồi để bé hiểu, không muốn ti mẹ nữa. Không nên dọa nạt để tránh trẻ ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này.

4. Làm tiêu sữa mẹ

Việc làm tiêu sữa mẹ có thể khiến trẻ mất hứng thú với việc ti mẹ. Trường hợp mẹ bị căng tức sữa do không cho con bú nữa, mẹ có thể sử dụng thuốc tiêu sữa. Thế nhưng, việc dùng thuốc cần tuân theo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Có thể  sử dụng các mẹo như ăn nhiều lá lốt, dùng cây xô thơm, rau răm, bắp cải… Mẹ cần cân nhắc việc hút sữa trong quá trình cai sữa cho trẻ. Việc hút sữa chỉ nên thực hiện khi ngực mẹ căng, nhức, không nên hút thường xuyên để tránh kích thích tăng tiết sữa.

Tuy nhiên, một số mẹ dù ít sữa, gần như không còn sữa thì con vẫn “ghiền” ti mẹ. Trẻ bú mẹ không phải vì muốn được no mà là phản xạ giúp trẻ có cảm giác an toàn và thỏa mãn.

5. Đánh lạc hướng, trì hoãn thời gian cho bé bú

Khi trẻ có nhu cầu được bú mẹ, mẹ hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút con bằng các hoạt động vui chơi, giải trí khác. Có thể tổ chức trò chơi để trẻ được vui chơi, đưa trẻ ra ngoài đi dạo, cho trẻ chơi với bạn bè để con không tập trung vào việc bú mẹ. Mẹ có thể lảng tránh, cho con chơi với ba hoặc ông bà để trẻ không thấy mặt mẹ và không đòi bú nữa.

6. Tạm xa bé một thời gian

Trước hết, mẹ cần giảm cữ bú và thời gian bú mẹ mỗi ngày của trẻ. Trong quá trình này, mẹ cần giới thiệu, rèn cho con cách uống nước, uống sữa bằng bình, bằng ống hút. Trẻ trên 12 tháng tuổi có thể uống sữa tươi, vì thế việc tập trẻ uống sữa bằng ống hút là điều cần thiết.

Bé sẽ khóc nhiều khi xa mẹ, đây là điều không thể tránh khỏi trong quá trình cai sữa cho trẻ
Bé sẽ khóc nhiều khi xa mẹ, đây là điều không thể tránh khỏi trong quá trình cai sữa cho trẻ

Sau đó, mẹ có thể tạm xa bé một thời gian để con quên đi việc bú mẹ. Thường là từ 2 – 3 ngày hoặc lâu hơn. Một số mẹ chia sẻ, để cai sữa cho con, mẹ phải trốn con 1 – 2 tuần ở nhà ngoại, khi về con mới hoàn toàn cai được việc bú mẹ.

7. Thay đổi vị giác của trẻ khi ti mẹ

Một số mẹo cai sữa mẹ cho trẻ mẹ có thể áp dụng như bôi chanh, mướp đắng, dầu hoặc chất cay lên ngực mẹ. Điều này sẽ khiến con có cảm giác vị sữa mẹ thay đổi, không thơm ngọt như trước, dần dần, trẻ không thích thú với việc bú mẹ nữa. Tuy nhiên, cách này cũng khiến nhiều mẹ dở khóc dở cười vì sau một thời gian bôi mướp đắng thì trẻ có thể ăn được cả mướp đắng.

8. Thu hút trẻ bằng chế độ ăn uống đa dạng

Một chế độ ăn uống đa dạng, phong phú với các bữa ăn hấp dẫn, nhiều màu sắc có thể khiến trẻ ăn no và ít bú mẹ hơn. Mẹ nên chia bữa ăn của con thành nhiều bữa nhỏ, cung cấp thức ăn giàu dưỡng chất, cân bằng các nhóm chất, trình bày hấp dẫn để thu hút trẻ.

Khi nào mẹ cần cai sữa cho con?

Hầu hết các trẻ đều trải qua giai đoạn cai sữa mẹ (trừ một số trường hợp đặc biệt). Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn với cả mẹ và bé. Thực tế không thể xác định được thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé. Thời điểm cai sữa cho bé phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của mẹ. Nếu có thể, mẹ hãy cho con bú càng lâu càng tốt, tốt nhất là đến khi con đủ 24 tháng tuổi.

Thời điểm cai sữa cho bé theo khuyến nghị của WHO

Theo khuyến nghị của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ bảo trợ trẻ em), các bà mẹ nên cho con bú ít nhất đến 2 tuổi. Do đó, khi trẻ được 2 tuổi, đây là thời điểm mẹ có thể cân nhắc đến việc cai sữa cho con. Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Đồng thời, mẹ nên cho con bú ít nhất đến khi trẻ được 2 tuổi.

Tuy nhiên, với điều kiện xã hội hiện nay, một số mẹ có thể cân nhắc cai sữa cho trẻ khi con được 12 tháng tuổi. Ngoài ra, với một số mẹ phải trở lại công việc từ sớm, điều kiện hoàn cảnh không cho phép, mẹ có thể cai sữa cho con sớm hơn. Trường hợp mẹ có thể cho con bú lâu hơn thì hãy cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, cần thiết cho việc hoàn thiện hệ miễn dịch, phát triển trí não, hệ tiêu hóa ở trẻ. Trẻ bú mẹ với chất lượng sữa mẹ tốt thường ít ốm hơn với trẻ khác. Việc mẹ cho con bú kéo dài cũng giúp giảm nguy thơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

Những trường hợp mẹ nên cai sữa cho con

Sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể tăng cân nhanh giống trẻ khác nhưng ít ốm đau, nếu bị bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với trẻ khác. Cai sữa cho con là quyết định quan trọng, mẹ thường phải cân nhắc rất nhiều.

Có một số trường hợp, mẹ bắt buộc phải cai sữa cho con dù không mong muốn
Có một số trường hợp, mẹ bắt buộc phải cai sữa cho con dù không mong muốn

Một số trường hợp mẹ phải cai sữa cho con có thể kể đến như:

  • Mẹ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh viêm gan tiến triển, bệnh truyền nhiễm như lao
  • Mẹ bị nhiễm trùng huyết hoặc bị nhiễm trùng vùng ngực
  • Mẹ sử dụng một số thuốc như thuốc gây nghiện, thuốc kích thích thần kinh tiết ra sữa mẹ
  • Mẹ đang mang thai, sức khỏe không đảm bảo, được bác sĩ khuyến nghị cai sữa cho em bé lớn
  • Trẻ đã lớn, ăn uống tốt, đã sẵn sàng trong việc cai sữa tự nhiên
  • Mẹ gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn sữa, có vấn đề về núm vú
  • Mẹ trở lại công việc hoặc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, muốn có thời gian chăm sóc bản thân.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể bắt đầu cai sữa mẹ

Việc cai sữa mẹ chỉ nên thực hiện khi trẻ khỏe mạnh khi có dấu hiệu đau ốm. Không thực hiện việc cai sữa khi trẻ ốm vì có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn. Nếu có thể mẹ hãy cho con bú ít nhất đến 2 tuổi. Hoặc có thể cân nhắc cai sữa nếu trẻ được 12 tháng tuổi.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể cai sữa mẹ:

  • Trẻ đã lớn, ăn được thức ăn rắn, việc bú mẹ chỉ nhằm mang đến cảm giác an toàn, thỏa mãn
  • Trẻ bắt đầu ít bú mẹ hơn, thời gian giữa các cữ bú dài hơn
  • Trẻ phát triển tốt kỹ năng vận động, có thể tự ngồi vững vàng, tự cầm nắm thức ăn và tự đưa thức ăn vào miệng
  • Cân nặng và chiều cao của trẻ duy trì ổn định, bình thường
  • Trẻ bắt đầu thích thú với việc khám phá môi trường xung quanh, ít phụ thuộc vào mẹ
  • Trẻ có thể tự dùng muỗng, tự uống nước bằng công và không muốn mẹ giúp đỡ.

Tác hại của việc cai sữa quá sớm với trẻ

Việc cai sữa mẹ quá sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, những trẻ được cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ khác. Trẻ từ 1 – 3 tuổi bú mẹ vẫn bị ốm nhưng số lần mắc bệnh thường ít và thời gian khỏi bệnh cũng nhanh hơn so với trẻ khác.

Cai sữa quá sớm có thể khiến đề kháng của trẻ kém so với trẻ được bú mẹ trong thời gian dài
Cai sữa quá sớm có thể khiến đề kháng của trẻ kém so với trẻ được bú mẹ trong thời gian dài

Việc cai sữa mẹ quá sớm có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Những ảnh hưởng của việc cai sữa mẹ quá sớm:

  • Cai sữa mẹ quá sớm khiến trẻ dễ căng thẳng tâm lý, cảm thấy bất an, căng thẳng và thiếu cảm giác an toàn
  • Trẻ thiếu sự ôm ấp, vỗ về ảnh hưởng đến kết nối giữa mẹ con và sự phát triển tình cảm của trẻ
  • Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ do sữa mẹ chứa nhiều DHA và các axit béo quan trọng
  • Hệ miễn dịch của trẻ kém, dễ mắc bệnh do thiếu sự cung cấp kháng thể  sống và dưỡng chất từ sữa mẹ
  • Trẻ có nguy cơ dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Tác hại của việc cai sữa muộn

Cai sữa mẹ quá sớm không tốt cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, việc cai sữa quá muộn cũng sẽ mang đến một số tác hại cho cả mẹ và trẻ. Một số vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra như:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc tách rời mẹ, quá phụ thuộc vào mẹ, khó hình thành tính cách tự lập
  • Trẻ có thể không đủ mạnh mẽ trong cuộc sống, thiếu sự cương quyết và sống dựa dẫm vào người khác
  • Trẻ bú đêm nhiều, làm gián đoạn giấc ngủ của cả mẹ và bé, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
  • Trẻ bú mẹ quá lâu có thể khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi, không có thời gian chăm sóc bản thân
  • Trẻ trở nên kén ăn, từ chối các loại thức ăn, phụ thuộc vào sữa mẹ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, phát triển không tốt về mặt sức khỏe thể chất.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi cai sữa cho trẻ

Bên cạnh việc nắm bắt tâm lý trẻ khi cai sữa, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Quá trình cai sữa cần được thực hiện từ từ để trẻ có thời gian thích nghi với việc không còn bú mẹ nữa
  • Cần lên kế hoạch cụ thể, trao đổi với chồng và người thân trong gia đình để cùng đồng hành trong quá trình cai sữa cho trẻ
  • Quá trình cai sữa cần cương quyết nhưng không bạo lực, bạo lực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách sau này của trẻ
  • Việc cai sữa cần thực hiện lúc bé khỏe mạnh, đã ăn tốt nhiều loại thực phẩm và không còn phụ thuộc nhiều vào sữa mẹ nữa.
  • Cần kiên quyết, dứt khoát, không nên ngập ngừng, vì thấy trẻ khóc quá, xót con quá mức mà từ bỏ việc cai sữa cho trẻ
  • Hãy kiên nhẫn cho trẻ và mẹ thời gian thích nghi dần dần, không cắt sữa một cách đột ngột bạo lực để tránh ảnh hưởng đến tính cách và tâm lý trẻ.

Hiểu tâm lý trẻ khi cai sữa là điều cần thiết để giúp mẹ có kế hoạch cai sữa cho con. Nếu quá trình cai sữa gặp nhiều khó khăn, mẹ không biết cách xử lý phù hợp, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài test nên được thực hiện thường xuyên trong thai kỳ, nhất là khi mẹ bầu buồn bã chán nản kéo dài
Bài test trầm cảm khi mang thai giúp kiểm tra nhanh mức độ

Bài test trầm cảm khi mang thai là công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện trầm cảm và đánh giá mức độ...

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và can thiệp

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ khiến con gặp rất nhiều khó khăn trong diễn đạt, lời nói lộn xộn thiếu logic khiến những người...

Trầm cảm nội sinh là loại trầm cảm không liên quan đến các sự kiện hoặc yếu tố môi trường
Trầm cảm nội sinh là gì? Nguy hiểm không? Điều cần biết

Trầm cảm nội sinh nội sinh là một rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài...

Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ từ 11 đến 14 tuổi
Rối loạn ăn uống ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Rối loạn ăn uống ở trẻ em xảy ra phổ biến, nhất là nhóm trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14. Rối loạn ăn...