Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một trong những rối loạn sức khỏe tâm thần mãn tính, thường gặp. Đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại của các suy nghĩ, khiến cá nhân cảm thấy bị ép buộc phải thực hành vi mang tính nghi thức để giảm căng thẳng, lo lắng. 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder, viết tắt: OCD) là rối loạn tâm thần, thuộc một trong những dạng thường gặp của rối loạn lo âu. Còn được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức hay rối loạn ám ảnh nghi thức.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là loại rối loạn tâm thần bao gồm suy nghĩ ám ảnh và các hành vi cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là loại rối loạn tâm thần bao gồm suy nghĩ ám ảnh và hành vi bị cưỡng bị thực hiện

Đặc trưng của OCD là tình trạng những ý nghĩ, cảm giác hoặc biểu tượng xuất hiện thường xuyên đến mức ám ảnh quá mức. Khiến cá nhân phải thực hiện các nghi thức, hành vi không mong muốn mà họ cảm giác như bị ép buộc để giảm lo âu, căng thẳng.

Mặc dù biết các hành động này là không thật sự cần thiết, tuy nhiên, để giảm căng thẳng, lo lắng, người bị OCD vẫn thực hiện các hành động ấy. Chỉ khi thực hiện thì lo âu, căng thẳng của họ mới được giải tỏa. Theo thống kê, có khoảng 2 – 3% dân số thế giới gặp phải tình trạng này. Nó xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có cả những biểu hiện ám ảnh và triệu chứng cưỡng chế. Sự ám ảnh, cưỡng chế này vượt quá mức thực tế, ảnh hưởng nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống của họ.

1. Biểu hiện ám ảnh

Nỗi ám ảnh (Obsessions) là những suy nghĩ, sự thôi thúc gợi nhớ về các hình ảnh không mong muốn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, gây lo lắng, khó chịu cho người bị OCD. Khiến họ bứt rứt, khó chịu, phải thực hiện hành vi để loại bỏ suy nghĩ ấy.

Một số triệu chứng ám ảnh gồm:

  • Các ám ảnh thường liên quan đến sợ ô nhiễm, sợ bụi bẩn, sợ lây bệnh
  • Suy nghĩ lặp đi lặp lại gây lo lắng khó chịu
  • Hoài nghi và cần kiểm tra liên tục
  • Muốn mọi thứ phải đối xứng và có thứ tự
  • Suy nghĩ lặp đi lặp lại về tội lỗi, sợ không sống đúng nguyên tắc tôn giáo, đạo đức
  • Khó kiểm soát về việc làm hại bản thân hoặc người khác
  • Nghi ngờ hoặc gặp khó khăn phớt lờ những sự không chắc chắn
  • Có những suy nghĩ không mong muốn về tình dục hoặc bạo lực
  • Sợ hãi về sự an toàn của bản thân hoặc người thân

2. Biểu hiện cưỡng chế (Compulsions)

Cưỡng chế ở người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế là các hành vi lặp đi lặp mà họ cảm thấy bị ép buộc thực hiện để giảm lo âu, bồn chồn từ các ám ảnh.

Người bị OCD thường phải sắp xếp đồ vật một cách trật tự theo quy luật nhất định
Người bị OCD thường phải sắp xếp đồ vật một cách trật tự theo trật tự nhất định

Các hành vi này thường là:

  • Rửa tay nhiều lần, có khi rửa tay đến mức da tay thô ráp, trầy xước
  • Kiểm tra cửa đã khóa hay chưa, bếp đã tắt hay chưa
  • Sắp xếp đồ vật theo một trật tự nhất định
  • Đếm số hoặc lặp lại các cụm từ nhất định
  • Lặp lại lời nói hoặc hành động
  • Tích trữ đồ vật, không thể bỏ đồ cũ hay đồ vật không còn giá trị…

Một người được chẩn đoán OCD sẽ có những đặc điểm gồm:

  • Mất ít nhất 60 phút để thực hiện hành vi ám ảnh
  • Giảm lo âu, căng thẳng nếu thực hiện các hành vi này
  • Nhận biết hành động của mình là thừa thãi, mất thời gian nhưng không thể khống chế
  • Các suy nghĩ, hành động ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất phức tạp, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, OCD có thể liên quan mật thiết yếu yếu tố sinh học, môi trường kết hợp với yếu tố tâm lý và di truyền.

Các nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể kể đến như:

  • Yếu tố sinh học: Do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Serotonin hoặc do cấu trúc và chức năng não bộ
  • Yếu tố di truyền: OCD có tính chất di truyền, nếu gia đình có ba hoặc mẹ mắc OCD thì tỷ lệ con mắc OCD là rất cao
  • Yếu tố tâm lý: OCD thường xuất hiện ở người có xu hướng cầu toàn, quá lo lắng về lỗi lầm hoặc trẻ bị ảnh hưởng từ người thân, cha mẹ khi chứng kiến các hành vi này thường xuyên.
  • Yếu tố môi trường: Do các sự kiện căng thẳng như ly hôn, mất người thân, tổn thương thời thơ ấu, sang chấn tâm lý. Hoặc liên quan đến các nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nổi tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc sau sinh cũng có liên quan đến sự xuất hiện của các triệu chứng OCD.

Ảnh hưởng của OCD đến cuộc sống

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một loại rối loạn tâm thần thường gặp. Người bị OCD thường nhận thấy sự thừa thãi vô lý rõ ràng trong suy nghĩ và hành động của mình nhưng không có biện pháp khống chế, khắc phục. Nếu cố tình không thực hiện, cảm giác lo âu, căng thẳng sẽ ngày càng gia tăng khiến họ bứt rứt không yên.

Rửa tay quá nhiều lần do rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây tổn thương da tay
Rửa tay quá nhiều lần do rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây tổn thương da tay

OCD ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân. Có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Gây lãng phí thời gian: Người bị OCD thường phải mất nhiều thời gian để thực hiện hành vi cưỡng chế, điều này gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng công việc, học tập: Những suy nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại khiến cá nhân rơi vào căng thẳng, lo âu quá mức. Dẫn đến giảm khả năng tập trung, cản trở công việc hoặc học tập.
  • Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội: Các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế khiến người bị OCD trở nên bất thường, dở hơi trong mắt người khác, gây khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ.

Cách khắc phục rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia chuyên khoa tâm lý để được tư vấn hỗ trợ. OCD được chẩn đoán dựa theo DSM IV hoặc ICD-10. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Các phương pháp khắc phục rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý hay tâm lý trị liệu được khuyến khích áp dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu do OCD gây ra. Thường là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ và hành vi của người bị OCD. Giúp cá nhân đối mặt với các tác nhân gây ám ảnh một cách từ từ và không thực hiện các hành vi cưỡng chế.
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Giúp cá nhân chấp nhận các cảm xúc, suy nghĩ không mong muốn mà không phải cố gắng loại bỏ chúng.

2. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc thường chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Một số thuốc được dùng để khắc phục triệu chứng của OCD thường là:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc chống lo âu

3. Can thiệp hỗ trợ từ gia đình và xã hội

Sự đồng hành, hỗ trợ từ gia đình và xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên:

  • Tạo môi trường hỗ trợ, hiểu biết để giúp người bị OCD vượt qua giai đoạn khó khăn
  • Gia đình, bạn bè nên tạo môi trường thoải mái, khuyến khích cá nhân tuân thủ liệu trình trị liệu và tích cực tham gia các hoạt động xã hội
  • Trang bị kiến thức, hiểu biết về OCD

4. Các kỹ thuật tự hỗ trợ

Bản thân người mắc OCD cần biết cách giải tỏa căng thẳng, lo âu, tự hỗ trợ chính mình vượt qua rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Có thể thực hiện bằng cách:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc đúng giờ, hoạt động thể chất đều đặn
  • Học cách quản lý căng thẳng thông qua các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền, yoga
  • Tạo lập thói quen ghi lại các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế để hiểu rõ hơn về mẫu hành vi.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là tình trạng phức tạp, cần có sự can thiệp hỗ trợ từ các chuyên gia để khắc phục, cải thiện đúng cách. Do đó, nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc OCD, bạn nên tìm đến các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia chuyên khoa tâm lý để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn phổ tự kỷ: Các mức độ, Triệu chứng và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh gây ra những khiếm khuyết về giao tiếp/ ngôn ngữ, hành...

Có khoảng 5.5% nam giới trên thế giới mắc trầm cảm, tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay
Nguyên nhân gây trầm cảm ở nam giới và cách khắc phục

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam giới. Trầm cảm ở nam giới đặc trưng bởi các...

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ tự kỷ khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 50% các trường hợp trẻ tự kỷ bị khó ngủ, giấc ngủ bị...

Trẻ cần tự thực hiện bài test hoặc được hỗ trợ thực hiện bởi cha mẹ, chuyên gia tâm lý
Bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS (Độ tuổi 10 – 20)

Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS là bộ câu hỏi được sử dụng để phát hiện và đánh giá mức độ trầm...