Trẻ đi nhón chân và chậm nói: Biểu hiện này có đáng lo?

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể mắc bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh muốn biết. Bởi vì tình trạng này không chỉ gặp ở trẻ dưới hai tuổi mà còn có thể xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi mầm non khiến cha mẹ lo lắng. Để nắm rõ hơn vì sao trẻ thường đi nhón chân và chậm nói, đâu là cách khắc phục hiệu quả? Xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Trẻ đi nhón chân và chậm nói do đâu?

Theo các chuyên gia hiện tượng trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể có hai khả năng cơ bản đó là:

Trường hợp trẻ dưới 2 tuổi:

Thông thường hiện tượng trẻ đi nhón chân và chậm nói xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi có thể được coi là sự phát triển bình thường của trẻ, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Lúc này trẻ bước vào độ tuổi tập đi nên có thói quen nhón gót, đi bằng phần trước của bàn chân, lấy ngón chân làm trụ.

Còn trường hợp 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói thì có thể do trẻ chậm nói, khả năng nói của trẻ đến muộn, thường đợi thêm một thời gian nữa, kết hợp sự tập luyện của cha mẹ thì trẻ có thể bật âm tốt.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Trẻ đi nhón chân và chậm nói dưới 2 tuổi là một hiện tượng bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng

Trường hợp trẻ trên 2 tuổi:

Sau hai tuổi nhưng tình trạng đi nhón gót vẫn không thể khắc phục, đồng thời xuất hiện những triệu chứng như gót chân, cơ bắp chân bị căng cứng; Trẻ vận động, di chuyển thường xuyên bằng các đầu ngón chân; Đi đứng không vững, vụng về, không kiểm soát được cơ thể và hay bị té ngã.

Song song với tình trạng đi nhón chân và kèm theo đó là hiện tượng chậm nói thì có thể trẻ đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Lúc này các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các địa chỉ uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.

Các chuyên gia cho biết, khi bước vào lứa tuổi mầm non từ 3 – 5 tuổi, nhưng trẻ vẫn đi nhón chân và chậm nói thì có thể con đang gặp phải các vấn đề sau:

1. Bệnh gân gót chân ngắn (Gân Achilles ngắn)

Gân gót chân hay còn được gọi là gân cơ lớn, là một bộ phận nằm ở phía sau gót chân, giúp nối các cơ ở phần bắp chân với phần xương gót. Cơ lớn này đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho bàn chân luôn giữ được thăng bằng, đồng thời có chức năng đảm bảo vấn đề đi lại, chạy nhảy.

Một khi cấu trúc của phần gân gót này thay đổi, chẳng hạn như quá ngắn thì khiến cho phần gót chân của trẻ nhỏ khi đứng khó có thể chạm trực tiếp xuống mặt đất. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ luôn đi theo kiểu nhón gót.

Gân Achilles ngắn không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng đi đứng của trẻ mà lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Biến dạng các khớp xương, cơ xương, biến dạng bàn chân, dây chằng vùng cổ, lệch vẹo khung chậu, cột sống lưng.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói là bị gì
Phần gân gót chân ngắn khiến cho việc đi lại của trẻ trở nên khó khăn, đặc biệt là đi nhón chân

2. Loạn dưỡng cơ bắp

Có nhiều trường hợp trẻ đi nhón chân và chậm nói là do hội chứng loạn dưỡng cơ bắp. Bệnh lý này có khả năng di truyền cao, có thể gặp ở mọi độ tuổi từ sơ sinh cho đến người già. Theo thống kê thì tình trạng này nam giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Loạn dưỡng cơ xảy ra là do các gen trong cơ thể trẻ có nhiều bất thường, chúng ngăn cản việc sản xuất chất Dystrophin, chất này là một protein với công dụng giúp các cơ được khỏe mạnh. Đặc trưng của bệnh là các hệ cơ trơn trên cơ thể trẻ yếu dần, lâu ngày sẽ mất khả năng đi đứng, ngồi thẳng lưng, hô hấp.

3. Hội chứng bại não ở trẻ

Bại não là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay với mức độ nguy hiểm khá cao. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến 5 tuổi. Đặc trưng của bại não là gây ra tình trạng tàn tật ở nhiều phương diện như tinh thần, giác quan, vận động, hành vi.

Đặc biệt là rối loạn vận động, khiến cho trẻ nhỏ thường đi đứng không vững, khó giữ trạng thái cân bằng, đi nhón chân. Nguyên nhân là bởi vì sự trương lực cơ lên các cơ và tư thế. Ngoài rối loạn vận động cơ bản thì trẻ bại não còn gặp nhiều vấn đề khác như suy giảm chức năng giao tiếp, ngôn ngữ chậm phát triển, chậm nói.

Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nặng nề cho bản thân, gian đình và xã hội. Chẳng hạn như trẻ bại não thường có xu hướng sống cô lập, trầm cảm, gặp nhiều vấn đề về tâm lý; Việc co rút cơ khiến cho xương khớp bị thoái hóa, loãng xương; Dễ mắc các bệnh tim phổi.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Trẻ bại não không chỉ chậm nói mà con đi nhón chân, không vững vàng cần sự hỗ trợ từ khung tập đi

4. Hội chứng bàn chân dẹt

Một trong những nguyên nhân gây nên chứng trẻ đi nhón chân có thể là do trẻ mắc chứng bàn chân dẹt. Đây cũng được xem là một trong các tật về phát triển vận động ở trẻ khá phổ biến hiện nay. Bàn chân dẹt tức là bàn chân của trẻ bằng phẳng, tràn đầy, không có phần khuyết lõm ở dưới mu bàn chân giống như các trẻ bình thường.

Khi mắc bệnh sẽ khiến gan bàn chân có xu hướng sụp vào bên trong khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, việc đi lại trở nên bất bình thường chẳng hạn như nhón gót, đi khập khiễng. Tình trạng tật bàn chân dẹt nếu như không được can thiệp sớm và đúng cách thì ngoài đau đớn, đi đứng khập khiễng trẻ còn có nguy cơ bị viêm cân gan chân, viêm khớp, ngón chân bị biến dạng.

5. Loạn trương lực cơ

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể là triệu chứng của tình trạng loạn trương lực cơ. Chứng bệnh này tuy hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có xu hướng gặp ở nữ giới cao hơn nam giới.

Loạn trương lực cơ ở trẻ được hiểu đơn giản là một rối loạn vận động do mất đi sự cân bằng, phối hợp giữa bộ não và phần tủy sống. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, một nhóm cơ hoặc một cơ nào đó tạo nên sự co thắt khiến người bệnh đau đớn và run các chi.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Tăng trương lực cơ khiến con trẻ đau đớn khó chịu, đi lại khó khăn không vững vàng

Một khi gặp hội chứng loạn trương lực cơ, ngoài dấu hiệu trẻ đi nhón gót và chậm nói còn có thể gặp các triệu chứng điển hình khác như: Mắt nhấp nháy không kiểm soát, ở cổ thường bị giật không tự chủ, run người hoặc các chi, chuột rút ở chân, cơ thể mệt mỏi căng thẳng, chữ viết nguệch ngoạc cẩu thả, các chuyển động bất thường sẽ lan rộng dần trên cơ thể trẻ.

Tình trạng loạn trương lực cơ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con trẻ như: Đi đứng không vững vàng, các cử động diễn ra khó khăn gây cản trở mọi việc, thị lực yếu dần, các cơ bắp đau thắt liên tục khiến trẻ mệt mỏi mất sức, lâu dần dẫn đến tình trạng lo âu, mệt mỏi, trầm cảm.

6. Bệnh tự kỷ

Hội chứng tự kỷ được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ đi nhón chân và chậm nói. Căn bệnh này rất phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Tử kỷ là một rối loạn phức tạp mà ở đó bộ phận não bộ bị khiếm khuyết gây ra sự cản trở, gián đoạn về mặt hành vi, ngôn ngữ giao tiếp và vận động tương tác ở trẻ. Những biểu hiện này có thể xuất hiện và nhận biết được ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi bước vào độ tuổi mầm non, tiểu học.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn giao tiếp, vận động, điển hình là đi nhón chân và chậm nói

Bệnh tự kỷ ở trẻ thường có những triệu chứng điển hình như trẻ chậm nói, vốn ngôn ngữ bị hạn chế, khả năng trao đổi và giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh rất kém mặc dù đã đến tuổi đi học. Trẻ có xu hướng cô lập, thu mình vào một góc đơn độc, tự ti, không muốn hòa nhập với xã hội.

Ngoài khả năng ngôn ngữ và giao tiếp thì trẻ tự kỷ thường có những rối loạn về hành vi vận động bất thường, khó kiểm soát cơ thể, lặp đi lặp lại và rập khuôn. Chẳng hạn như đi nhón chân, xoay người vòng tròn, lắc lư thân mình, vẫy tay liên tục, cúi gập người, chơi đùa và ngắm nhìn bàn tay của mình.

7. Rối loạn tiền đình

Dấu hiệu trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể là do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Tuy khá hiếm gặp nhưng xác suất vẫn có thể xảy ra ở trẻ. Theo cấu tạo thì cơ quan tiền đình nằm ở phía sau hai bên ốc tai, chúng có vai trò thực hiện chức năng giữ thăng bằng, củng cố và duy trì tư thế, dáng người, cử động đầu, bộ phận mắt và thân mình.

Một khi cơ quan tiền đình bị rối loạn cơ thể trẻ bị mất thăng bằng, có xu hướng đổ dồn về phía trước, dẫn đến tình trạng khó khăn trong đi đứng, trẻ thường đi nhón gót, rung giật nhãn cầu.

Nên làm gì khi trẻ đi nhón chân và chậm nói

Như đã chia sẻ ở trên thì tình trạng trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể được chia thành hai trường hợp. Nếu trẻ dưới hai tuổi có thói quen này, nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường, các chức năng vận động, hành vi khác hoàn toàn bình thường thì không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần tập cho trẻ đi đứng bình thường, lâu dần trẻ sẽ quen và lớn lên sẽ tự khắc hết.

Còn nếu trường hợp trẻ gặp phải tình trạng đi nhón chân và chậm nói do những bệnh lý gây ra thì cần phải thực hiện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Cần điều trị nguyên nhân gây chính gây bệnh kết hợp tập cho con học nói bằng các phương pháp như âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Kiên trì thực hiện các bài tập vận động trị liệu đúng cách sẽ giúp trẻ đi lại vững vàng, bình thường

Còn vấn đề trẻ đi nhón chân thường được xử lý bằng một số phương pháp như:

  • Băng, nẹp bàn chân: Bàn chân trẻ có thói quen đi nhón gót nên rất khó khăn để trẻ tự tiếp xúc toàn bộ với mặt đất để tập đi. Ngoài sự hỗ trợ của cha mẹ, người thân thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nẹp chân chuyên dụng cho những trường hợp này. Áp dụng lâu dài sẽ giúp trẻ quen dần và cải thiện dáng đi, tư thế thẳng đứng và lấy lại được thăng bằng.
  • Vận động trị liệu: Phương pháp này các chuyên gia sẽ chỉ định áp dụng các bài tập co giãn cơ bàn chân, tập đi đứng cho trẻ. Sau khi áp dụng sẽ giúp các cơ được thư giãn, bàn chân đi đứng bình thường, nhưng cần thực hiện trong một thời gian dài, kiên trì thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trẻ gặp phải tình trạng dị tật bàn chân ở mức độ nặng. Bàn chân có cấu tạo và cấu trúc sai lệch khiến cho việc đi lại, giữ thăng bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không may sau khi phẫu thuật có thể để lại biến chứng, vì vậy cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Có thể nói tình trạng trẻ đi nhón chân và chậm nói là dấu hiệu của một số chứng bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của trẻ. Chính vì vậy, nếu thấy con có những triệu chứng này kéo dài dai dẳng thì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế lớn để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Có thể bạn muốn biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tật về phát triển vận động ở trẻ và những thông tin cần biết

Đứng đi nhón gót, đi vòng kiềng, bàn chân dẹt, đầu méo, nói ngọng là các tật về phát triển vận động ở trẻ mà...

Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố
Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng, có thể do áp lực căng thẳng, do môi trường học tập ồn ào,...

Sự thay đổi tâm sinh lý đặc biệt là độ tuổi dậy thì có thể là nguyên nhân gây bạo lực học đường
8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường gặp hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, xảy ra phổ biến, đa dạng hình thức và có xu hướng...

Tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người
Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sự...