Biểu hiện trầm cảm khi mang thai và những điều cần biết

Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện trầm cảm khi mang thai có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột. Đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, tâm trạng buồn chán kéo dài, mất hứng thú, mất năng lượng, hay khóc, dễ giận…

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm khi mang thai còn gọi là trầm cảm tiền sản, trầm cảm trước khi sinh. Đây là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và phức tạp, xảy ra ở phụ nữ mang thai. Trầm cảm khi mang thai là một vấn đề về sức khỏe tâm thần, không phải là biểu hiện của sự yếu đuối và không thể tự biến mất nếu không được điều trị, chăm sóc và hỗ trợ đúng cách.

Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến, trung bình cứ 10 mẹ bầu sẽ có 1 người bị trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến, trung bình cứ 10 mẹ bầu sẽ có 1 người bị trầm cảm

Đặc trưng của trầm cảm là tình trạng giảm khí sắc với nét mặt buồn bã, cảm giác chán nản, bi quan tuyệt vọng, mất năng lượng, mất hứng thú. Trầm cảm rất phổ biến trong thai kỳ, trung bình cứ 10 người sẽ có khoảng 1 người mắc trầm cảm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm, đặc biệt là:

  • Người có tiền sử mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ
  • Gia đình có người từng mắc rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Người phải đối mặt với những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
  • Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe hoặc thai nhi có vấn đề về phát triển
  • Không có ý định mang thai, không có bạn đời, không được gia đình hỗ trợ trong quá trình mang thai…

→Xem thêm: Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Biểu hiện của trầm cảm khi mang thai

Các triệu chứng của trầm cảm có thể xuất hiện từ từ theo thời gian hoặc xuất hiện một cách đột ngột. Cần lưu ý rằng trầm cảm trong giai đoạn mang thai và sau sinh rất dễ bị nhầm lẫn với hội chứng “baby blues”, một hội chứng gây cảm giác buồn bã, căng thẳng và thay đổi tâm trạng, thường biến mất trong hai đến ba tuần.

Mẹ bầu mắc trầm cảm sẽ có 3 triệu chứng đặc trưng gồm:

  • Giảm khí sắc, nét mặt buồn bã, tâm trạng chán nản, bi quan kéo dài, quá sức chịu đựng
  • Giảm hoặc mất hứng thú, không thích các hoạt động từng rất yêu thích
  • Mất năng lượng, khó khăn trong việc bắt đầu các hoạt động thường ngày

Các triệu chứng phổ biến khác:

  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
  • Lo lắng, suy nghĩ quá mức, phi lý
  • Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân quá mức (không phải do mang thai)
  • Khó kết nối với chồng, mất hứng thú với tình dục
  • Dễ cáu kỉnh, dễ khóc, khóc nhiều, thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
  • Cảm giác tội lỗi, tự trách, cảm thấy bản thân vô dụng, thất bại
  • Khó tập trung, ghi nhớ, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định
  • Gặp phải các vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu, đau nhức cơ, vấn đề về tiêu hóa
  • Thường suy nghĩ đến cái chết, từ bỏ việc mang thai hoặc cố gắng tự tử…

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các biểu hiện như dễ xúc động, rối loạn ăn uống, giảm ham muốn có thể là biểu hiện bình thường của thai kỳ. Nếu có 3 triệu chứng đặc trưng kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, kéo dài trên 2 tuần, bạn cần gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyên nhân của trầm cảm trước khi sinh

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là những thay đổi về cảm xúc. Điều này có thể thúc đẩy sự xuất hiện của trầm cảm trong thai kỳ. Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố là gia tăng nguy cơ trầm cảm trước sinh
Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố là gia tăng nguy cơ trầm cảm trước sinh

Trầm cảm trước khi sinh không phải lỗi của bạn mà là một rối loạn sức khỏe tâm thần. Các nguyên nhân gây trầm cảm trước sinh có thể kể đến như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi lớn về hormone, nhất là estrogen và progesterone ảnh hưởng đến hóa học não bộ, gây ra những thay đổi nghiêm trọng về tâm trạng và cảm xúc.
  • Yếu tố di truyền: Nếu ba mẹ, người thân của mẹ bầu từng mắc trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý thì bà bầu sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao.
  • Tiền sử cá nhân: Từng mắc trầm cảm hoặc rối loạn lo âu trước khi mang thai.
  • Yếu tố tâm lý: Tâm lý lo lắng về khả năng làm mẹ, về sức khỏe sự phát triển của thai nhi, sự chuẩn bị cho việc làm mẹ. Các vấn đề mâu thuẫn trong mối quan hệ như vấn đề tài chính, áp lực công việc…
  • Sự cô lập và thiếu hỗ trợ xã hội: Phụ nữ mang thai không có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, không giao tiếp nhiều với xã hội. Hoặc các mối quan hệ căng thẳng với bạn đời, người thân làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Sang chấn tâm lý: Các mất mát hoặc biến cố trong cuộc sống như mất việc, mất người thân, khủng hoảng tâm lý, sự thay đổi lớn trong cuộc sống…
  • Vấn đề về sức khỏe: Mất ngủ kéo dài, ốm nghén mệt mỏi quá mức hoặc biến chứng trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Không chỉ vậy, khi không được can thiệp, điều trị, tình trạng này có thể kéo dài, gây trầm cảm sau sinh. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan khi có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu:

  • Làm giảm khả năng chăm sóc bản thân, thậm chí khiến bạn bỏ qua việc khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ
  • Gây rối loạn ăn uống, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn các thực phẩm lành mạnh, dẫn đến không tăng đủ cân hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe, gây đau đầu, căng thẳng thần kinh
  • Tăng nguy cơ lạm dụng chất, đặc biệt là uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng ma túy…
  • Tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, khiến bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc và gắn kết với em bé.
  • Xuất hiện ý nghĩ tự tử, tự hại, làm hại đến con mình mặc dù bạn rất yêu và mong chờ con chào đời.

Ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Nguy cơ sinh non, sinh trước tuần 37 của thai kỳ
  • Cân nặng thai nhi không đạt chuẩn, nhỏ hơn so với tuổi thai
  • Cận nặng khi sinh thấp, dưới cân nặng chuẩn là 3kg
  • Trẻ sinh ra dễ cáu kỉnh, khóc nhiều, ít chú ý, ít biểu cảm trên khuôn mặt
  • Nguy cơ mắc các rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý…
  • Gặp khó khăn trong học tập, hành vi, sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sau này.

Ảnh hưởng đến sự chăm sóc em bé sau sinh:

  • Ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của mẹ, khiến mẹ và bé khó làm quen với việc cho con bú
  • Ảnh hưởng đến sự kết nối giữa mẹ và bé, bé quấy khóc nhiều khiến mẹ mệt mỏi
  • Khiến mẹ khó khăn trong việc chăm sóc bé, đặc biệt là khi con bệnh.

Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Chuẩn bị cho sự ra đời của em bé là công việc rất vất vả, thế nhưng, không nên bỏ qua sức khỏe và cảm xúc của thai phụ. Có nhiều phương pháp giúp điều trị trầm cảm khi mang thai có thể kể đến như:

1. Tâm lý trị liệu

Trong điều trị trầm cảm trước sinh, cần đặc biệt chú ý, cân nhắc cẩn thận nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong đó, phương pháp tâm lý trị liệu thường được cân nhắc hàng đầu do mức độ an toàn và hiệu quả cao.

Sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm
Sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp nhận diện và thay đổi các mẫu hành vi tiêu cực, từ đó thay đổi nhận thức, điều chỉnh tâm lý theo hướng tích cực.
  • Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT): Tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ và các vấn đề xã hội được cho là nguyên nhân gây trầm cảm ở thai phụ.

Mẹ bầu có thể chọn trò chuyện, tư vấn cá nhân với một nhà tư vấn hoặc một chuyên gia tâm lý. Đồng thời, nên tham gia các nhóm hỗ trợ cho phụ nữ mang thai để được chia sẻ kinh nghiệm vượt qua trầm cảm.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc kê thuốc chống trầm cảm cho bà bầu. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy một số thuốc chống trầm cảm tương đối an toàn, có thể sử dụng để điều trị trầm cảm khi mang thai.

Tuy nhiên, các ảnh hưởng lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, cần thảo luận, cân nhắc kỹ về rủi ro và lợi ích trước khi dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3. Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, cần có các biện pháp hỗ trợ tại nhà để giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ có thể tham khảo:

  • Quản lý căng thẳng: Mẹ bầu có thể thư giãn tinh thần và quản lý căng thẳng bằng các phương pháp như thiền, yoga, massage thai kỳ….
  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc bơi lội, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, cố gắng duy trình lịch trình giấc ngủ đều đặn để tái thiết lập đồng hồ sinh học, cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Tạo môi trường tích cực, thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ, động viên bà bầu, giúp đỡ mẹ bầu trong các công việc hàng ngày để giảm áp lực và căng thẳng.

Ngoài ra, mẹ bầu mắc trầm cảm khi mang thai cần thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe tâm lý và thể chất. Nên tham gia các lớp học tiền thai sản để được trang bị kiến thức chăm sóc bé và chuẩn bị tốt tâm lý cho việc làm mẹ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp STEAM được đánh giá cao về hiệu quả giáo dục trong thời đại mới
Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được áp dụng hiện nay

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi. Các phương pháp này sở...

Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố
Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng, có thể do áp lực căng thẳng, do môi trường học tập ồn ào,...

Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thường cao hơn nam giới
Trầm cảm ở phụ nữ: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Phụ nữ có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nam giới từ 1.5 - 1.7 lần, tỷ lệ này chủ yếu liên quan đến...

Hãy dành thời gian để yêu và chăm sóc bản thân
10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc...