11 Thay đổi trong tâm lý tuổi dậy thì ở con gái Ba Mẹ cần biết

Con gái thường gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định, phát triển tâm lý. Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái rất đa dạng và phức tạp. Trẻ cần được thấu hiểu và hỗ trợ để giúp con tăng cường sự tự tin, trải qua giai đoạn dậy thì một cách nhẹ nhàng. Việc hỗ trợ tâm lý cho con đúng cách còn giúp kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ với con cái, để mối quan hệ gia đình thêm hài hòa, ấm áp hơn.

Dậy thì là gì? Độ tuổi dậy thì ở con gái

Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ thơ ấu sang trưởng thành, gây ra các thay đổi về thể chất, tâm sinh lý ở trẻ. Khi bước vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn. Tạo nên sự khác biệt về đặc điểm giới tính ở con trai (giọng trầm, tăng chiều cao, tinh hoàn phát triển…) và con gái (ngực phát triển, có kinh nguyệt…).

Từ 8 - 13 tuổi là độ tuổi bắt đầu giai đoạn dậy thì của con gái
Từ 8 – 13 tuổi là độ tuổi bắt đầu giai đoạn dậy thì của con gái

Độ tuổi bắt đầu giai đoạn dậy thì ở mỗi người là không giống nhau. Thông thường, tuổi dậy thì ở con gái là từ 8 – 13 tuổi. Nếu dậy thì trước 8 tuổi gọi là dậy thì sớm, sau 13 tuổi gọi là dậy thì muộn.

Quá trình dậy thì thường kéo dài trong 4 năm, kết thúc khi trẻ trong độ tuổi từ 14 – 17 tuổi. Trường hợp trẻ sau 17 tuổi mà chưa có kinh nguyệt, trẻ cần được gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Những thay đổi trong thời kỳ dậy thì có thể khiến trẻ có các thay đổi trong tâm lý như:

  • Cảm giác choáng ngợp
  • Tự ti rụt rè hoặc hào hứng
  • Vụng về, không biết cách ứng phó

Tỷ lệ trẻ là con gái mắc rối loạn lo âu, trầm cảm tuổi dậy thì rất cao. Nguyên nhân là trẻ không nhận được sự hỗ trợ tâm lý trong giai đoạn “ẩm ương”, cần được quan tâm, thấu hiểu này. Việc hiểu rõ tâm lý con gái tuổi dậy thì giúp trẻ phát triển tốt sự tự tin, độc lập, giảm xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ, vượt qua cảm giác lo lắng, tự ti về ngoại hình và chuẩn bị tốt cho giai đoạn trưởng thành.

11 Thay đổi trong tâm lý tuổi dậy thì ở con gái

Rất nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, khi bước vào tuổi dậy thì, con họ như trở thành một người khác. Con không con thân thiết nhiều với cha mẹ như trước, dần có khoảng cách, thậm chí trở nên ngang ngược, ngỗ nghịch hay cãi lời mẹ cha.

Thực tế, nguyên nhân của vấn đề này phần lớn đến từ sự thay đổi của yếu tố sinh lý trong cơ thể, khiến cảm xúc, hành vi của trẻ thay đổi. Khi trẻ không được thấu hiểu và hỗ trợ đúng cách, con dễ phát triển theo hướng tiêu cực.

Đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì của con gái rất đa dạng và phức tạp. Trẻ thường trở nên nhạy cảm, chú trọng quyền riêng tư, khép kín ít gần gũi hơn với cha mẹ. Các thay đổi tâm lý con gái tuổi dậy thì như sau:

1. Nhạy cảm, tính khí thất thường

“Sáng nắng chiều mưa” là câu nói phổ biến nhất mà các phụ huynh thường dùng để mô tả tính cách con gái tuổi dậy thì. Tâm sinh lý con gái tuổi dậy thì thay đổi rất mạnh mẽ, đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm và có tính khí thay đổi thất thường.

Trẻ có tính khí thất thường, nhạy cảm và dễ cáu giận hơn
Trẻ có tính khí thất thường, nhạy cảm và dễ cáu giận hơn

Nguyên nhân của sự thay đổi cảm xúc đến từ sự tăng cường sản xuất của hormone sinh dục estrogen, gonadotropin trong cơ thể trẻ. Làm mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, gây ra những thay đổi đột ngột về tâm trạng.

Tình trạng này còn được gọi là mood swings, rất phổ biến ở trẻ trong độ tuổi dậy thì, sẽ giảm đi khi trẻ trở thành người lớn. Trẻ thường trở nên nhạy cảm, dễ xúc động, hay buồn bã, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, xúc động không rõ nguyên nhân. Cần hiểu rằng, hormone ảnh hưởng đến tâm trạng của con, sự ẩm ương tỏng tính cách không phải là điều con muốn.

2. Đề cao sự độc lập và cái tôi cá nhân

Trong độ tuổi dậy thì, trẻ thường có xu hướng đề cao cái tôi cá nhân và thể hiện sự độc lập nhiều hơn. Con cảm thấy mình đã lớn, có quyền tự lựa chọn, tự quyết định. Con mong muốn tách rời khỏi sự kiểm soát của cha mẹ và người lớn. Giai đoạn này, con đã có quan điểm và nhận thức riêng, muốn được tôn trọng và thừa nhận.

Sự phát triển cái tôi cá nhân có thể khiến trẻ phản kháng mạnh mẽ với quy tắc của cha mẹ, giáo viên. Trẻ thường tranh cãi, thậm chí trở nên bướng bỉnh với các yêu cầu không hợp lý hoặc hạn chế sự tự do của trẻ.

Trẻ thường đòi hỏi sự riêng tư và bắt đầu xây dựng ranh giới cá nhân. Trẻ muốn có không gian phát triển riêng để suy nghĩ, thử nghiệm các ý tưởng một cách thoải mái. Sẽ cảm thấy bực tức, phản ứng dữ dội, gay gắt khi cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.

3. Quan tâm nhiều hình đến ngoại hình

Nhạy cảm về ngoại hình cũng là một trong những đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì ở con gái. Trẻ rất chú trọng đến ngoại hình và luôn cố gắng tạo dựng hình ảnh cá nhân. Các thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là khi trẻ không được giáo dục giới tính, chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý rất dễ khiến trẻ hoang mang, choáng ngợp.

Trẻ quan tâm nhiều đến ngoại hình và thường tự so sánh với bạn bè
Trẻ quan tâm nhiều đến ngoại hình và thường tự so sánh với bạn bè

Những thay đổi ở cơ thể đáng chú ý của con gái tuổi dậy thì như:

  • Ngực phát triển, mông to hơn
  • Có kinh nguyệt
  • Mặt xuất hiện mụn trứng cá hoặc mụn nhọt
  • Có lông ở nách và vùng mu
  • Thân hình nảy nở

Trẻ có thể liên tục đánh giá, so sánh với bạn bè hoặc các hình ảnh từ truyền thông. Trẻ cảm thấy tự ti, lo lắng, ái ngại và nhạy cảm với ánh nhìn của người khác về ngoại hình của mình. Đây là lý do trẻ quan tâm quá mức về ngoại hình của bản thân, sao cho phù hợp, không khác biệt với bạn bè cùng trang lứa.

4. Tâm lý tuổi dậy thì của con gái: Thích được khen ngợi, ghét bị đánh giá

Trẻ bắt đầu tự nhận thức và khám phá bản thân mình. Thường tự đặt ra những câu hỏi như “mình là ai”, “mình có vị trí gì trong xã hội”, “mình làm được gì”, “mình muốn phát triển như thế nào”… Điều này khiến trẻ không ngừng tìm kiếm, khám phá và xác định bản sắc cá nhân, định hình mục tiêu phát triển của chính mình.

Trẻ quan tâm đến ngoại hình, năng lực cá nhân và cách người khác đánh giá nhìn nhận về mình. Trẻ liên tục nhận được các đánh giá tiêu cực khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại ngùng, nhút nhát. Ngược lại, trẻ được khen ngợi có xu hướng tự hào về bản thân, phát triển sự tự tin và thoải mái khẳng định cá tính.

Con gái tuổi dậy thì thích được khen ngợi, được tôn trọng và đề cao. Trẻ ghét bị đánh giá, so sánh, ghét bị kiểm soát, không muốn là đối tượng bị bàn tán, chê bai trong câu chuyện của bố mẹ. Việc tích cực khen ngợi, động viên khiến trẻ cảm thấy tự tin và phát triển theo hướng tích cực.

5. Bất an, căng thẳng, lo âu, dễ tổn thương

Sự căng thẳng, lo âu và tâm lý dễ tổn thương của trẻ đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là thay đổi hormone, thay đổi ngoại hình, sự xuất hiện của kinh nguyệt, áp lực học tập, sự thiếu thấu hiểu từ cha mẹ và các mối quan hệ bạn bè.

Tâm lý con gái tuổi dậy thì thường bất an và dễ tổn thương
Tâm lý con gái tuổi dậy thì thường bất an và dễ tổn thương

Việc trẻ nhạy cảm hơn với thế giới, không được trang bị kiến thức về dậy thì, thiếu kỹ năng đối phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm ở trẻ. Trầm cảm tuổi dậy thì là vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện và nguy cơ tự tử ở trẻ.

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Tâm lý học Mary Kate Koch (Đại học Florida) và các cộng sự, họ đã nhận thấy rằng, nguyên nhân gây đau khổ nhiều nhất ở bé gái là kinh nguyệt. Nhiều trẻ cảm thấy cô đơn, bất lực vì cơn đau bụng kinh và sự bất tiện của vấn đề này. Trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và đau khổ nghiêm trọng.

6. Tâm lý con gái ở tuổi dậy thì: Coi trọng mối quan hệ bạn bè

Không chỉ con gái mà cả con trai ở tuổi dậy thì đều có tâm lý coi trọng và nhạy cảm với ảnh hưởng của bạn bè. Trong giai đoạn này, thời gian dành cho bạn bè ở trẻ tăng lên đáng kể. Trẻ bắt đầu có nhiều mối quan hệ bạn bè hơn, dành nhiều thời gian để vui chơi với bạn bè thay vì thường xuyên trò chuyện, thân thiết với ba mẹ như trước đây.

Trẻ có nhu cầu tìm kiếm, xác nhận giá trị của bản thân thông qua mối quan hệ bạn bè. Đồng thời, các mối quan hệ bạn bè có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tính cách, hành vi ở mặt tích cực lẫn tiêu cực đến trẻ. Mối quan hệ bạn bè của con gái rất phức tạp, có thể là tình bạn thân thiết, gắn bó nhưng cũng có thể xuất hiện sự cạnh tranh, so sánh ngầm.

Có những điều, trẻ cảm thấy dễ dàng chia sẻ, thảo luận với bạn bè hơn những người thân thiết. Do độ tuổi và môi trường giống nhau, trẻ dễ nhận được sự đồng cảm từ bạn bè. Trong khi đó, ba mẹ luôn áp đặt, kiểm soát, cho rằng mình là người lớn nên con phải nghe theo ba mẹ. Điều này khiến trẻ dần xa cách với gia đình và cảm thấy bạn bè mới là người hiểu mình nhất.

7. Tâm lý cố chấp, hay chống đối

Đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì ở con gái thường gặp đó là sự cố chấp, hay chống đối. Điều này liên quan đến sự thay đổi sinh lý và sự chưa thuần thục về mặt tâm lý ở trẻ. Trẻ còn thiếu kinh nghiệm, sự từng trải, nhận thức chưa đầy đủ về các vấn đề nên chưa thể đánh giá chính xác mọi việc.

Trẻ có thể có các biểu hiện như cố chấp, cực đoan, suy nghĩ phiến diện. Thường bỏ qua lời khuyên, lời nhắc nhở của mọi người. Ngoài ra, sự khát khao độc lập, cảm xúc mạnh mẽ từ việc bị chỉ trích khiến trẻ thường có hành vi chống đối, phản biện.

8. Khép kín hơn với bố mẹ

Một cô bé đã từng than thở rằng, mình và bố từng rất thân thiết, tuy nhiên, ngực mình phát triển và mình rất ngại ngùng, không thể ôm bố tự nhiên như trước. Sự thay đổi tâm sinh lý là một trong những yếu tố khiến trẻ trở nên ngại ngùng, khép kín và ít thân thiết hơn với bố mẹ so với trước đây.

Con gái tuổi dậy thì có xu hướng khép kín và ít thân thiết hơn với bố mẹ
Con gái tuổi dậy thì có xu hướng khép kín và ít thân thiết hơn với bố mẹ

Ngoài ra, việc trẻ khép kín hơn với bố mẹ chủ yếu là vì:

  • Khác biệt thế hệ, cảm thấy bố mẹ không thể hiểu trẻ
  • Trẻ thấy bối rối với cảm xúc của mình, không biết chia sẻ thế nào nên chọn cách im lặng
  • Bất đồng quan điểm, không được tôn trọng ý kiến cá nhân
  • Bố mẹ kiểm soát, áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ và bắt trẻ phải tuân theo
  • Tâm lý nhạy cảm, không chấp nhận được việc bị đánh giá nên chọn không chia sẻ.

9. Xuất hiện rung động tình cảm

Những rung động đầu đời với bạn khác giới có thể xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 13. Ở giai đoạn này, trẻ không có các cảm xúc tình yêu phức tạp, đơn giản là sự tò mò, thích thú và ngưỡng mộ. Trẻ có thể thích bạn vì bạn đẹp, bạn học giỏi, bạn tinh tế. Cảm xúc tình cảm tương đối đơn giản và thường không bền vững.

Các rung động tình cảm đầu đời là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt tình cảm, nhận thức ở trẻ. Trẻ bắt đầu tò mò về tình yêu, giới tính, mối quan hệ và cảm thấy mới mẻ, kích thích với những cảm xúc mới. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học cách kiểm soát, xử lý những rung động mới này.

10.Tâm lý con gái tuổi dậy thì: Tò mò về sự khác biệt giới tính

Trẻ tuổi dậy có thể nhận thấy sự khác biệt về giới tính của bản thân với người khác. Trẻ có những cảm xúc thứ cấp về tình dục. Việc tiếp xúc sớm với các thông tin internet, youtube, hình ảnh lãng mạn, tiểu thuyết ngôn tình có thể khiến trẻ tò mò về tình yêu và tình dục.

Trẻ có thể bắt đầu hẹn hò, có quan hệ tình cảm với bạn bè khác giới. Nếu không được giáo dục giới tính, trẻ dễ xuất hiện tình trạng quan hệ tình dục sớm, bị lạm dụng, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn…

11. Dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ

Dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ là một trong những đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì ở con gái. Trẻ thích khám phá và tìm kiếm những điều mới lạ, có thể giúp trẻ định hình phong cách và tạo sự nổi bật cho bản thân. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khiến trẻ dễ bị cuốn hút bởi các trải nghiệm mới.

Trẻ tuổi dậy thì rất hào hứng và mong muốn được trải nghiệm những điều mới, từ các hoạt động trên mạng xã hội đến hoạt động ngoài trời. Trẻ cũng bị hấp dẫn bởi các xu hướng mới, từ thời trang đến công nghệ.

Ví dụ điển hình là rất nhiều trẻ tuổi dậy thì thích bắt trend trên tiktok, mạng xã hội. Trẻ có thần tượng riêng của mình và dành nhiều thời gian để “đu idol”. Cũng có những trẻ thường xuyên thay đổi phong cách thời trang, gu ăn mặc để thể hiện cá tính riêng của bản thân.

Cách hỗ trợ tâm lý cho con gái khi bước vào tuổi dậy thì

Tính cách con gái tuổi dậy thì nhạy cảm, phức tạp, thay đổi thất thường, “sáng nắng chiều mưa”. Trẻ có thể trở nên tự ti, nhút nhát hoặc hung hăng, ngỗ nghịch, thậm chí hỗn láo, hay cãi lời cha mẹ. Thực tế, sự phát triển tính cách của con có một phần trách nhiệm của cha mẹ.

Tuổi dậy thì được coi là giai đoạn chuyển tiếp khó khăn với cả cha mẹ và con gái của họ. Rất nhiều phụ huynh không biết cách ứng xử phù hợp, đúng đắn với con. Hậu quả là con tránh né, thường xuyên tranh cãi, chống đối ba mẹ, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa.

Dưới đây là phương pháp dạy con gái tuổi dậy thì, giúp con tránh được các vấn đề tâm lý:

1. Trang bị cho con kiến thức về kinh nguyệt

Ở giai đoạn tiền dậy thì, khi con được 7 – 9 tuổi, mẹ nên trang bị cho con kiến thức về kinh nguyệt. Kinh nguyệt là một sự thay đổi độc đáo ở người phụ nữ, đánh dấu quá trình trưởng thành của con.

Kiến thức về kinh nguyệt và cách chăm sóc bản thân là điều quan trọng mẹ cần dạy con gái
Kiến thức về kinh nguyệt và cách chăm sóc bản thân là điều quan trọng mẹ cần dạy con gái

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé gái được cung cấp đủ thông tin về kinh nguyệt ít lo lắng, đau khổ hơn trẻ không có sự hiểu biết đúng đắn về vấn đề này. Vì thế, cho con biết, kinh nguyệt là vấn đề sinh lý bình thường, con không cần phải ngại ngùng, lo lắng. Đồng thời, cần dạy con cách chọn nội y, cách sử dụng băng vệ sinh, cách chăm sóc bản thân khi đến kỳ kinh.

2. Dành thời gian chia sẻ, tâm sự cùng con

Một trong những nguyên nhân trẻ khép kín với ba mẹ là vì các bậc phụ huynh quá bận rộn, ít chia sẻ cùng con. Chúng ta nên dành thời gian để lắng nghe, trò chuyện với con một cách không phán xét. Thử đứng dưới góc nhìn của con để nhìn nhận vấn đề, tránh áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ.

Mẹ hãy nói với con về những thay đổi cơ thể của trẻ. Giải thích vì sao con lại có những thay đổi như thế để con hiểu rõ và cảm thấy thoải mái hơn. Dù bận rộn cũng đừng bỏ bê con, hãy cùng con tham gia các hoạt động mà trẻ thích để mối quan hệ gia đình được bền chặt, vững chắc hơn.

3. Giáo dục sớm về giới tính và tình dục

Trẻ cần được giáo dục về giới tính từ 3 tuổi và giáo dục tình dục từ 8 – 10 tuổi. Trẻ ở độ tuổi dậy thì rất tò mò về tình dục, đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều trẻ xem các hình ảnh nhạy cảm từ sớm. Đây là hậu quả của việc thiếu kiểm soát và không giáo dục giới tính, tình dục sớm cho con.

Bố mẹ nên bắt đầu việc giáo dục tình dục cho trẻ từ sớm và tăng dần kiến thức. Cách thực hiện như sau:

  • Giải thích những thay đổi thể chất trong quá trình dậy thì
  • Khi con có kinh nguyệt, hãy giải thích cho trẻ về khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt
  • Nói chuyện thẳng thắn với trẻ về hậu quả của quan hệ tình dục sớm như mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sự phát dục của cơ thể…
  • Dạy trẻ cách thiết lập và bảo vệ ranh giới cá nhân trong các mối quan hệ. Cho trẻ biết rằng trẻ có quyền từ chối và nói không.
  • Cho trẻ biết rằng mối quan hệ lành mạnh dựa trên tôn trọng và tin tưởng, quan hệ tình dục không phải là cách chứng tỏ tình yêu

4. Tôn trọng sự riêng tư và trao cho trẻ quyền tự quyết

Trẻ tuổi dậy thì có tính độc lập và cái tôi cá nhân cao. Trẻ có nhu cầu về quyền riêng tư, vì thế, hãy tôn trọng quyền riêng tư, cho con không gian riêng để phát triển. Khuyến khích con tự lập có kiểm soát.

Hãy tôn trọng quyền riêng tư và tránh kiểm soát trẻ quá mức
Hãy tôn trọng quyền riêng tư và tránh kiểm soát trẻ quá mức

Trong quá trình này chúng ta chỉ nên quan sát và duy trì mối quan hệ gần gũi, giúp đỡ trẻ khi cần. Không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con. Tuy nhiên, cũng không thể cho phép trẻ quá thoải mái, muốn làm gì cũng được.

Hãy trao cho trẻ quyền tự quyết trong cuộc sống. Cho con tự chọn quần áo, tự chọn quản lý thời gian cá nhân, tự chọn công việc nhà. Với những vấn đề liên quan đến tương lai của trẻ, cả bố mẹ và con cái cần ngồi trao đổi, thống nhất ý kiến với nhau. Không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân cho trẻ, dù quan điểm của trẻ chưa đúng.

5. Dạy trẻ kỹ năng sống

Trẻ dậy thì có thể gặp phải rất nhiều vấn đề như bắt nạt, bạo lực học đường; trầm cảm tuổi dậy thì; rối loạn ăn uống; bị bạn bè xấu rủ rê lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện; quan hệ tình dục sớm… Vì thế, việc dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp là hết sức cần thiết cho trẻ.

Các kỹ năng quan trọng để trẻ tự bảo vệ mình bao gồm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
  • Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
  • Kỹ năng đối phó với áp lực và căng thẳng
  • Kỹ năng nhận diện nguy cơ và đối phó với tình huống nguy hiểm
  • Kỹ năng tự tin và xây dựng lòng tự trọng
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp…

6. Giúp trẻ xây dựng sự tự tin

Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái thường rụt rè, nhút nhát, kém tự tin. Vì thế, phụ huynh cần giúp trẻ xây dựng sự tự tin, khuyến khích con khám phá và thể hiện bản thân. Hãy tạo điều kiện để con được tham gia nhiều hoạt động từ nhảy múa, ca hát, vẽ tranh, chơi nhạc cụ đến các môn thể thao, các cuộc thi kiến thức.

Hãy luôn đồng hành cùng con, thừa nhận, đánh giá và tôn vinh sự nỗ lực của con dù kết quả có thể không như mong đợi. Khen đúng lúc, đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin mà không tự mãn, xây dựng được lòng tự trọng và thoải mái thể hiện cá tính của bản thân.

Sự thay đổi tâm lý tuổi dậy thì của con gái rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cha mẹ hãy xem tuổi dậy thì là một bước chuyển đổi có ý nghĩa trong cuộc sống, hãy cung cấp cho con sự hỗ trợ tốt nhất để trẻ không bị choáng ngợp về mặt tâm lý.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • https://childandfamilyblog.com/what-is-puberty-like-for-girls/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK525269/
  • https://www.gatewaytosolutions.org/adolescent-girls-a-biopsychosocial-understanding-of-puberty/
  • Dân Trí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thực phẩm giúp tăng chiều cao của trẻ
17 thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả nhanh

Bên cạnh gen di truyền, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tăng...

Đa phần, tâm lý đàn ông khi say thường thích được khen ngợi, tán dương
Tâm lý đàn ông khi say rượu: Thích & ghét gì? Điều cần biết

Tâm lý đàn ông khi say rượu thường không ổn định, hầu hết đàn ông khi say đều trở nên cởi mở, nói nhiều và...

Trầm cảm ở người cao tuổi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi: Dấu hiệu và cách hỗ trợ

Trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng gia tăng, có khoảng 15 - 45% người cao tuổi ở độ tuổi trên 55 tại Việt...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...