9 hậu quả của bạo lực học đường ảnh hưởng đến cả thế hệ

Hậu quả của bạo lực học đường rất nghiêm trọng không chỉ với trẻ bị bắt nạt mà còn ảnh hưởng đến người bắt nạt. Làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, nguy cơ hình thành một thế hệ trẻ vô cảm, bạo lực. 

Thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam

Bạo lực học đường là hành vi đe dọa, tấn công có chủ đích gây tổn thương đến thể chất hoặc tinh thần của người bị bắt nạt. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trong môi trường học đường tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Bạo lực học đường xảy ra rất phổ biến tại nước ta
Bạo lực học đường xảy ra rất phổ biến tại nước ta

Bạo lực học đường tại Việt Nam là vấn đề nhức nhối của xã hội. Theo số liệu mới nhất của Bộ giáo dục và Đào tạo, ước tính trong một năm học, nước ta có gần 1.600 vụ bạo lực học đường. Trung bình, cứ 5.200 trẻ lại có một vụ đánh nhau, cứ 11.000 trẻ thì có một trẻ bị buộc thôi học vì đánh nhau.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy, trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 thanh niên phạm tội. Trong đó, có đến 75% liên quan đến bạo lực và đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Không chỉ vậy, hình thức bạo lực học đường ngày càng đa dạng, tinh vi và phức tạp. Đây là hồi chuông báo động về vấn nạn bạo lực học đường tại nước ta hiện nay.

9 Hậu quả của bạo lực học đường với thế hệ trẻ

Hậu quả của bạo lực học đường có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ vấn đề và hình thức bạo lực. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất của trẻ bị bắt nạt mà còn gây nguy cơ phát triển lệch lạc cho trẻ bắt nạt và những trẻ chứng kiến, tham gia.

Những hậu quả của bạo lực học đường đối với thế hệ trẻ là rất nhiều, đa dạng, bao gồm:

1. Gây chấn thương, tàn tật thậm chí tử vong

Đa số các vụ bạo lực học đường là bắt nạt, đánh nhau. Trẻ thường thực hiện các hành vi như đánh đập, cào cấu, kéo tóc gây thương tích trên thân thể bạn học. Thậm chí, nhiều trường hợp còn sử dụng các công cụ như dép guốc, gậy gộc, gạch đá, dao lam, ống nước… Mức độ thương tích trên người trẻ sẽ phụ thuộc vào dụng cụ và mức độ hành vi.

Nam sinh tại Hà Nội bị bạn học đánh chết não (Nguồn: Dân Trí Online)
Nam sinh tại Hà Nội bị bạn học đánh chết não (nguồn: Dân Trí Online)

Đáng chú ý là tình trạng bạo lực thường xảy ra theo hình thức đội nhóm, tập thể. Các hậu quả của bạo lực học đường đến thể chất rất khó thống kê. Có rất nhiều vụ bạo lực không được phát hiện và can thiệp. Chỉ những vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng mới được biết đến. Có rất nhiều vụ bạo lực học đường gây tàn phế, thậm chí mất mạng được thông tin trên báo chí.

2. Kết quả học tập giảm sút, tăng nguy cơ bỏ học

Không chỉ dừng lại ở sức khỏe thể chất, hậu quả mà bạo lực học đường gây ra còn liên quan đến kết quả học tập, thành tích và tương lai của trẻ. Trẻ bị bạo lực về thể chất hoặc bị tấn công tinh thần sẽ sống trong cảm giác lo lắng, sợ hãi, dẫn đến thiếu tập trung, chán nản trong việc học tập. Trẻ sợ hãi đến trường, thường tìm lý do để được nghỉ học thậm chí trốn học.

Gián đoạn trong quá trình học tập khiến thành tích học tập của trẻ giảm sút đáng kể. Chưa kể, khi trẻ muốn tập trung học tập nhưng lại bị bạn bè quấy phá. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của trẻ. Thậm chí có nhiều trẻ ở lại lớp hoặc bỏ học vì bị bạn bè bắt nạt.

3. Tạo thành tổn thương, ám ảnh tâm lý

Tổn thương, ám ảnh tâm lý là hậu quả khủng khiếp mà bạo lực học đường gây ra đối với nạn nhân. Các hành vi bao gồm cô lập, chế giễu, làm nhục, bình phẩm ác ý, dọa nạt, ức hiếp… gây ra những tổn thương nặng nề cho tâm lý của trẻ. Không chỉ vậy, trẻ có thể bị bạo lực bằng cách bôi nhọ, công kích cá nhân thông qua mạng xã hội, khiến nạn nhân xấu hổ, tinh thần không ổn định.

Những tổn thương tâm lý có thể khiến trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân. Trẻ có xu hướng không quan tâm sức khỏe của chính mình, dùng hành vi tự làm tổn thương chính mình để giải tỏa tâm lý. Không chỉ vậy, bạo học học đường khiến trẻ có tâm lý ám ảnh, sợ hãi, căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì.

4. Gây rối loạn lo âu, trầm cảm

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), bạo lực học đường có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh, Tại Việt Nam, theo thống kê của UNICEF, có khoảng 8 – 29% trẻ mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là bạo lực học đường.

Chia sẻ của người mẹ có con bị trầm cảm do bạo lực học đường (nguồn: internet)
Chia sẻ của người mẹ có con bị trầm cảm do bạo lực học đường (nguồn: internet)

Trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em là những rối loạn tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và tương lai của trẻ. Trẻ thường có các biểu hiện như buồn bã, chán nản, ăn uống không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, có những phàn nàn về sức khỏe nhưng không xác định được nguyên nhân y tế. Trẻ có kết quả học tập giảm sút, thiếu tập trung, không muốn đi học, thậm chí đòi chuyển trường.

5. Gia tăng suy nghĩ, ý tưởng và hành vi tự sát

Cảm giác lo âu, căng thẳng, sợ hãi, stress kéo dài sẽ ngày càng gia tăng khi trẻ không được chia sẻ, hỗ trợ đúng cách. Trẻ có thể sợ hãi, khủng hoảng chỉ vì những lý do rất nhỏ. Điều này liên quan mật thiết đến áp lực gia đình, kỳ vọng quá mức và sự thiếu kết nối với người thân trong gia đình.

Trẻ bị bạo lực học đường có thể có ý nghĩ thậm chí xuất hiện hành vi tự sát. Chỉ riêng năm 2023, đã có ít nhất 7 vụ trẻ tử vong, tự tử do bạo lực học đường gây ra được biết đến. Điển hình là vụ một học sinh lớp 10 tại thành phố Vinh tự tử tại nhà riêng do bị bạn bè cô lập, đả kích vào ngày 16/4. Hay vụ nam sinh 15 tuổi ở Đắk Lắk bị trầm cảm, có ý định tự tử không dưới 10 lần do bị bạn bè “tác động vật lý”, chế giễu.

6. Hạn chế khả năng phát triển tương lai

Môi trường học đường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong tương lai. Việc trẻ bị bạo lực học đường gây tổn thương thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Hậu quả là trẻ gặp nhiều hạn chế trong việc phát triển tiềm năng bản thân, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai trẻ bị bạo lực.

Những ảnh hưởng của bạo lực học đường đến tương lai trẻ có thể kể đến như:

  • Khiến trẻ tự ti, mất niềm tin vào bản thân
  • Rối loạn tâm lý
  • Giảm thành tích, nguy cơ bỏ học
  • Nguy cơ sử dụng chất kích thích, xuất hiện hành vi bạo lực để chống trả
  • Giảm cơ hội nghề nghiệp tương lai
  • Thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết xung đột.

7. Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Hậu quả của bạo lực học đường chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ. Trẻ bị bạn bè bắt nạt, chế giễu, cô lập không thể kết bạn được trong lớp. Nhiều trẻ bị bắt nạt dưới sự chứng kiến của trẻ khác nhưng không được giúp đỡ khiến trẻ mất niềm tin vào người xung quanh.

Hậu quả của bạo lực học đường đến khả năng giao tiếp của trẻ
Trẻ ủ rũ, buồn bã, lo sợ không muốn giao tiếp với người khác do bị bạo lực học đường

Rất nhiều trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường nhưng không dám chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thầy cô. Điều này khiến trẻ hạn chế khả năng học hỏi, thiếu kỹ năng xây dựng mối quan hệ, cần thiết cho sự thành công trong nghề nghiệp tương lai.

8. Gây ra sự lệch lạc trong phát triển nhân cách

Không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân, bạo lực học đường còn tác động tiêu cực đến trẻ khi trẻ là người bắt nạt. Trẻ thực hiện hành vi bạo lực, bắt nạt người khác cũng có sự bất ổn về hành vi và tâm lý. Đây là giai đoạn trẻ hoàn thiện nhân cách, việc không được giáo dục đúng cách sẽ khiến trẻ phát triển xu hướng bạo lực, cho rằng bạo lực là sức mạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Không chỉ vậy rất nhiều trẻ có hướng phát triển lệch lạc trong tương lai. Trẻ có nguy cơ bị pháp lực trừng trị khi thực hiện hành vi bạo lực, bị thôi học thậm chí phát cải tạo giam không giam giữ từ 3 tháng đến 3 năm. Bao gồm các hành vi như làm nhục, đặt điều vu khống người khác.

9. Nguy cơ hình thành một thế hệ vô cảm, bạo lực

Hậu quả mà bạo lực học đường gây ra còn ảnh hưởng đến cả thế hệ trẻ. Được biết, ngày càng gia tăng tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên không gian mạng. Tình trạng này có thể làm gia tăng tỷ lệ bạo lực học đường, gây ra một trào lưu xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây nguy cơ tạo thành một thế hệ trẻ bạo lực, thiếu sự cảm thông.

Tác hại của bạo lực học đường đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Hậu quả của bạo lực học đường sẽ phụ thuộc vào tình trạng, mức độ và hình thức bạo lực. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân, bạo lực học đường còn tác động đến gia đình, nhà trường và xã hội.

Tác hại của bạo lực học đường với gia đình

Gia đình có liên quan mật thiết đến bạo lực học đường và cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn nạn này. Các tác hại của bạo lực học đường đối với gia đình có thể kể đến như:

  • Gây căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đối khi dễ gây xung đột, căng thẳng, mất đoàn kết do thiếu sự nhất quán trong phương pháp xử lý, can thiệp.
  • Gây cảm giác đau khổ, bất lực, tội lỗi do không sớm nhận ra và bảo vệ con mình khỏi bạo lực học đường. Đôi khi có thể dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm ở một số phụ huynh.
  • Tạo khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình, làm mất cảm giác bình yên và hạnh phúc.
Phụ huynh dễ rơi vào trạng thái đau khổ, buồn bã, tự trách vì không bảo vệ được con mình
Phụ huynh dễ rơi vào trạng thái đau khổ, buồn bã, tự trách vì không bảo vệ được con mình

Tác hại của bạo lực học đường đối với nhà trường

Nhà trường cần có trách nhiệm trong việc giám sát, phát hiện và xử lý bạo lực học đường. Hậu quả của bạo lực học đường với nhà trường như sau:

  • Học sinh lo lắng, sợ hãi, thiếu tập trung vào việc học tập ảnh hưởng đến thành tích học tập chất lượng giảng dạy và danh tiếng, uy tín của nhà trường.
  • Hành vi bạo lực không được quản lý và xử lý tốt khiến phụ huynh mất niềm tin vào nhà trường, ảnh hưởng đến sự kết nối giữa phụ huynh – nhà trường và học sinh.

Tác hại của bạo lực học đường đối với xã hội

Hậu quả của bạo lực học đường đối với xã hội cũng nghiêm trọng không kém. Các tác hại của bạo lực học đường đối với xã hội có thể kể đến như:

  • Làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai vì trẻ em là tương lai của đất nước
  • Gây gia tăng các vấn đề xã hội như hành vi phạm tội, tỷ lệ sử dụng chất kích thích, băng nhóm tội phạm
  • Gây mất niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục, khiến nền giáo dục suy thoái không được coi trọng
  • Tăng chi phí xã hội, tạo gánh nặng tài chính và áp lực lên hệ thống an sinh xã hội
  • Phát sinh các vấn đề dài hạn, suy giảm sự phát triển kinh tế, xã hội đồng thời tạo ra môi trường xã hội tiêu cực.

Cần làm gì để ngăn ngừa bạo lực học đường?

Để ngăn ngừa bạo lực học đường, cần có sự chung tay của gia đình, xã hội và nhà nước để đẩy lùi bạo lực, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển. Có thể ngăn ngừa bạo lực bằng cách:

  • Đưa ra nội quy, hình thức kỷ luật cụ thể đối với hành vi bạo lực học đường và tuyên truyền rộng rãi để trẻ biết đến
  • Tăng cường một số hoạt động học tập tại lớp để học sinh giúp đỡ, hợp tác với nhau. Giáo dục trẻ kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết xung đột và kiềm chế cảm xúc.
  • Cung cấp và hỗ trợ trẻ, để trẻ được tiếp cận, luyện tập với các phương pháp đối phó, xử lý với xích mích, bạo lực
  • Khuyến khích trẻ kịp thời báo ngay cho thầy cô, ban giám hiệu hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời xử lý, can thiệp.
  • Quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của trẻ, nắm các dấu hiệu trẻ bị bạo lực học đường như trẻ thường xuyên có vết thương trên người, quần áo rách hoặc xộc xệch, trẻ thường lo âu, sợ hãi, sợ đến trường…

Bạo lực học đường ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Các hậu quả của bạo lực học đường rất nghiêm trọng, có thể trở thành nỗi ám ảnh, là vết sẹo trong tâm trí trẻ. Vì vậy, việc hiểu, giám sát, phòng ngừa và phát hiện bạo lực học đường là hết sức quan trọng và cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Con mất tập trung khi học có thể liên quan đến nhiều yếu tố
Nguyên nhân con mất tập trung khi học và cách khắc phục

Nguyên nhân con mất tập trung khi học rất đa dạng, có thể do áp lực căng thẳng, do môi trường học tập ồn ào,...

Ngủ nhiều có phải trầm cảm không là thắc mắc của nhiều người
Ngủ nhiều có phải là dấu hiệu của trầm cảm không?

Rất nhiều người băn khoăn không biết ngủ nhiều có phải trầm cảm không. Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng,...

Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 - 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác

Trầm cảm sau sinh tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ước tính chiếm tỷ lệ...

Trầm cảm sau chia tay là một rối loạn sức khỏe tinh thần rất phổ biến
Dấu hiệu bị trầm cảm sau khi chia tay và cách vượt qua

Trầm cảm sau khi chia tay là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Chia tay chưa bao giờ là điều dễ dàng, thậm chí...