Yêu bản thân quá mức coi chừng là người ái kỷ?

Yêu bản thân quá mức có phải lúc nào cũng tốt? Trong cuộc sống, biết yêu thương chính mình là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi nó đi quá giới hạn sẽ trở thành một dạng ái kỷ, khiến bản thân không còn nhìn nhận được sự cân bằng và cảm thông với người khác. 

Yêu bản thân quá mức có phải là người ái kỷ?

Yêu bản thân là nền tảng cho hạnh phúc, nhưng khi tình yêu ấy trở nên thái quá, nó có thể chuyển thành ái kỷ – một vấn đề tâm lý phức tạp. Người yêu bản thân quá mức chỉ quan tâm đến chính mình, bỏ qua cảm xúc và nhu cầu của người khác. Chính sự thiếu thấu hiểu này làm cho các mối quan hệ dễ đổ vỡ và đẩy mình vào sự cô lập không mong muốn.

yêu bản thân quá mức
Yêu bản thân quá mức có thể được coi là ái kỷ

Xã hội hiện đại khuyến khích con người yêu thương bản thân, nhưng không phải ai cũng phân biệt được ranh giới giữa sự tự tin lành mạnh và ái kỷ. Khi yêu bản thân quá mức, một số người sẽ “thổi phồng” giá trị của mình, muốn người khác luôn tán dương và xem mình là trung tâm.

Yêu thương bản thân đúng cách là biết chấp nhận những khiếm khuyết. Nhưng khi yêu bản thân quá mức, con người sa vào thao túng người khác chỉ để bảo vệ cái tôi. Đồng thời đổ lỗi cho người khác, tìm cách lẩn tránh trách nhiệm. Cách yêu bản thân này đã làm tổn thương mọi người và ngăn cản chính mình phát triển hơn nữa. Vì vậy, hãy nhìn lại xem, tình yêu bản thân đang nuôi dưỡng giúp mình tiến lên hay chỉ là cái cớ cho hành vi tự cao, ái kỷ?

Dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu bản thân quá mức

Yêu bản thân là điều cần thiết để sống tích cực nhưng nếu đi quá xa, nó không còn là sự tự tin lành mạnh nữa. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy một người đang yêu bản thân quá mức?

  • Khó chấp nhận sự phê bình: Quá yêu bản thân sẽ coi phản hồi của người khác là lời chỉ trích cá nhân nên phòng thủ, khó chấp nhận mình sai và không chấp nhận góp ý.
  • Thiếu sự đồng cảm: Người tự yêu bản thân quá mức khó đồng cảm với cảm xúc, hoàn cảnh của người xung quanh mà chỉ tập trung quá nhiều vào chính mình.
  • Khát khao lời khen: Một dấu hiệu khác là khi bản thân luôn cần lời khen ngợi và sự công nhận từ người khác để cảm thấy hài lòng về chính mình. Nếu không nhận được sẽ thấy bất an, thất vọng.
bệnh yêu bản thân quá mức
Người yêu bản thân quá mức luôn khao khát được tán dương và ngưỡng mộ
  • Luôn tin mình đúng: Việc khăng khăng rằng ý kiến của mình là đúng mà không lắng nghe quan điểm khác là dấu hiệu của yêu bản thân quá mức.
  • Nói quá nhiều về bản thân: Nếu trong các cuộc trò chuyện, người này liên tục nói về mình và ít để ý đến cảm xúc, câu chuyện của người khác, đó là dấu hiệu rõ ràng của chứng yêu bản thân quá mức.
  • Khó chấp nhận sự không hoàn hảo: Những người yêu bản thân quá mức không thể chấp nhận sai sót của mình. Họ lý tưởng hóa bản thân và muốn mọi thứ đều hoàn hảo nên sẽ khắt khe với chính mình và điều này khó có thể cải thiện.

Khi nào yêu bản thân quá mức là vấn đề nghiêm trọng?

Yêu bản thân giúp mỗi cá nhân biết trân trọng giá trị của mình và sống tự tin hơn, nhưng liệu tình yêu này có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nào khác và đến khi nào cần được quan tâm?

1. Khi nó gây tổn thương người khác

Yêu bản thân không nên làm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh. Nếu bạn lấy lý do “tôi phải yêu bản thân mình” để biện minh cho hành động thiếu tôn trọng, thô lỗ thì đó không phải là yêu bản thân thực sự. Thay vào đó, yêu bản thân là khi bạn tự chăm sóc mình nhưng vẫn biết quan tâm và tôn trọng cảm xúc của người khác.

Tự yêu mình thái quá làm ai đó chỉ nghĩ đến cảm giác của bản thân mà quên mất tác động lên những người xung quanh. Có người đã viện lý do “ai yêu tôi phải chấp nhận con người thật của tôi” để từ chối sửa chữa sai lầm. Thực tế, nếu quá yêu bản thân lại khiến người khác chịu đựng đau khổ, thì đó không phải là sự yêu thương lành mạnh.

dấu hiệu yêu bản thân quá mức
Yêu bản thân nhưng làm tổn thương người khác thì đó là vấn đề nghiêm trọng cần xem xét

2. Khi đó là cái cớ trốn tránh xung đột

Một số người dùng tình yêu bản thân như cái cớ để tránh cuộc đối thoại khó khăn, tránh việc phải đối diện với các vấn đề. Nhưng thực tế, các cuộc xung đột đôi khi là cơ hội để thấu hiểu nhau hơn, giúp các mối quan hệ trở nên bền chặt. Tránh né chỉ khiến vấn đề tồn tại và ngày càng phức tạp hơn.

Xung đột là phần không thể thiếu trong mỗi mối quan hệ. Khi đối mặt với nó, bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp, biết hiểu cho nhau hơn. Nếu chọn cách trốn tránh chỉ vì nghĩ rằng đó là cách bảo vệ bản thân, thì bạn đang hiểu sai về yêu thương bản thân. Tình yêu bản thân chân chính vẫn phải đi kèm với trách nhiệm.

3. Khi dẫn đến tích cực độc hại

Có người dùng khái niệm “tích cực” để tránh đối mặt với cảm xúc tiêu cực. Việc liên tục áp dụng tích cực độc hại, bạn sẽ bỏ qua cơ hội để phát triển bản thân từ trải nghiệm khó khăn. Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà cảm xúc buồn, tức giận, thất vọng cũng là một phần quan trọng giúp bản thân trưởng thành.

Sự tích cực độc hại khiến người khác thấy mình thể hiện cảm xúc không vui vẻ sẽ không được chấp nhận. Nếu luôn gạt đi chúng và cho rằng chỉ có sự tích cực là tốt, bạn vô tình tạo áp lực cho người khác và cho chính mình.

tác hại của yêu bản thân quá mức
Tích cực độc hại xuất hiện cũng là lúc bạn đã yêu bản thân quá mức

4. Khi yêu bản thân không có chỗ cho sự phát triển

Yêu bản thân quá mức không có nghĩa là ngừng cố gắng hoàn thiện và phát triển. Bạn cho rằng mình không cần thay đổi và chấp nhận mọi thứ về bản thân mà không cần suy nghĩ lại, thì nó đang giới hạn khả năng phát triển của mình. Tình yêu đối với bản thân thực sự là khi bạn thừa nhận bản chất con người nhưng vẫn luôn cố gắng tốt hơn mỗi ngày.

Khi bạn dừng lại ở tự mãn và không muốn phát triển, yêu bản thân quá mức trở thành rào cản khiến mình không thể tiến xa hơn. Tình yêu bản thân là nền tảng, nhưng sự trưởng thành và thay đổi mới là mục tiêu.

5. Khi yêu bản thân dẫn đến ích kỷ

Nếu bạn chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà bỏ qua cảm xúc của người khác, thì đó là yêu bản thân quá mức. Yêu bản thân đúng cách là khi biết tự chăm sóc nhưng không quên đi trách nhiệm của mình với mọi người xung quanh. Sự cân bằng giữa tình yêu bản thân và quan tâm đến người khác sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

Những người yêu bản thân quá mức không tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ cũng không nhận thức được hành động của mình có ảnh hưởng đến mọi người nên không thể điều chỉnh hành vi. Việc yêu bản thân không nên làm bạn trở thành người chỉ biết đến mình mà thờ ơ, vô trách nhiệm với cảm xúc của tất cả mọi người.

6. Khi yêu bản thân mà bỏ bê trách nhiệm

Nếu việc yêu bản thân khiến bạn quên đi trách nhiệm cá nhân, thì có lẽ bạn cũng đang hiểu sai về khái niệm này. Yêu bản thân quá mức khiến bạn phớt lờ công việc hay trách nhiệm với gia đình, bạn bè. Đến mức bỏ qua các nhiệm vụ cần làm chỉ khiến cuộc sống của bạn trở nên lộn xộn và gây phiền toái cho người khác.

yêu bản thân quá mức có phải là người ái kỷ
Trốn tránh trách nhiệm là vấn đề nghiêm trọng khi ai đó quá yêu bản thân

Lạm dụng khái niệm yêu bản thân để biện minh cho việc trốn tránh trách nhiệm sẽ dần làm mình mất đi sự tin tưởng từ mọi người. Việc dành thời gian cho bản thân là cần thiết, nhưng nếu điều đó trở thành lý do để lười biếng, không làm tròn trách nhiệm thì cần phải xem xét lại.

Làm sao để ngừng yêu bản thân quá mức?

Có thể yêu bản thân là một phần thiết yếu để giữ vững tinh thần và xây dựng một cuộc sống lành mạnh. Nhưng khi tình yêu ấy vượt quá giới hạn, cần phải nhận ra khi nào nó bắt đầu gây hại nhằm học cách duy trì mối quan hệ với bản thân đúng đắn và có trách nhiệm hơn.

người yêu bản thân quá mức
Ngừng yêu bản thân quá mức là khi biết ơn chính mình cùng những người xung quanh
  • Dành 5 phút mỗi sáng để thiền, tập trung bình tĩnh và cảm nhận nguồn năng lượng tích cực bên trong
  • Bày tỏ lòng biết ơn với người khác, cảm ơn những điều tốt đẹp họ đã mang lại cho mình
  • Tập trung tận hưởng giây phút hiện tại, gạt bỏ suy nghĩ quá khứ hay lo lắng về tương lai
  • Tạo thói quen suy ngẫm về những điều mình biết ơn trong cuộc sống dù là nhỏ bé hay lớn lao
  • Đặt ranh giới và học cách nói “không” với việc khiến mình quá tải
  • Hãy sẵn sàng nói “có” khi có thể hỗ trợ người khác
  • Đọc to một lời khẳng định tích cực vào mỗi buổi sáng để tránh suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm trạng
  • Tha thứ cho bản thân và người khác, buông bỏ những oán giận để giải phóng tâm trí
  • Dành thời gian thực hiện hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng
  • Hãy cởi mở và kiên nhẫn lắng nghe người khác, tìm hiểu câu chuyện từ góc nhìn của đối phương
  • Chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đủ chất và giữ cơ thể luôn có đủ nước để duy trì sức khỏe tốt nhất
  • Dọn giường mỗi ngày để khởi đầu ngày mới với sự hứng khởi và tự tin hơn
  • Cảm ơn cơ thể mỗi sáng vì những thứ nó đã giúp bạn đạt được nhằm nhìn nhận và trân trọng giá trị bản thân từ mỗi điều giản dị nhất

Tự yêu chính mình là nền tảng để phát triển cuộc sống lành mạnh, nhưng khi yêu bản thân quá mức thì con người dễ đánh mất đi lòng bao dung và sự kết nối với người khác. Đừng để tình yêu này trở thành con dao hai lưỡi làm tổn thương chính mình và những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://www.believeinmind.com/know_thyself/when-you-love-yourself-too-much/
  • https://www.huffpost.com/entry/self-love-toxic-behavior

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Biểu hiện và hướng can thiệp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo...

Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến, trung bình cứ 10 mẹ bầu sẽ có 1 người bị trầm cảm
Biểu hiện trầm cảm khi mang thai và những điều cần biết

Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện trầm cảm...

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là loại rối loạn tâm thần bao gồm cả rối loạn lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và điều trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp. Đặc trưng bởi tình trạng...

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một trong những rối loạn sức khỏe tâm thần mãn tính, thường gặp. Đặc trưng bởi sự...