Tìm hiểu tâm lý của trẻ khi có thêm em, liệu có sốc?

Tâm lý của trẻ khi có thêm em rất đa dạng, có trẻ thích nghi tốt, yêu thích và tích cực hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc em bé, có trẻ phản ứng mãnh liệt, tỏ ra khó chịu, kỉnh, thậm chí chán ghét vì cho rằng em bé cướp mất sự quan tâm chú ý của mọi người. Việc hiểu được tâm lý của trẻ khi có em rất quan trọng, là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.

Tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý của trẻ khi có thêm em

Bất kỳ đứa trẻ nào, dù lớn hay nhỏ cũng cần được chuẩn bị tâm lý khi gia đình sắp chào đón thêm thành viên mới. Trẻ con rất nhạy cảm với sự thay đổi, trẻ dễ tổn thương tâm lý nếu không được quan tâm đúng mức. Trẻ lớn có thể hiểu và giúp đỡ cha mẹ trong việc chăm sóc em bé. Thế nhưng trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, rất khó để con thích nghi với việc mình không còn là sự “ưu tiên hàng đầu” của ba mẹ.

Cần hiểu được tâm lý trẻ khi có thêm em để có sự hỗ trợ phù hợp về mặt tâm lý cho trẻ
Cần hiểu được tâm lý trẻ khi có thêm em để có sự hỗ trợ phù hợp về mặt tâm lý cho trẻ

Đã có rất nhiều trường hợp đang ngoan ngoãn bỗng trở nên lầm lì, khó bảo, không nghe lời cha mẹ. Thậm chí có trẻ lén cáu véo, đánh hoặc làm tổn thương em bé, không thích em bé, muốn cho em bé đi vì nghĩ rằng em bé đã cướp mất ba mẹ. Hậu quả là cha mẹ la mắng, nghiêm cấm trẻ không được đến gần em, có thái độ hằn học vì cho rằng trẻ không ngoan, có tính cách kỳ cục. Điều này làm con trở nên tổn thương sâu sắc, cảm giác không được ba mẹ yêu thương và càng thêm chán ghét em mình.

Những hành động, thái độ này thực ra là điều bình thường trong tâm lý của trẻ khi có thêm em bé, xuất phát từ việc cha mẹ không chuẩn bị tâm lý cho con và có cách cư xử thiếu công bằng, bỏ bê cảm nhận của bé lớn. Việc hiểu tâm lý của trẻ khi có thêm em là hết sức cần thiết. Mục đích của việc này là để:

  • Giúp chúng ta hiểu rõ suy nghĩ của con trẻ và hỗ trợ trẻ thích nghi tốt với những thay đổi
  • Ngăn ngừa các hành vi tiêu cực mà trẻ có thể gây ra do ghen tị với em bé mới
  • Hỗ trợ trẻ xây dựng mối quan hệ anh/chị – em, tạo sự gắn kết gia đình
  • Hỗ trợ trẻ phát triển tâm lý và phát triển những cảm xúc lành mạnh
  • Ngăn ngừa trẻ sốc tâm lý và nguy cơ chúng ta vô tình gây ra những hành động tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lâu dài của trẻ.

Tâm lý của trẻ khi có thêm em – liệu trẻ có sốc không?

Tâm lý của trẻ khi có thêm em rất đa dạng, không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu như đứa trẻ nào cũng có tâm lý bất an, lo lắng, cảm giác hụt hẫng như bị bỏ rơi hoặc ghen tị vì ba mẹ dành nhiều thời gian và sự chú ý cho em bé hơn mà không quan tâm đến mình.

Trẻ có thể bắt đầu gây ra những hành vi tiêu cực như hờn dỗi, chống đối, thậm chí làm những điều trước đây chúng không làm nhằm thu hút sự chú ý của ba mẹ. Hoặc có những trẻ có biểu hiện trẻ con hơn như đòi bú bình, đòi bú, nói ngọng như em bé để nhận được sự quan tâm như trước đây.

Tâm lý ở trẻ mỗi độ tuổi sẽ có sự khác nhau nhất định:

Tâm lý trẻ 2 tuổi khi có thêm em

Trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển ban đầu về nhận thức, trẻ chưa hiểu khái niệm về sự sẻ chia, có xu hướng coi mọi thứ xung quanh là của mình. Trẻ 2 tuổi thường rất gắn bó với cha mẹ, có nhu cầu được chăm sóc liên tục. Tâm lý trẻ 2 tuổi khi có thêm em đa phần là cảm thấy mất an toàn, khó hiểu, cảm thấy bị bỏ rơi và thể hiện sự khó chịu bằng cách bám mẹ, quấy rầy mẹ nhiều hơn.

Trẻ 2 tuổi khi có thêm em thường không hiểu được vị trí của mình, đa số trẻ sẽ tranh giành mẹ với em bé
Trẻ 2 tuổi khi có thêm em thường không hiểu được vị trí của mình, đa số trẻ sẽ tranh giành mẹ với em bé

Trẻ 2 tuổi vẫn trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, chúng gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc bằng lời nói. Vì thế, một số trẻ biểu hiện sự khó chịu bằng cách la hét, khóc lóc, có hành vi giận dữ như cướp bình sữa của em, khóc bám mẹ, thậm chí là đánh em bé.

Tâm lý trẻ 3 tuổi khi có thêm em

Tâm lý trẻ 3 tuổi khi có thêm em có một số khác biệt nhất định so với trẻ 2 tuổi. Trẻ 3 tuổi bắt đầu hình thành nhận thức và hiểu biết, trẻ có khả năng nhận xét trước sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ biết chính xác vị trí của mình, hiểu được khái niệm chia sẻ và biết rằng em bé cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.

Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi vẫn còn quá nhỏ, trẻ vẫn sẽ thấy ghen tị vì sự chú ý của cha mẹ chủ yếu tập trung cho em bé và ít quan tâm đến mình. Tâm lý này sẽ nghiêm trọng hơn khi cha mẹ bỏ bê, thiếu quan tâm đến bé và những lời trêu đùa từ người xung quanh như “ba mẹ có em rồi ba mẹ không thương con nữa đâu”, “có em bé là con ra rìa rồi”.

Có 2 hướng phát triển tâm lý ở trẻ 3 tuổi khi có thêm em bé. Trường hợp trẻ được cha mẹ quan tâm yêu thương, trẻ sẽ tự hào vì mình là anh/chị, tích cực tham gia vào việc chăm sóc em bé. Trường hợp thứ hai, là trẻ không được quan tâm chú ý, bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực bởi người xung quanh. Trẻ trở nên cáu kỉnh, có thể nói những lời như con ghét em, ba mẹ chỉ yêu em mà không yêu con, thậm chí có hành vi xấu với em bé.

Tâm lý trẻ 4 tuổi khi có thêm em

Trẻ 3 tuổi có thể còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu tại sao em bé được quan tâm chú ý nhiều hơn mình. Trong khi đó, trẻ 4 tuổi đã hiểu được vai trò của mình trong gia đình, trẻ biết mình đã lớn và có thể thể hiện tốt vai trò của anh/chị trong việc chăm sóc em bé khi được khuyến khích một cách tích cực.

Trẻ 4 tuổi đã có nhận thức về vai trò và vị trí của bản thân, thường dễ thích nghi với sự thay đổi hơn
Trẻ 4 tuổi đã có nhận thức về vai trò và vị trí của bản thân, thường dễ thích nghi với sự thay đổi hơn

Tâm lý trẻ 4 tuổi khi có thêm em ít bị ảnh hưởng và ít có xu hướng tiêu cực hơn. Trẻ có kỹ năng xã hội tốt, biết chơi và chia sẻ với người khác. Điều này giúp con thích nghi dễ dàng với sự hiện diện của em bé. Trẻ ít cảm thấy lo lắng, bị đe dọa hoặc ghen tị với em. Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc và ít cạnh tranh cha mẹ với em bé hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, cách ứng xử của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ. Trẻ vẫn sẽ cảm thấy bất an, ghen tị, tổn thương nếu cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho em bé, không biết cách cân bằng sự quan tâm và yêu cầu trẻ phải tự lập ngay lập tức vì cho rằng con đã lên chức “anh”, “chị”.

Sự chuyển biến tâm lý của trẻ khi có em

Sự chuyển biến tâm lý của trẻ khi có em bé khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào cách ứng xử của ba mẹ và ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Dưới đây là những thay đổi tâm lý mà trẻ có thể trải qua:

  • Cảm giác lo lắng bất an vì sợ mất vị trí, không được ba mẹ yêu thương như trước
  • Cảm giác hụt hẫng sợ bị bỏ rơi hoặc ghen tị vì sự chú ý của ba mẹ dành cho em quá nhiều
  • Xuất hiện các hành vi tiêu cực như chống đối, hờn dỗi hoặc hồi quy với hành vi trẻ con như đòi bú bình, đòi bế
  • Bắt đầu có các giác yêu thương, thích giúp đỡ, chăm sóc em bé và cảm nhận được trách nhiệm, vai trò của mình khi được khuyến khích đúng cách
  • Dần thích nghi tích cực dưới sự hỗ trợ và khuyến khích tích cực từ cha mẹ,

Cha mẹ cần lưu ý rằng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được đối xử công bằng. Trẻ cần được chuẩn bị tâm lý trước khi có em dù lớn hay nhỏ. Trẻ lớn, trên 6 tuổi cũng sẽ cảm thấy hụt hẫng, buồn bã khi cha mẹ dành nhiều sự quan tâm cho em bé, không hề chú ý đến mình. Đặc biệt là khi cha mẹ liên tục nhắc nhớ cho rằng trẻ đã lớn, là anh chị phải nhường nhịn em.

Trẻ có bị sốc tâm lý khi có thêm em không?

Trẻ hoàn toàn có thể bị sốc tâm lý khi có thêm em bé. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến, ở mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác biệt, tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ quan tâm của cha mẹ và ảnh hưởng từ những người xung quanh. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốc tâm lý do gia đình có thêm em bé và bé lớn không được chuẩn bị tâm lý, không nhận được sự quan tâm phù hợp từ người lớn.

Trẻ hoàn toàn có thể bị sốc tâm lý, gây ra các hành vi ngỗ nghịch, chống đối
Trẻ hoàn toàn có thể bị sốc tâm lý, gây ra các hành vi ngỗ nghịch, chống đối

Cha mẹ cần lưu ý đến cách cư xử và mối quan hệ giữa các con để tạo sự hài hòa trong gia đình, tránh hình thành tính cách không tốt và tạo ra những ký ức không mấy tốt đẹp cho tuổi thơ của trẻ. Việc trẻ bị sốc tâm lý có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt, buồn bã, có các hành vi tiêu cực như giận dỗi, la hét, tự cô lập, thậm chí trầm cảm.

Một số trẻ có thể xuất hiện những hành vi như trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Có hành động bạo lực như đánh, cắn em bé hoặc ném đồ đạc vì không hài lòng. Trẻ có vấn đề về giấc ngủ, dễ gặp ác mộng, thường thức giấc vào ban đêm, bị rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến cân nặng. Một số trẻ có thể trở nên ích kỷ, không muốn chia sẻ ba mẹ với em bé, khó hòa nhập kết bản, mất đi sự tự tin.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc tâm lý khi có thêm em

Tùy vào tính cách, độ tuổi mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị sốc tâm lý do gia đình có thêm em bé. Nhìn chung, thay đổi tâm lý ở trẻ là điều bình thường vì con đang là trung tâm, được mọi người yêu thương chiều chuộng. Bỗng nhiên sự xuất hiện của em bé khiến cha mẹ không con chú ý đến mình, trẻ muốn được ôm mẹ, được mẹ chơi cùng cũng là điều xa vời.

Có thể nhận biết trẻ bị sốc tâm lý qua một số dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy cô đơn hoặc rút lui: Trẻ có biểu hiện buồn bã, dễ khó, dễ tuổi thân, trẻ có cảm giác bị bỏ rơi dẫn đến rút lui, không muốn giao tiếp, tỏ ra lặng lẽ, ít nói hơn.
  • Phản ứng quá mức: Trẻ nóng nảy, dễ cáu gắt, hay đập phá đồ chơi, sẵn sàng đánh người khác và giận dữ khi có ai đó nhắc đến em bé
  • Kể xấu về em bé: Khi được hỏi thăm về em, một số trẻ có thể có các hành vi như kể xấu em, bảo em xấu hoắc, em bé hư, em bé hay khóc…
  • Có hành vi hồi quy: Trẻ có những hành vi của thời trước đó để thu hút sự chú ý như đòi bế như em bé, đòi bú bình, đòi mặc tã, nói ngọng giả vờ ê a như em bé.
  • Cố tình phá đồ chơi của em: Đôi khi trẻ có thể có các hành vi như cố tình đập phá, ném hoặc làm hỏng đồ vật dành cho em bé sơ sinh
  • Rối loạn giấc ngủ và ăn uống: Trẻ có thể gặp một số vấn đề như ăn ít, chán ăn; khó ngủ, mất ngủ, thậm chí gặp ác mộng dẫn đến thức giấc giữa đêm.
  • Ghét mẹ, ghét em bé: Mức độ cao nhất của tình trạng sốc tâm lý của trẻ khi có em bé là nói ra những lời như con ghét mẹ, ghét em bé, thậm chí cố tình cáu, véo, đánh, cắn, làm đau em bé.

Nguyên nhân gây sốc tâm lý ở trẻ khi có thêm em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ phản ứng quá mức, thậm chí sốc tâm lý khi có em. Tình trạng này có thể do tính cách của trẻ nhạy cảm, thiếu tự tin hoặc do ba mẹ không làm tốt công tác chuẩn bị tâm lý cho con hay do cách đối xử thiếu công bằng, bỏ bê con quá mức.

Trẻ có thể không thích em vì sự thiên vị của ba mẹ
Trẻ có thể không thích em vì sự thiên vị của ba mẹ

Trẻ không được chuẩn bị trước tinh thần

Rất nhiều ba mẹ thiếu kinh nghiệm, không nghĩ đến việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em. Chúng ta nghĩ rằng trẻ sẽ vui vẻ, hào hứng vì có thêm thành viên mới như chúng ta. Thế nhưng sự thật không phải vậy, nếu không được chuẩn bị tâm lý, trẻ có thể cảm thấy bất ngờ, không biết ứng xử thế nào trước những thay đổi trong vai trò mới.

Sự xáo trộn trong cuộc sống

Trẻ em rất khó thích nghi với thay đổi, sự xáo trộn cuộc sống có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Đầu tiên, khi mang bầu, sự mệt mỏi của quá trình thai nghén khiến bé được mẹ ít quan tâm hơn.

Tiếp đó là sự vắng mặt của mẹ trong những ngày mẹ nằm viện khi sinh em bé. Trẻ đã quen với sự hiện diện và chăm sóc của mẹ, dễ tổn thương, cảm giác bị bỏ rơi, hoảng loạn khi không nhìn thấy mẹ. Trẻ chứng kiến cha mẹ bận rộn chăm sóc em bé, mẹ cho em bé bú, hát cho em bé, vỗ về em khi em khóc mà không quan tâm mình.

Khi trẻ ôm mẹ, muốn được mẹ chơi cùng thì lại bị mẹ gạt đi, bảo trẻ chơi với ba vì mẹ bận chăm sóc em, mẹ cần được nghỉ ngơi. Sự xuất hiện của em bé khiến cuộc sống trẻ xáo trộn, vì thế mà trẻ khó chấp nhận và có thể bị sốc tâm lý khi có thêm em.

Sự thiếu quan tâm, chăm sóc của cha mẹ

Khi con là đứa trẻ duy nhất trong nhà, con được tất cả mọi người yêu thương quan tâm, mọi vấn đề đều xoay quanh con. Tuy nhiên, khi gia đình có thêm em bé, ba mẹ bận rộn quá mức, đặc khi là em bé còn quá nhỏ, thường quấy khóc và cần được chăm sóc cẩn thận.

Trẻ không được cha mẹ quan tâm, trò chuyện, thời gian dành cho con gần như không có. Có rất nhiều trẻ lủi thủi chơi một mình, ánh mắt buồn bã nhìn mẹ bận rộn với em bé và việc nhà. Thậm chí, có nhiều gia đình rơi vào khủng hoảng vì không thể cân bằng được thời gian cho con cái và công việc.

Trẻ có cảm giác bị ra rìa

Khi trẻ là con đầu, đặc biệt khi con chỉ mới 3, 4 tuổi thì việc gia đình có thêm em bé rất dễ tạo thành cú sốc tâm lý cho trẻ. Có một số trẻ rất thích em, biết quan tâm, yêu thương em. Tuy nhiên, tâm lý chung của đa số trẻ em vẫn là bất an, lo lắng, đôi khi ghen tị với em.

Trẻ chứng kiến mẹ bồng bế, chăm bẵm em, ba hào hứng chơi cùng em. Ngay cả những người xung quanh đến thăm hỏi cũng chỉ chú ý đến em bé mà không quan tâm đến “anh hai” hoặc “chị hai”. Không ít bé nói rằng, “bà chỉ thích em, bà không thích con” hoặc “mẹ chỉ có em thôi”…

Nghiêm trọng hơn, không ít lần những người xung quanh nói với trẻ rằng “mẹ có em là con ra rìa rồi”, “mẹ chỉ yêu em bé thôi”. Những câu nói tưởng chừng vui đùa này khiến trẻ tổn thương sâu sắc, dễ rơi vào trạng thái sốc tâm lý, không chấp nhận việc có em. Dễ gây ra những hành vi tiêu cực đối với em bé.

Trẻ bị sốc tâm lý khi có thêm em mẹ phải làm gì?

Làm thế nào để giúp con thích nghi với sự thay đổi đột ngột và chấp nhận sự có mặt của em bé là thắc mắc chung của nhiều ba mẹ. Khi nhận thấy con có các biểu hiện buồn bã, lùi xa cha mẹ, có những hành động như đòi mặc tã, đòi bú bình, đòi mẹ bế cần hiểu rằng con đang thiếu sự quan tâm và cần được ba mẹ chú ý nhiều hơn.

Nên tạo cơ hội để trẻ được tương tác, chăm sóc em
Nên tạo cơ hội để trẻ được tương tác, chăm sóc em

Để giúp trẻ ổn định tâm lý và thích thú với việc có em, cha mẹ nên:

1. Tâm sự để hiểu cảm xúc của trẻ

Ba mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn thay đổi tâm lý khi có thêm em. Hãy chọn một không gian an toàn, riêng tư, không có sự có mặt của em bé để tâm sự, trò chuyện với trẻ. Khuyến khích con nói ra suy nghĩ của bản thân và khẳng định vai trò, vị trí của con trong mắt ba mẹ.

Giải thích cho trẻ hiểu vì sao em bé chiếm nhiều thời gian và sự chú ý của ba mẹ. Nói cho trẻ biết vai trò của con hiện tại, cùng con lập kế hoạch để xác định được những điều con nên làm, cho con biết ba mẹ cần được con hỗ trợ giúp đỡ để con cảm thấy được tin tưởng và có trách nhiệm hơn.

2. Dành thời gian và duy trì sự chú ý cho trẻ

Đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương chăm sóc, vì thế, bên cạnh việc chăm sóc em bé, cha mẹ cũng cần dành thời gian và duy trì sự chú ý với trẻ lớn. Hãy dùng lời nói để thể hiện sự quan tâm và tình yêu dành cho con. Cho con biết ba mẹ thương các con như nhau, con và em đều quan trọng.

3. Giúp trẻ hiểu rõ vai trò và giao nhiệm vụ cho con

Cần giải thích cho con hiểu vai trò và mối quan hệ của con với em bé. Cho con biết con đã lớn, đã là anh/chị, chỉ cho con biết lợi thế của việc làm anh/chị để trẻ cảm thấy tự tin và biết cách ứng xử sao cho phù hợp.

Đồng thời, ba mẹ cần giao nhiệm vụ phù hợp cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia việc chăm sóc em bé. Cần hướng dẫn và dạy trẻ chăm sóc em một cách nhẹ nhàng. Tạo điều kiện để trẻ tương tác với em bé và khuyến khích sự kết nối giữa các con.

4. Sử dụng sách, câu chuyện hoặc bài hát

Một số sách, chương trình hoạt hình như một ngày giúp ba mẹ chăm em bé hoặc bài thơ “làm anh khó đấy” hay bài hát “một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”… Những câu chuyện, bài hát, bài thơ và các chương trình hoạt hình về tình cảm gia đình sẽ giúp trẻ yêu thương gia đình, yêu thương em bé và có trách nhiệm hơn trong việc làm anh, làm chị.

5. Tạo môi trường an toàn, ổn định

Hãy tạo một môi trường an toàn, ổn định, duy trì các thói quen cũ và đảm bảo có thời gian dành riêng cho trẻ. Dù bận thế nào thì ba mẹ cũng nên duy trì những cử chỉ hành động quen thuộc như ôm, cõng bé lớn. Quan tâm bé bằng ánh mắt, nụ cười, hành động.

Khi trẻ có hành động, biểu hiện xấu với em, không quát mắng, trách phạt hay cấm trẻ không được lại gần em. Cần phân tích cho trẻ hiểu hành động của trẻ là chưa phù hợp, ba mẹ rất buồn khi con làm như vậy. Đồng thời, phải luôn giám sát con trẻ trong tầm mắt, đôi khi con muốn giúp đỡ ba mẹ chăm em nhưng lại vô tình gây nguy hiểm cho em.

6. Đối xử với các con một cách công bằng

Gia đình cần thống nhất với nhau trong việc nuôi dạy và chăm sóc con trẻ. Cần có sự đối xử công bằng giữa các trẻ, không nên vì em bé nhỏ hơn mà bỏ bê trẻ lớn. Sự thiên vị là ngọn nguồn của việc con ghét bỏ em, cần tránh các tình huống khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không công bằng để trẻ có tâm lý an tâm hơn khi có em.

Cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có thêm em

Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có thêm em là rất cần thiết để phòng ngừa tình trạng trẻ số tâm lý. Phụ huynh có thể chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách:

1. Chuẩn bị tâm lý cho con ngay từ khi mẹ mang thai

Ngay từ khi mẹ bắt đầu có kế hoạch mang thai, hãy trò chuyện với con bằng các câu hỏi, trò chơi để tìm hiểu nguyện vọng của trẻ. Nói cho trẻ nghe về những bạn có em, được làm anh, làm chị mà trẻ biết. Kể những câu chuyện về khỉ con, mèo con có em và giúp đỡ mẹ chăm sóc em như thế nào.

2. Cho trẻ giao tiếp với thai nhi khi mẹ mang thai

Hãy để trẻ cùng cha mẹ tham gia vào quá trình thai giáo. Hành động này sẽ giúp trẻ kết nối với em bé, có tâm trạng mong chờ em bé chào đời giống như ba mẹ. Cho con chọn đồ cho em, cho con đặt tên cho em, cho con sờ vào bụng mẹ để cảm nhận em bé chuyển động.

Mẹ nên cho con tham gia vào quá trình thai giáo để con chuẩn bị tốt tâm lý khi có em
Mẹ nên cho con tham gia vào quá trình thai giáo để con chuẩn bị tốt tâm lý

3. Giảm dần sự phụ thuộc của con với mẹ

Đa phần các trẻ được mẹ yêu thương, chăm bẵm, có xu hướng bám mẹ nhiều hơn. Vì thế, mẹ cần giảm dần sự phụ thuộc của con với mẹ bằng cách tạo điều kiện để ba chơi với bé nhiều hơn. Cho con tập ngủ riêng hoặc ngủ cùng bà, cùng ba. Sự chuẩn bị trước về tâm lý sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi với thay đổi và giảm bớt sự ganh tị với em bé.

4. Tạo điều kiện để trẻ cùng chăm sóc em bé

Trẻ sẽ có trách nhiệm hơn khi được tin tưởng. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ giao việc cho bé. Bạn có thể nhờ con lấy tã hoặc quần áo cho em. Khi em khóc thì bảo bé vỗ nhẹ lưng em, cho bé ngồi vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng ôm em bé. Cùng con bày trò và xem em bé là khán giả thưởng thức. Con sẽ thích thú và cảm thấy tự hào khi chọc em cười.

Tâm lý của trẻ khi có thêm em thay đổi rất nhiều, hầu hết đứa trẻ nào cũng cảm thấy bất an, hụt hẫng, lo lắng khi mẹ có thêm em. Việc tìm hiểu tâm lý con trẻ sẽ giúp ba mẹ có cách ứng xử phù hợp, tránh tạo thành tổn thương tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự tan vỡ trong cuộc hôn nhân của bố mẹ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ
Tâm lý của trẻ khi bố mẹ ly hôn – Hiểu để có bước chuẩn bị

Ly hôn chưa bao giờ là quyết định dễ dàng, việc ly hôn của bố mẹ có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của...