Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi: Dấu hiệu và cách hỗ trợ

Trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng gia tăng, có khoảng 15 – 45% người cao tuổi ở độ tuổi trên 55 tại Việt Nam mắc trầm cảm. Trầm cảm ở người cao tuổi thường khó can thiệp và điều trị hơn so với các độ tuổi khác. Nguyên nhân là do người cao tuổi có mức độ lo âu nghiêm trọng, thường dễ nhầm thuốc, quên thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị. 

Trầm cảm ở người cao tuổi là gì?

Trầm cảm ở người cao tuổi là một rối loạn sức khỏe tâm thần xảy ra ở người trên 60 tuổi. Cũng giống như trầm cảm ở độ tuổi khác, có 3 biểu hiện đặc trưng gồm giảm khí sắc, mất năng lượng và mất hứng thú. Trầm cảm không phải là một phải ứng thể hiện sự yếu đuối trước hoàn cảnh mà là một căn bệnh độc lập.

Trầm cảm ở người cao tuổi biểu hiện rất đa dạng, có người hoàn toàn không phát hiện các vấn đề bất thường của bản thân, có người không có cảm giác buồn bã, có người lại mệt mỏi kèm theo các biểu hiện đau nhức khó chịu. Trầm cảm ở người cao tuổi khó phát hiện và chẩn đoán do dễ bị che lấp bởi các bệnh lý thực thể.

Gia tăng tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi

Trước đây, trầm cảm không xảy ra thường xuyên ở người già. Tuy nhiên, ngày nay, trầm cảm càng trở nên phổ biến, có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi. Trên thế giới, tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm chiếm 1 – 4%, trong đó, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, có khoảng 10% người cao tuổi có triệu chứng trầm cảm, 1 – 2% bị trầm cảm điển hình.  Khoảng 30  – 45% người già có một số dấu hiệu của trầm cảm nhẹ. Tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm trong cộng đồng cao hơn so với những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt như viện dưỡng lão, trung tâm điều dưỡng. Đặc biệt, tỷ lệ trầm cảm ở người già mắc các bệnh lý thực thể có thể lên đến 20 – 35%.

Trầm cảm ở người cao tuổi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
Trầm cảm ở người cao tuổi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Có sự khác biệt về nguyên nhân gây trầm cảm ở người cao tuổi với các độ tuổi khác. Thêm vào đó, chỉ có khoảng 10% người mắc trầm cảm được điều trị. Hầu hết các trường hợp người cao tuổi mắc trầm cảm đều không được quan tâm, phát hiện và can thiệp điều trị.

→Xem thêm: Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Đặc điểm của trầm cảm ở người cao tuổi

Trầm cảm ở người cao tuổi có sự khác biệt so với trầm cảm ở các lứa tuổi khác. Đa phần trầm cảm ở người cao tuổi có liên quan đến bệnh lý, sự cô đơn tuổi già hoặc sự gợi nhớ về các sự kiện, vấn đề trong quá khứ.

Có 3 điểm thường gặp ở trầm cảm ở người cao tuổi, bao gồm:

  • Liên quan đến bệnh tật: Những người trầm cảm thường là người mắc các bệnh thực thể như đột quỵ, huyết áp, tim mạch, xương khớp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường… Họ tự ti về sự tồn tại của mình, cho rằng mình là gánh nặng của con cháu.
  • Liên quan đến yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi. Đặc biệt là tình trạng góa bụa, bệnh mãn tính, môi trường sống không phù hợp.
  • Nguy cơ tử vong cao: Người cao tuổi mắc trầm cảm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là người trên 65 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi

Nhìn chung, biểu hiện của trầm cảm ở người già giống với trầm cảm ở các độ tuổi khác. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, trầm cảm thường đồng hành với các loại bệnh tật. Các bệnh này gây ra những triệu chứng như giảm khả năng tập trung chú ý, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, rối loạn trí nhớ… Đôi khi chúng che giấu, khiến triệu chứng trầm cảm trở nên mơ hồ, không rõ ràng.

Giảm khí sắc, khuôn mặt buồn bã, mất hứng thú, mất năng lượng là những biểu hiện đặc trưng của trầm cảm
Giảm khí sắc, khuôn mặt buồn bã, mất hứng thú, mất năng lượng là những biểu hiện đặc trưng của trầm cảm

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi:

  • Giảm khí sắc, nét mặt buồn bã, thường xuyên cảm giác buồn rầu, bi quan
  • Giảm sự quan tâm, chú ý, mất hứng thú với các đồ vật từng rất yêu thích
  • Mất năng lượng, có xu hướng bỏ cuộc, tách biệt khỏi các hoạt động xã hội
  • Dễ tức giận, dễ bị kích động, thường cáu gắt, khó chịu
  • Né tránh, hạn chế tiếp xúc với mọi người, trầm mặc, ít nói, thường thở dài, ít nói về bản thân
  • Thiếu động lực chăm sóc ngoại hình, ít tắm rửa, thay quần áo
  • Thường im lặng hoặc nói những điều buồn bã
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị, là gánh nặng của người thân
  • Thay đổi khẩu vị, ăn uống không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc sớm, thức giấc nhiều lần, thèm ngủ ngày
  • Suy giảm trí nhớ, tư duy khác thường, nói nhiều về cái chết
  • Có hành vi tự hại hoặc có suy nghĩ, kế hoạch tự tử thậm chí thực hiện hành vi tự tử.

Người già bị trầm cảm thường có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống. Họ thường than phiền về nỗi lo tài chính, về sức khỏe, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình, thường hay nói những câu như “tôi chẳng còn gì để trông đợi nữa”, “tôi sống cũng không có ý nghĩa gì”, “tôi đúng là đồ vô dụng”…

Vì sao người cao tuổi dễ bị trầm cảm?

Nhiều người thường không hề phát hiện bản thân đang gặp vấn đề về tâm lý. Ở người cao tuổi, nguyên nhân chính gây trầm cảm chủ yếu liên quan đến bệnh lý và các yếu tố xã hội như nghỉ hưu, thay đổi vai trò đột ngột dẫn đến mất phương hướng, mất động lực sống.

Các nguyên nhân gây trầm cảm ở người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Tuổi tác cao gây giảm khả năng vận động kèm theo bệnh tuổi già và các thay đổi sinh học trong não bộ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Mất mát người thân: Cảm giác cô đơn do ít tiếp xúc xã hội, sự mất mát của người thân bạn bè
  • Lo lắng quá mức về tài chính: Không còn khả năng lao động khiến người già lo lắng nhiều về tình hình tài chính, không đủ trang trải sinh hoạt, chi phí y tế…
  • Tách biệt xã hội: Nghỉ hưu hoặc không còn tham gia các hoạt động công việc, cảm giác không còn giá trị, không có việc ý nghĩa để làm. Thiếu hụt mạng lưới hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.
  • Bệnh tật triền miên: Sức khỏe giảm, bệnh tật thường xuyên khiến nhiều người tuyệt vọng, bi quan và dần rơi vào tình trạng trầm cảm.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Ít hoặc không vận động, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, nghiện rượu bia…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc có thể gia tăng nguy cơ trầm cảm cũng như làm trầm trọng triệu chứng trầm cảm như thuốc điều trị cao huyết áp, nhóm thuốc corticosteroid, thuốc hạ lipid máu…
  • Nguyên nhân khác: Lo lắng quá mức về con cháu, thiếu vitamin trong chế độ ăn, thay đổi chỗ ở, những trải nghiệm buồn trong quá khứ, khó khăn trong cuộc sống…

Tác hại của trầm cảm đối với người cao tuổi

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nghiêm trọng ở người cao tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, làm giảm chất lượng cuộc sống của người già.

Theo các chuyên gia, hầu hết người cao tuổi trầm cảm đều có giai đoạn trầm cảm trước đó trong cuộc đời
Theo các chuyên gia, hầu hết người cao tuổi trầm cảm đều có giai đoạn trầm cảm trước đó trong cuộc đời

Một số ảnh hưởng của trầm cảm với người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Giảm khả năng chăm sóc bản thân bao gồm việc quản lý tài chính, vệ sinh các nhân, thực hiện các mối quan hệ hàng ngày
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh mãn tính, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ
  • Gây rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, dẫn đến sụt cân, căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
  • Cảm giác cô đơn, buồn bã, bi quan kéo dài khiến người cao tuổi mất hứng thú với mọi hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
  • Giảm khả năng ghi nhớ, mất tập trung, dễ gặp trục trặc trong cuộc sống như té ngã, quên công việc đang làm dở (quên tắt bếp, quên tắt nước…)
  • Khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, tăng cảm giác cô đơn
  • Tăng nguy cơ tự hại, tự tử do cảm giác cô đơn, bản thân thất bại, vô dụng là gánh nặng của người thân của xã hội.

Phương pháp điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Người cao tuổi có dấu hiệu trầm cảm cần được khuyến khích thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý hoặc tham gia các buổi hẹn tư vấn với chuyên gia tâm lý. Khi tiếp nhận bệnh nhân trầm ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ đánh giá xem có bệnh nên hay không, có mắc chứng Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ hay không.

Người cao tuổi được chẩn đoán mắc trầm cảm có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

1. Tâm lý trị liệu

Đây là phương pháp được khuyến khích áp dụng trong điều trị trầm cảm ở người cao tuổi. Phương pháp này có mức độ an toàn cao, giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây trầm cảm, không gây ra tác dụng phụ, phù hợp với người cao tuổi.

Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm ở người cao tuổi
Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Các liệu pháp được sử dụng thường là:

  • Tư vấn tâm lý: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và trị liệu hỗ trợ có thể giúp người cao tuổi nhận ra và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực, phát triển kỹ năng kiểm soát căng thẳng.
  • Liệu pháp nhóm: Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc nhóm trị liệu sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy ít cô đơn, được thấu hiểu và sẻ chia khi có những người cùng hoàn cảnh với mình.

2. Liệu pháp hóa dược

Liệu pháp hóa dược có thể được kết hợp với phương pháp trị liệu tâm lý để tăng cường hiệu quả. Thuốc điều trị được cân nhắc sử dụng đối với các trường hợp nghiêm trọng, có rối loạn giấc ngủ. Các thuốc thường dùng:

  • Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc như SSRIs, SNRIs, tuy nhiên, việc dùng thuốc cần lưu ý về liều lượng và tác dụng phụ, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc an thần và thuốc ngủ: Được cân nhắc sử dụng trong trường hợp rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu kèm theo trầm cảm.

3. Liệu pháp sinh học

Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với trường hợp người cao tuổi trầm cảm nặng, có ý định hoặc hành vi tự tử. Thường là:

  • Liệu pháp điện não – liệu pháp sốc điện (ECT): Sử dụng dòng điện nhỏ, được kiểm soát để kích thích não. Áp dụng cho trầm cảm nặng hoặc không đáp ứng với tâm lý trị liệu và thuốc.
  • Kích thích từ xuyên sọ (TMS): Là phương pháp điều trị không xâm lấn, sử dụng từ trường để kích thích tế bào thần kinh não.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Hiệu quả của việc điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Chức năng gan, thận kém, khó khăn để lựa chọn được loại thuốc điều trị vì thuốc chống trầm cảm dễ gây tác dụng phụ
  • Tuổi tác cao, trí nhớ kém, giác quan kém linh hoạt (mắt kém) có thể khiến người cao tuổi nhầm lẫn các loại thuốc và thời gian sử dụng thuốc
  • Nỗi lo lắng về bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường nghiêm trọng hơn người trẻ, dễ làm tình trạng trầm cảm ở họ trầm trọng hơn.
  • Các bệnh lý tuổi già có thể gây trở ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị trầm cảm
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị trầm cảm

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm ở người cao tuổi

Trầm cảm được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Việc phòng ngừa trầm cảm là cần thiết đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Thường xuyên giao tiếp với bạn bè, người thân, tham gia vào các câu lạc bộ người cao tuổi hoặc các nhóm thiện nguyện
  • Duy trì việc tập thể dục bằng cách đi bộ, tập yoga, thể dục dưỡng sinh để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất
  • Tích cực hoạt động ngoài trời bằng cách đi dạo trong công viên, đi dạo trong vườn nhà hoặc làm vườn để tăng kết nối với thiên nhiên
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối các nhóm dưỡng chất, hạn chế đồ ăn thức uống có cồn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt
  • Tạo thói quen ngủ đều đặn, đảm bảo thời lượng và chất lượng giấc ngủ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim, làm việc thủ công hoặc học một kỹ năng mới để cải thiện tâm trạng
  • Học các kỹ thuật thư giãn, giải tỏa căng thẳng như thiền, yoga, hít thở sâu…

Trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng gia tăng. Trong các ca bệnh trầm cảm, tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm lên đến 20%. Trong khi đó, chỉ có 10% các trường hợp mắc trầm cảm được can thiệp, điều trị. Vì vậy, người cao tuổi cần được khuyến khích thăm khám sức khỏe thường xuyên và tư vấn tâm lý khi cần thiết, đặc biệt là khi có dấu hiệu của trầm cảm.

Có thể tuổiquan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế
Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Rối loạn lo âu là một loại rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng xuất hiện thường xuyên, quá...

Sự thay đổi tâm sinh lý đặc biệt là độ tuổi dậy thì có thể là nguyên nhân gây bạo lực học đường
8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường gặp hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, xảy ra phổ biến, đa dạng hình thức và có xu hướng...

Dựa vào kết quả của thang đánh giá Vanderbilt có thể xác định được rất nhiều vấn đề
Thang đánh giá Vanderbilt kiểm tra ADHD ở trẻ dành cho cha mẹ

Thang đánh giá Vanderbilt là công cụ được thiết kế để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý...

Trầm cảm và tự kỷ không phải là một mà là hai vấn đề khác nhau
Phân biệt trầm cảm và tự kỷ: Điểm giống và khác nhau

Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về sức khỏe tâm thần thường gặp, có nhiều đặc điểm giống nhau và rất...