Các giai đoạn phát triển của trầm cảm và điều cần biết

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, biểu hiện bởi các triệu chứng như giảm khí sắc, mất hứng thú, mất năng lượng, tuyệt vọng, bi quan… Dựa vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng có 4 giai đoạn phát triển của trầm cảm gồm trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng chưa có loạn thần và trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.

Các giai đoạn phát triển của trầm cảm

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình cứ 20 người sẽ có một người từng trải qua một giai đoạn trầm cảm trong năm. Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó, phổ biến nhất là người từ 20 – 50 tuổi, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

Dựa trên triệu chứng và mức độ, trầm cảm được chia thành nhiều giai đoạn phát triển
Dựa trên triệu chứng và mức độ, trầm cảm được chia thành nhiều giai đoạn phát triển

Trầm cảm được chia làm nhiều giai đoạn tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn tâm lý. Các giai đoạn phát triển của trầm cảm gồm:

1. Giai đoạn sớm – trầm cảm nhẹ

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm của trầm cảm. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn chưa có nhiều triệu chứng, biểu hiện của trầm cảm. Các triệu chứng này thường tương đối nhẹ, ít được chú ý. Nếu được phát hiện và kiểm soát sớm sẽ không cần sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp trị liệu tâm lý.

Có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng đặc trưng sau:

  • Giảm khí sắc, tâm trạng chán nản, buồn bã
  • Giảm hứng thú trong mọi việc, bao gồm cả những việc trước đây từng rất yêu thích

Có 3 trong 7 triệu chứng gồm:

  • Cảm giác bi quan, tuyệt vọng
  • Khó tập trung, gặp khó khăn khi đưa ra quyết định
  • Thiếu năng lượng, mất động lực
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn ít
  • Cảm giác tội lỗi, cảm thấy bản thân thất bại, vô dụng
  • Không muốn giao tiếp với người khác…

Trầm cảm nhẹ rất ít khi tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Ở giai đoạn này, có thể cải thiện trầm cảm bằng cách điều chỉnh lối sống, chia sẻ với người thân, gia đình, luyện tập thể dục đều đặn, thực hiện các kỹ thuật thư giãn, kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, hít thở sâu…

→Xem thêm: Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

2. Giai đoạn 2 – trầm cảm mức độ vừa

Trầm cảm nhẹ nếu không được can thiệp điều trị đúng cách sẽ tiến triển nặng, chuyển biến thành trầm cảm mức độ 2. Thời gian tiến triển ở mỗi người là không giống nhau. Người bị trầm cảm mức độ vừa có 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và có hầu hết 7 triệu chứng thường gặp khác.

Người bị trầm cảm mức độ vừa rất nhạy cảm, dễ khó, dễ tổn thương
Người bị trầm cảm mức độ vừa rất nhạy cảm, dễ khó, dễ tổn thương

Ngoài ra, người bị trầm cảm mức độ vừa có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Cảm thấy bản thân vô dụng, phụ kỳ vọng của người thân
  • Dễ tổn thương lòng tự trọng
  • Kết quả học tập, hiệu suất công việc giảm sút
  • Nhạy cảm, dễ khóc
  • Lo lắng quá mức
  • Dễ nóng giận.

Khác với trầm cảm nhẹ, các triệu chứng của trầm cảm mức độ vừa có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến công việc, cuộc sống của người bệnh. Người bị trầm cảm mức độ vừa nhạy cảm, dễ kích động, có xu hướng tự cô lập, làm ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xã hội.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Liệu pháp tâm lý
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm…

3. Giai đoạn 3 – trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần

Trầm cảm nặng là tình trạng các triệu chứng của trầm cảm nghiêm trọng, kéo dài nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng. Biểu hiện trầm cảm giai đoạn này rất rõ ràng, người xung quanh có thể dễ dàng phát hiện được.

Ngoài các biểu hiện trầm cảm đã đề cập, người mắc trầm cảm nặng thường có các biểu hiện như:

  • Buồn bã tuyệt vọng kéo dài
  • Dễ kích động, hành động chậm chạp
  • Thường nằm hoặc ngồi một chỗ
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, không nên tồn tại
  • Có hành vị tự làm tổn thương mình hoặc làm hại người xung quanh
  • Thường nói về cái chết, có suy nghĩ muốn tự tử hoặc có hành vi tự tử…

Người bị trầm cảm mức độ nặng có thể gặp phải nhiều triệu chứng thể chất như đau đầu, đau dạ dày, chuột rút, táo bón, buồn nôn, thở sâu… Các triệu chứng trầm cảm nặng kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và cuộc sống của người bệnh.

4. Giai đoạn 4 – trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là tình trạng nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế chuyên nghiệp kịp thời, nhanh chóng. Người mắc trầm cảm giai đoạn này không thể rõ ràng được suy nghĩ và hành vi của mình, dễ gây ra hành động có hại cho bản thân và cộng đồng.

Trầm cảm nặng có loạn thần tính rất nghiêm trọng, cần can thiệp điều trị y tế kịp thời, nhanh chóng
Trầm cảm nặng có loạn thần tính rất nghiêm trọng, cần can thiệp điều trị y tế kịp thời, nhanh chóng

Bên cạnh các triệu chứng trầm cảm, người bị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần còn có các biểu hiện loạn thần như:

  • Hoang tưởng: Tưởng tượng có tai họa sắp xảy ra, tưởng tưởng có người muốn hại mình, tin rằng mình phạm tội…
  • Ảo giác: Nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, nhìn thấy những thứ không có trong thực tế…

Trầm cảm có triệu chứng loạn thần cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Lúc này, người bệnh rất dễ có hành vi tự hại, có ý định tự sát thậm chí có hành động gây hại người khác.

Tình trạng này thường được điều trị bằng:

  • Liệu pháp sốc điện (ECT)
  • Liệu pháp hóa dược
  • Tâm lý trị liệu

Trầm cảm – cần quan tâm từ giai đoạn sớm

Nhiều người thường có xu hướng chủ quan khi các vấn đề sức khỏe ở mức độ nhẹ, chưa gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, trầm cảm khác với các bệnh lý khác. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, nếu không được can thiệp sẽ chuyển biến nặng nhanh chóng.

Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc tâm lý, cải thiện vấn đề mà bạn đang gặp phải
Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc tâm lý, cải thiện vấn đề mà bạn đang gặp phải

Điều nguy hiểm nhất ở trầm cảm chính là cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, mất động lực sống ở người bệnh. Cảm giác chán nản, bi quan, cô độc khiến họ cảm bản thân vô dụng, thừa thãi, không đáng sống, dễ có hành vi tự tử để giải thoát bản thân. Đã có nhiều trường hợp mẹ ôm con tự tử, chồng giết vợ con rồi tự tử, trẻ nhảy lầu uống thuốc trừ sâu để tự tử…

Trầm cảm nhẹ có thể tiến triển rất nhanh và rất dễ tái phát. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, hãy tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ. Dù trầm cảm mức độ nào, bạn cũng nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để biết cách giải tỏa căng thẳng.

Lời khuyên cho người bị trầm cảm

Trầm cảm là rối loạn tâm lý rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố. Bất kỳ ai, độ tuổi nào cũng có thể bị trầm cảm. Đối với trầm cảm, chúng ta nên:

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý, cần điều trị càng sớm càng tốt
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định, phác đồ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý
  • Thảo luận với bác sĩ, chuyên gia để tìm được phương pháp điều trị phù hợp
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh
  • Thực hành các kỹ thuật quản lý stress như yoga, thiền, hít thở sâu để thư giãn tinh thần, cải thiện căng thẳng
  • Biết cách nhận biết, phát hiện dấu hiệu trầm cảm để kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Thường xuyên liên lạc với bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được theo dõi, hỗ trợ khi cần
  • Kiên nhẫn và kiên trì vì hồi phục trầm cảm là cả một quá trình kéo dài, không nên từ bỏ kể cả khi đối mặt với thách thức.

Có thể thấy, trong các giai đoạn phát triển của trầm cảm thì trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là nghiêm trọng nhất, cần được can thiệp điều trị y tế chuyên nghiệp kịp thời, nhanh chóng. Tuy nhiên, dù mắc trầm cảm giai đoạn nào đi chăng nữa, bạn cũng nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, vì thế người yêu bạn hoàn toàn có thể bị trầm cảm
Người yêu bị trầm cảm – Đây là cách giúp họ vượt qua

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, xảy ra rất phổ biến, mỗi người đều có nguy cơ bị trầm cảm hoặc...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ chính là nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm, mới khởi phát trầm...

Trầm cảm được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần hành vi
Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, có mức độ nguy hiểm cao, ước tính tỷ lệ chết vì trầm cảm cao...