Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, có mức độ nguy hiểm cao, ước tính tỷ lệ chết vì trầm cảm cao gấp 2,5 lần tai nạn giao thông. Một phần nguyên nhân khiến trầm cảm có tỷ lệ tử vong cao là do chưa có sự hiểu rõ về trầm cảm. Đây cũng là lý do mà nhiều người thắc mắc không biết “trầm cảm có phải phải là bệnh tâm thần không?”.

Hiểu về trầm cảm và bệnh tâm thần

Trầm cảm là rối loạn tâm thần biểu hiện bởi cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú, mất năng lượng. Trầm cảm gây ra rối loạn nhận thức, rối loạn tâm thần hành vi và một số rối loạn chức năng khác. Đây không phải là cảm giác buồn bã tạm thời mà là một tình trạng kéo dài, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và thể chất.

Trầm cảm có phải bệnh tâm thần không là thắc mắc của nhiều người
Trầm cảm có phải bệnh tâm thần không là thắc mắc của nhiều người

Bệnh tâm thần là một rối loạn hoạt động não bộ, gây hàng loạt các ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trí, hành vi và chức năng hàng ngày của một người. Bệnh tâm thần rất đa dạng, gồm nhiều loại rối loạn như:

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần gắn liền với triệu chứng căng thẳng thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày được gọi là bệnh tâm thần. Các triệu chứng của bệnh tâm thần rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng vấn đề cụ thể. Không chỉ vậy, bệnh tâm thần còn ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe, bao gồm sức khỏe thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, khả năng làm việc, học tập.

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng và phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, mất năng lượng, mất hứng thú, thay đổi thói quen ăn uống… Theo thống kê, có khoảng 4,4% dân số thế giới mắc trầm cảm, tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay.

Trầm cảm được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần hành vi
Trầm cảm được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần hành vi

Trầm cảm chưa được hiểu đúng và chính xác, có rất nhiều quan niệm sai lầm khi đánh giá về trầm cảm mặc dùng các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phổ biến và thường xuyên nhắc đến trầm cảm. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần, vậy trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, trầm cảm là bệnh tâm thần và nằm trong nhóm bệnh tâm thần. Theo bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật ICD-10, trầm cảm có mã bệnh F32. Loại rối loạn này là bệnh rối loạn khí sắc, thuộc nhóm bệnh rối loạn tâm thần hành vi.

Chúng ta có những hiểu biết chưa chính xác về bệnh trầm cảm nói riêng và bệnh tâm thần nói chung. Nghe đến bệnh tâm thần, nhiều người thường hình dung đến những người xấu xí, quái dị, tính cách thất thường, điên điên dở dở, hành vi không giống ai…

Thế nhưng bệnh tâm thần là thuật ngữ chung để chỉ cho vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các quan niệm sai lầm và định kiến tiêu cực về bệnh tâm thần khiến nhiều người e ngại, không tin mình mắc bệnh tâm thần, bỏ lỡ cơ hội thăm khám và điều trị. Vì sợ kỳ thị, sợ bị gắn mác mắc bệnh tâm thần nên nhiều người không muốn đi khám sức khỏe tâm thần.

→Xem thêm: Tại sao người trầm cảm muốn tự tử? Điều cần biết

Vì sao trầm cảm được xếp vào nhóm bệnh tâm thần?

Bệnh tâm thần là thuật ngữ để chỉ các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi do hoạt động bất thường của não bộ. Ở người mắc bệnh tâm thần, các tổn thương thực thể không rõ rệt, không tìm thấy tổn thương thực thể thông qua xét nghiệm hay chụp chiếu. Tuy nhiên lại có một số biến đổi trong hoạt động của não bộ, khiến hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Rất nhiều người có nhận định sai lầm, tiêu cực về thuật ngữ bệnh tâm thần
Rất nhiều người có nhận định sai lầm, tiêu cực về thuật ngữ bệnh tâm thần

Các nghiên cứu nhận thấy rằng, trầm cảm không đơn giản là một bệnh về tưởng tượng. Thông qua hình ảnh chiếu chụp não bộ ở người trầm cảm, các chuyên gia phát hiện sự biến đổi trong cấu trúc thần kinh cùng mạng lưới chức năng điều hòa căng thẳng. Người mắc trầm cảm không chỉ gặp phải các rối loạn về hành vi, nhận thức, cảm xúc mà còn có biểu hiện về thể chất như đau khớp, đau ngực, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức toàn thân…

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần hành vi, cần được can thiệp, điều trị. Trầm cảm có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Khi trầm cảm kéo dài, không điều trị, não bộ sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức, khiến dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm hỏng một số tế bào, đặc biệt là tế bào hippocampus, gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Cách xử lý khi có biểu hiện trầm cảm

Khi có biểu hiện trầm cảm, việc xử lý kịp thời, đúng cách sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và ngăn ngừa tối đa hậu quả do trầm cảm gây ra. Khi có biểu hiện trầm cảm, tốt nhất bạn nên:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn

Trầm cảm hiếm khi tự khỏi khi không có sự can thiệp hỗ trợ chuyên nghiệp. Trầm cảm khi được điều trị kịp thời, đúng cách có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ:

  • Bác sĩ tâm lý
  • Bác sĩ tâm thần
  • Chuyên gia tâm lý

2. Tích cực điều trị

Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp điều trị rất đa dạng, tùy thuộc vào loại trầm cảm, mức độ trầm cảm ở mỗi người. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Elavil, Laroxyl, Triptizol, Imipramine, Tofranil, Anafranil…), thuốc chống trầm cảm ức chế (men monoamine oxydase, sertraline, paroxetine, fluoxetine…)
  • Tâm lý trị liệu: Được ưu tiên áp dụng trong điều trị trầm cảm, có thể kết hợp song song với việc sử dụng thuốc để tăng hiệu quả. Các liệu pháp thường được áp dụng là liệu pháp hành vi nhận thức CBT, liệu pháp tương tác cá nhân IPT, liệu pháp gia đình
  • Liệu pháp sốc điện (ECT): Được cân nhắc áp dụng đối với trường hợp trầm cảm nặng, kháng thuốc, bệnh nhân có suy nghĩ hoặc ý định tự sát. Phương pháp này sử dụng nguồn điện được kiểm soát để tạo cơn co giật nhỏ, giúp phục hồi liên kết các nơ-ron thần kinh. Từ đó ổn định nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh.

3. Phương pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, có thể hỗ trợ cải thiện trầm cảm bằng cách:

  • Thực hành các kỹ năng tự chăm sóc bằng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu
  • Tích cực vận động, tập thể dục để tăng cường sản xuất endorphins, từ đó cân bằng và cải thiện tâm trạng
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối để tăng cường sức khỏe thể chất và tâm trạng
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ để duy trì sức khỏe tinh thần
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ để được chia sẻ, nhận được sự hỗ trợ của người có cùng hoàn cảnh
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè, những người bạn tin cậy để giảm cảm giác cô đơn, nhận được sự động viên, khích lệ.

Như vậy, với thắc mắc trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không, câu trả lời là có, trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần hành vi. Tất cả các rối loạn về sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất đều được gọi là chung là bệnh tâm thần. Chúng ta không nên nhầm lẫn, có cái nhìn tiêu cực về tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ trầm cảm
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Gây tác hại gì?

Có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó, trầm cảm chiếm 25%. Rất nhiều người mắc trầm cảm nhưng...

Trầm cảm không điển hình loại trầm cảm mà tâm trạng của cá nhân có thể tốt lên khi có các sự kiện tích cực
Trầm cảm không điển hình là gì? Các thông tin cần biết

Trầm cảm không điển hình là một rối loạn trầm cảm được phân loại trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn...

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ các quy tắc vàng của Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman: Quy tắc và cách áp dụng đúng

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp này sử dụng thẻ  Flashcard, Dotcard...

Rối loạn phổ tự kỷ: Các mức độ, Triệu chứng và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh gây ra những khiếm khuyết về giao tiếp/ ngôn ngữ, hành...