Trẻ tự kỷ khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 50% các trường hợp trẻ tự kỷ bị khó ngủ, giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cả quá trình phục hồi bệnh. Trẻ thường cảm thấy khó chịu, bứt rứt, bồn chồn, bất an và khó có thể chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn. 

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Có khoảng 40 đến 80% các trường hợp trẻ tự kỷ khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ khó ngủ

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, dựa vào số liệu thống kê thì phần lớn những trẻ mắc chứng tự kỷ đều có xu hướng rơi vào trạng thái khó ngủ, giấc ngủ không được đảm bảo, khó có thể chìm vào giấc ngủ ngon.

Khó ngủ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tầng lớp xã hội. Thế nhưng theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, tỷ lệ khó ngủ thường sẽ tăng gấp 2 lần đối với trường hợp mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các ảnh hưởng của nó sẽ xuất hiện nghiêm trọng hơn so với mức bình thường nếu không được phát hiện và khắc phục tốt.

Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo tốt sẽ khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất của con người bị suy giảm nặng nề và gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Trẻ tự kỷ khó ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, khiến cho các triệu chứng tự kỷ gia tăng và khó điều trị. Hơn thế, các rối loạn giấc ngủ còn có thể thúc đẩy những hành vi tiêu cực, bất thường, khó kiểm soát ở người bệnh, làm gia tăng khả năng phát triển các rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm.

Chính vì thế, cần phải nhanh chóng phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời đối với những trường hợp khó ngủ ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, việc đầu tiên cần phải thực hiện sau khi nhận thấy những cản trở trong giấc ngủ của trẻ đó chính là tìm hiểu và xác định cụ thể về nguyên nhân gây khó ngủ, từ đó việc đưa ra phương pháp khắc phục sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cụ thể một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến trẻ tự kỷ khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo như:

1. Sự nhạy cảm quá mức với môi trường

Theo chia sẻ của rất nhiều các chuyên gia thì phần lớn những trẻ mắc chứng tự kỷ đều có sự nhạy cảm quá mức đối với những yếu tố môi trường, đặc biệt là âm thanh, tiếng động lớn hoặc ánh sáng. Trẻ dễ trở nên kích động, căng thẳng, lo lắng tột độ khi có sự xuất hiện của một số tác động xung quanh môi trường.

Chính vì thế, một số trẻ tự kỷ cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không ngon giấc là vì sự nhạy cảm quá mức của mình. Cụ thể, nếu trẻ nghe thấy một âm thanh khó chịu hoặc đơn giản chỉ là một luồng ánh sáng nhẹ chiếu vào phòng cũng đủ làm trẻ thức giấc và khó có thể chợp mắt lại.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Sự nhạy cảm quá mức với ánh sáng có thể làm trẻ tự kỷ bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài.

Ngoài ra, theo nghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy rằng, một vài trường hợp trẻ tự kỷ có thể nhạy cảm đối với thức ăn, đồ uống nên cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu trẻ dung nạp một lượng thức uống có tính kích thích như cà phê, trà, rượu bia trước khi đi ngủ sẽ khiến cho trẻ không thể chìm vào giấc ngủ, cơ thể khó chịu, bức bối.

2. Ảnh hưởng từ khả năng giao tiếp

Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ, giao tiếp nên trẻ thường có nhiều xu hướng sống tách biệt, tự cô lập bản thân và không muốn gần gũi, chia sẻ hoặc kết nối với bất kỳ ai, kể cả những người thân thiết. Do đó, bạn sẽ thường thấy trẻ tự kỷ chỉ ngồi chơi một mình, không hứng thú đối với chuyện tham gia các hoạt động xã hội và không có nhu cầu được giao tiếp với bất kỳ ai.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng gặp nhiều cản trở hơn so với thông thường. Trẻ thường chậm nói, vốn từ hạn hẹp, không biết cách diễn đạt mong muốn, ý kiến của bản thân qua lời nói. Đối với các trường hợp bắt buộc giao tiếp, trẻ sẽ thường cảm thấy ngại ngùng, không tương tác bằng ánh mắt, cử chỉ tay chân hoặc biểu cảm bằng nét mặt.

3. Tình trạng rối loạn hormone melatonin

Hormone melatonin được hình thành nhờ vào tryptophan. – một loại axit amin có trong cơ thể con người. Theo đánh giá của các chuyên gia thì loại hormone này nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình điều chỉnh và cân bằng chu kỳ giấc ngủ của mỗi con người, giúp chúng ta có được giấc ngủ chất lượng hơn.

Thế nhưng, dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng hàm lượng hormone melatonin bên trong cơ thể của trẻ tự kỷ thường sẽ có sự chênh lệch so với mức bình thường. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà hàm lượng hormone sẽ cao hoặc thấp, gây mất cân bằng giấc ngủ.

Các chuyên gia cho biết rằng, hàm lượng hormone melatonin thường sẽ có sự thay đổi trong ngày, tăng dần vào ban đêm và hạ thấp vào ban ngày. Tuy nhiên, quá trình này lại thường bị đảo ngược đối với những trẻ mắc chứng tự kỷ và làm cho trẻ suy giảm khả năng ngủ, cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng vào ban đêm và khó đi vào giấc ngủ.

4. Trẻ tự kỷ khó ngủ do không có đồ vật quen thuộc

Trẻ tự kỷ thường không có nhiều hứng thú đối với những hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài nhưng trẻ lại có sự gắn bó nhất định đối với 1 hoặc một vài món đồ nhất định nào đó, có thể là gấu bông, mền, đồ chơi,…Một số trẻ thường có những chiếc “gối ghiền” để ôm mỗi khi ngủ, nếu không có nó sẽ cảm thấy vô cùng bất an và trằn trọc không thể ngủ được.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ tự kỷ khó ngủ có thể do thiếu đi các món đồ quen thuộc, gắn bó thân thiết.

5. Khó ngủ do rối loạn cảm xúc

Bên cạnh các khiếm khuyết về mặt giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi lặp đi lặp lại bất thường thì trẻ tự kỷ cũng có kèm theo một số rối loạn cảm xúc, trẻ khó có thể tự kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Theo khảo sát thì phần lớn những trẻ tự kỷ thường sẽ cảm thấy căng thẳng, lo âu, bồn chồn, bất an, trầm cảm và điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày của trẻ.

Nếu trẻ liên tục cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn bã, chán nản, mệt mỏi thì trẻ cũng sẽ khó có thể đi vào giấc ngủ ngon, ngủ hay chập chờn và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm khó chợp mắt lại. Các rối loạn cảm xúc kéo dài còn có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chứng tự kỷ của trẻ nhỏ.

6. Trẻ tự kỷ khó ngủ do tác động từ các bệnh lý khác

Bên cạnh các rối loạn cảm xúc, hành vi, trẻ tự kỷ còn thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như viêm tai, hen suyễn, động kinh,…Các bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, có thể khiến trẻ bị mất ngủ, khó ngủ liên tục.

Bên cạnh đó, quá trình điều trị tự kỷ và các bệnh lý liên quan nếu sử dụng thuốc có thể gây tác động đến chất lượng giấc ngủ. Một số loại thuốc can thiệp có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến cho trẻ rơi vào trạng thái khó ngủ.

Cách nhận biết trẻ tự kỷ bị khó ngủ

Quá trình phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ đòi hỏi có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Song song với việc đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, các thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thì việc duy trì một giấc ngủ tốt cũng đóng vai trò cực kỳ cần thiết.

Đặc biệt, đối với trẻ tự kỷ thì việc xây dựng giấc ngủ chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi trẻ cần có một giấc ngủ tốt để có thể duy trì đời sống sinh hoạt, chống chọi lại bệnh tật. Tình trạng trẻ tự kỷ khó ngủ cần được hỗ trợ phát hiện và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt để giúp trẻ ổn định lại giấc ngủ và có được sức khỏe tốt hơn, từ đó mau chóng khắc phục được các vấn đề do tự kỷ gây ra.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ tự kỷ khó ngủ thường trằn trọc và mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ.

Trẻ nhỏ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Các chuyên gia nghiên cứu cho biết rằng, cứ sau 1 năm thì thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần khoảng 15 phút và cho đến lúc trưởng thành mỗi người cần duy trì giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng.

  • Trẻ 1 đến 3 tuổi: giấc ngủ trung bình duy trì từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ 6 đến 12 tuổi: giấc ngủ trung bình duy trì từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ 12 đến 16 tuổi: giấc ngủ trung bình duy trì từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ trên 16 tuổi: giấc ngủ trung bình duy trì từ 8 đến 8,5 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 18 tuổi trở lên: giấc ngủ trung bình duy trì từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Thời gian ngủ trung bình của mỗi trẻ ở mỗi thời điểm là khác nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu ngủ của trẻ nhỏ cũng sẽ bị tác động bởi rất nhiều các yếu tố nên cần phải cân chỉnh phù hợp với tình trạng của mỗi trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể dựa theo bảng ước tính này để dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện ra các bất ổn trong giấc ngủ của trẻ. Việc khó ngủ kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ tự kỷ sẽ làm cản trở đến quá trình phục hồi sức khỏe, cải thiện các khiếm khuyết, kỹ năng sống cần thiết.

Chính vì thế, ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, đối với trẻ tự kỷ cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, duy trì thói quen ngủ lành mạnh. Nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn giấc ngủ sau đây thì cần nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và khắc phục kịp thời để tránh những hệ lụy về sau.

  • Trẻ thường trằn trọc khó ngủ về đêm, thường lăn qua lăn lại nhưng không thể ngủ được, cảm giác bứt rứt, căng thẳng, bồn chồn.
  • Trẻ thường mất rất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ, có khi lên giường nằm nhiều tiếng nhưng vẫn không thể ngủ được.
  • Thói quen ngủ của trẻ thường xuyên bị đảo lộn, trẻ thường ngủ rất muộn và thức dậy rất sớm, đôi khi giật mình tỉnh giấc trong đêm và khó ngủ lại được.
  • Thời lượng ngủ trung bình của trẻ rất ít, giấc ngủ không duy trì được lâu và dễ bị tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.
  • Khó ngủ kéo dài khiến cho sức khỏe và tinh thần của trẻ bị suy kiệt, trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, mất tập trung, khả năng ghi nhớ suy giảm.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, trẻ dễ cáu gắt, nóng giận, kích động, quấy khóc liên tục.

Các biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ và cần được hỗ trợ cải thiện càng sớm càng tốt. Trẻ tự kỷ cần có được một giấc ngủ trọn vẹn cùng với thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ để duy trì một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh, tạo điều kiện để trẻ học tập và phát triển tốt các kỹ năng sống cần thiết.

Làm sao để khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ tự kỷ?

Tình trạng khó ngủ ở trẻ tự kỷ cần được khắc phục kịp thời để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống sinh hoạt và quá trình cải thiện bệnh của trẻ. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo của chứng khó ngủ, các bậc phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám và điều trị bằng các biện pháp phù hợp, giúp trẻ mau chóng nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Nếu trẻ tự kỷ đang rơi vào trạng thái khó ngủ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp hiệu quả và an toàn sau đây:

1. Xây dựng thói quen ngủ khoa học và lành mạnh cho trẻ

Việc xây dựng và rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh là điều cần thiết nên được thực hiện ngày từ những năm tháng đầu đời. Tùy vào độ tuổi và nhu cầu ngủ của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh nên giúp con thiết lập thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì trẻ nhỏ cần ngủ và thức dậy vào đúng 1 khung giờ, kể cả những ngày nghỉ để tránh làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ cần được rèn luyện và xây dựng thói quen ngủ khoa học ngay từ nhỏ.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng nên tập trung giấc ngủ vào buổi tối, ngủ trước 11 giờ đêm để có được một sức khỏe ổn định và phát triển vượt trội. Trẻ tự kỷ cần phải được chú ý và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giấc ngủ, cần tạo điều kiện tốt cho trẻ có không gian nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh.

2. Giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ

Như đã chia sẻ, tình trạng rối loạn cảm xúc, căng thẳng, lo lắng quá mức có thể khiến cho trẻ tự kỷ cảm thấy khó ngủ, trằn trọc không ngủ được. Chính vì thế, để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ, ba mẹ nên hỗ trợ áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần để trẻ được thoải mái, dễ chịu hơn, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.

Vào trước giờ ngủ bạn có thể cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, đọc sách cùng trẻ, dạy trẻ tập các động tác yoga đơn giản hoặc vận động nhẹ nhàng để trẻ cơ thể được thả lỏng, đầu óc thư giãn tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng cần dựa trên nhu cầu, sở thích và khả năng của mỗi trẻ, tuyệt đối không bắt ép trẻ tập luyện, học tập hoặc làm những điều mà trẻ không thích để tránh gây ra tâm lý tiêu cực ở trẻ.

Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích, các loại thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá no hoặc vận động quá nhiều trước lúc đi ngủ sẽ gây cản trở rất lớn cho giấc ngủ. Nếu trẻ không thể ngủ được, hãy thử áp dụng các biện pháp tự nhiên an toàn như ngâm chân với nước ấm, uống trà thảo mộc, thiền định, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm để giúp giấc ngủ cải thiện tốt hơn.

3. Đầu tư vào không gian ngủ cho trẻ

Không nhất thiết phải chuẩn bị cho trẻ một căn phòng ngủ hoành tráng với các loại vật chất cao cấp, sang chảnh. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ vô cùng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tiếng ồn và một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Do đó, phòng ngủ của trẻ cũng cần là nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp từ bên ngoài.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh và tránh tiếng ồn.

Không gian ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp và được vệ sinh thường xuyên để tránh bụi bẩn. Không nên sắp xếp quá nhiều đồ đạc trong phòng ngủ của trẻ, chỉ cần trang trí đơn giản theo ý thích hoặc có thể bố trí thêm tinh dầu thơm, gấu bông mà trẻ yêu thích.

4. Khuyến khích trẻ vận động vào ban ngày

Theo kết quả của một số cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, thói quen thường xuyên vận động, tập luyện thể thao không chỉ hỗ trợ tốt cho sức khỏe mà còn giúp gia tăng được chất lượng giấc ngủ, giúp bạn có được một giấc ngủ trọn vẹn hơn. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta dành ra khoảng 20 đến 30 phút trong ngày để tập luyện thể dục thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhờ đó bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và một sức khỏe vô cùng khỏe mạnh.

Đặc biệt đối với các trường hợp trẻ tự kỷ khó ngủ thì việc vận động lại càng mang thêm nhiều ý nghĩa tích cực. Trẻ thường có xu hướng thích ngồi một chỗ, không giao tiếp với bất kỳ ai và không có nhu cầu được vui chơi, kết nối xã hội. Điều này khiến cho trẻ khó có thể hòa nhập với cộng đồng và dễ gây ra các vấn đề về thể chất, tinh thần lẫn giấc ngủ.

Vì thế, ba mẹ nên tạo cho trẻ nhiều điều kiện để được vui chơi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần, xua tan căng thẳng. Ba mẹ cũng nên là người đồng hành cùng trẻ, luôn dành cho trẻ những lời động viên để trẻ có thêm nhiều nghị lực để cố gắng và phấn đấu.

5. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mỗi người. Hơn thế, một số trẻ tự kỷ còn khá nhạy cảm với các loại thức ăn, gia vị, nước uống nên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng cần được xem trọng và cân nhắc kỹ lưỡng.

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ cần đảm bảo dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích gia đình nên cho trẻ bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thông qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các món ăn dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần tránh cho trẻ ăn quá no vào buổi chiều tối để tránh tình trạng khó tiêu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Cho trẻ gặp chuyên gia tâm lý

Nếu tình trạng khó ngủ của trẻ tự kỷ cứ liên tục kéo dài và áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng không cải thiện tốt thì phụ huynh cũng có thể cân nhắc cho trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt hơn. Trẻ tự kỷ khó ngủ nhiều khả năng do ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc, các vấn đề sức khỏe tinh thần, căng thẳng, lo lắng, bất an quá mức làm cho trẻ không thể ngủ ngon.

Các chuyên gia tâm lý sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ nhỏ để có biện pháp can thiệp phù hợp. Thông qua quá trình trị liệu trực tiếp cùng chuyên gia, trẻ nhỏ sẽ dần giải tỏa được những áp lực tâm lý, các vấn đề khúc mắc để tinh thần trở nên thoải mái và dễ chịu hơn, nhờ đó giấc ngủ cũng sẽ ổn định.

7. Sử dụng thuốc điều trị

Các tình trạng khó ngủ kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của trẻ nhỏ thì có thể được cân nhắc hỗ trợ áp dụng một số loại thuốc can thiệp giúp trẻ cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc an thần, thuốc hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ tự kỷ cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh gây ra các tác hại nghiêm trọng hoặc những tác dụng phụ nguy hiểm.

Phụ huynh nên cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Quá trình dùng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nặng nề hơn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về tình trạng trẻ tự kỷ khó ngủ mà các bậc phụ huynh đang cảm thấy lo lắng và băn khoăn. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ nên cần được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản dễ áp dụng tại nhà

Giảm chú ý, không tập trung ở trẻ khiến mọi công việc cũng như vấn đề học hành bị sa sút trầm trọng. Ngoài việc...

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Dấu hiệu và Cách hỗ trợ, can thiệp

Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường rõ ràng hơn khi con đạt đến giai đoạn 2-3 tuổi trở lên vì đây...

Ứng dụng phương pháp AAC hỗ trợ trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp

Phương pháp AAC mang đến hiệu quả trong quá trình tăng cường vốn từ, cải thiện các khiếm khuyết trong giao tiếp cho nhóm trẻ...

Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao nhận biết chính xác

Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao để nhận biết chính xác việc trẻ mắc hội chứng bệnh này là câu hỏi mà rất...