TOP 10 trò chơi về toán học cho trẻ mầm non quen con số

Có rất nhiều trò chơi về toán học cho trẻ mầm non làm quen con số thú vị như trò bé tập tô và vẽ số đếm, bóng rổ số học, ai nhanh tay hơn, xúc xắc cá ngựa, tìm số lượng đồ vật… Các trò chơi này giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức và hiểu biết về toán học, tạo động lực học toán và là nền tảng để trẻ phát triển kiến thức trong tương lai.

Lợi ích của trò chơi toán học với trẻ mầm non

Các trò chơi về toán học cho trẻ mầm non được thiết kế để trẻ làm quen với con số, phép tính, hình học, biết nhận diện mặt số và nuôi dưỡng tình yêu với toán học. Trò chơi được ứng dụng trong giáo dục để trẻ vừa học vừa chơi, có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả mà không bị áp lực về mặt tình thần vì phải học tập quá nhiều.

Các trò chơi toán học giúp trẻ làm quen và hứng thú hơn với việc học toán
Các trò chơi toán học giúp trẻ làm quen và hứng thú hơn với việc học toán

Những lợi ích tuyệt vời của các trò chơi toán học cho trẻ mầm non có thể kể đến như:

  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học cơ bản: Trẻ làm quen, nhận diện các con số và học cách đếm số tự nhiên. Trẻ làm quen và thực hành các phép toán cơ bản, làm quen với các hình khối và hình thành hiểu biết cơ bản về hình học.
  • Tăng cường trí nhớ: Trẻ được kích thích phát triển tư duy, trí tuệ và rèn luyện khả năng ghi nhớ để lưu trữ các thông tin, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
  • Cải thiện kỹ năng vận động: Trò chơi kết hợp toán học với các yếu tố vận động, giúp trẻ phát triển khả năng vận động tinh, tăng cường khả năng phối hợp giữa tay và mắt.
  • Tạo động lực học tập: Trò chơi giúp trẻ tăng cường sự tự tin, để trẻ cảm thấy toán học là một bộ môn thú vị, hấp dẫn, tạo động lực học tập và giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu toán học.
  • Rèn luyện sự tập trung, cung cấp cơ hội học tập thực tế: Các trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, tăng cường khả năng tập trung, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thực hành các khái niệm toán học.

Gợi ý 10 trò chơi về toán học cho trẻ mầm non hay nhất

Có rất nhiều trò chơi về toán học cho trẻ mầm non hay, thú vị, giúp trẻ làm quen với các con số, hình học và các phép tính. Các trò chơi này được lồng ghép một cách ghép khéo, giúp trẻ vừa học vừa chơi, không có cảm giác áp lực với việc học tập. Một số trò chơi toán học cho trẻ thú vị có thể kể đến như:

1. Trò chơi bé tập vẽ và tô màu số đếm

Đây là trò chơi giúp trẻ nhận diện, ghi nhớ mặt chữ số và học cách viết chữ số sao cho đúng. Trò chơi có sự kết hợp giữa hội họa và toán học, là hoạt động thú vị, được rất nhiều trẻ mầm non yêu thích. Trẻ có thể tập làm quen với việc vẽ, tô màu chữ số từ 2 – 3 tuổi. Ở tuổi này, trẻ vẫn chưa thể nhớ được mặt số, phải đến 4 – 5 tuổi, trẻ mới bắt đầu nhớ và nhận diện được số. Vì thế, ba mẹ không nên quá áp lực việc con học mà không nhớ được mặt số.

Tập tô màu chữ số là trò chơi toán học cho trẻ mầm non giúp trẻ làm quen và nhận diện mặt số
Tập tô màu chữ số là trò chơi toán học cho trẻ mầm non giúp trẻ làm quen và nhận diện mặt số

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và học cách viết số, rèn luyện kỹ năng đếm số, phát triển khả năng sáng tạo và cải thiện kỹ năng vận động tinh.

Cách thực hiện:

  • Dùng bảng in hoặc giấy có vẽ các số đếm từ 1 đến 10 với cá con số in to, rõ ràng
  • Làm mẫu để bé quan sát cách tô màu và cách viết các con số
  • Nên sử dụng mũi tên để bé biết nên bắt đầu từ vị trí nào và đi theo hướng nào

Ba mẹ có thể sử dụng các app học chữ số, học toán để con làm quen với con số. Tuy nhiên, trong suốt quá trình trẻ học, cần quan sát trẻ và giới hạn thời gian học tập với thiết bị công nghệ.

2. Trò chơi toán học tìm số

Tìm số cũng là một trong những trò chơi về toán học cho trẻ mầm non thú vị. Trò chơi giúp trẻ mầm non nhận diện mặt số, học thứ tự của chữ số và phát triển tư duy toán học, tăng cường khả năng tập trung.

Trò chơi rất đơn giản, giáo viên hoặc phụ huynh có thể in hoặc vẽ các thẻ số từ 1 – 10 và chuẩn bị các đồ vật có hình dáng giống với con số (số 1 giống bút chì, số 2 giống con vịt, số 3 giống bươm bướm…). Giấu các thẻ số ở nơi dễ tìm trong lớp học.

Yêu cầu trẻ đi tìm các thẻ số đã được giấu, yêu cầu trẻ đọc to số vừa tìm được. Sau khi trẻ tìm thấy thẻ số, yêu cầu trẻ tìm các đồ vật giống với con số vừa tìm được. Hoặc yêu cầu bé tìm số món đồ tương ứng với con số in trên thẻ. Ví dụ: Tìm 3 món đồ có màu đỏ.

3. Trò chơi toán học mầm non ghép số với hình ảnh tương ứng

“Ghép số với hình ảnh tương ứng” là trò chơi toán học cho trẻ mầm non thú vị, trò chơi này trẻ 3 – 4 tuổi hay 4 – 5 tuổi đều có thể chơi được. Chỉ cần chú ý thiết kế độ khó trò chơi sao cho phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ.

Trò chơi toán học cho trẻ mầm non bé ghép số với hình số lượng tương ứng
Trò chơi toán học cho trẻ mầm non bé ghép số với hình số lượng tương ứng

Để bắt đầu trò chơi, giáo viên chuẩn bị các thẻ số từ 1 – 10 và các hình ảnh với đồ vật và số lượng đồ vật khác nhau (ví dụ: thẻ 1 quả táo, thẻ 2 quả cam, thẻ 3 quả chuối…). Giới thiệu cho trẻ các con số, cùng trẻ đếm xem có bao nhiêu hình ảnh trên thẻ (ví dụ: “có bao nhiêu quả táo trên thẻ này?”, “có bao nhiêu quả cam trên thẻ”…).

Đặt các thẻ số một bên, thẻ hình ở bên còn lại, yêu cầu trẻ chọn một thẻ số, và tìm thẻ hình có số lượng quả tương ứng. Ví dụ: Nếu trẻ chọn thẻ số 4, trẻ cần tìm thẻ hình có 4 quả dưa hấu. Sau khi trẻ ghép xong, hãy cùng trẻ đếm lại các đối tượng trên hình để xác nhận trẻ đã ghép đúng chưa.

4. Trò chơi về toán học bé đếm số với đồ vật

“Bé học đếm số với đồ vật” cũng là một trong các trò chơi về toán học cho trẻ mầm non tuyệt vời. Trò chơi giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng đếm số, nhận biết số lượng thông qua các vật thể thực thể. Trò chơi giúp trẻ hiểu khái niệm định lượng, phát triển kỹ năng vận động tinh, cải thiện khả năng tập trung quan sát và kích thích tư duy toán học.

Để thực hiện trò chơi, giáo viên hoặc phụ huynh có thể chuẩn bị:

  • Nhiều loại đồ vật nhỏ mà bé dễ cầm nắm như quả bóng nhỏ, hạt đậu, viên kẹo, đồ chơi nhỏ;
  • Thẻ số từ 1 đến 10 hoặc nhiều hơn
  • Rổ hoặc khay để đặt đồ vật

Giáo viên yêu cầu trẻ chọn một thẻ số và đọc to số có trên thẻ. Yêu cầu trẻ vừa đếm vừa đặt những quả bóng nhỏ vào khay hoặc rổ. Sau khi trẻ hoàn thành việc đếm, cùng trẻ kiểm tra lại lượng quả bóng để chắc chắn rằng trẻ đã lấy đúng số lượng.

5. Trò chơi xếp hình khối

Xếp hình khối là trò chơi cho trẻ học toán thú vị, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy không gian, nhận biết hình học, phát triển khả năng phối hợp tay và mắt. Trò chơi giúp trẻ có những hình dung cơ bản về hình học, làm quen với các hình dạng cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, rèn luyện khả năng sáng tạo và phát triển tư duy logic.

Trò chơi xếp hình khối giúp trẻ nhận biết hình khối và phát triển tư duy hình học
Trò chơi xếp hình khối giúp trẻ nhận biết hình khối và phát triển tư duy hình học

Phụ huynh có thể chuẩn bị cho trẻ các bộ xếp hình xây dựng cho trẻ mầm non, bằng gỗ hoặc khối nhựa an toàn. Trước khi bắt đầu trò chơi, giới thiệu cho trẻ hình khối và tên gọi của chúng. Làm mẫu để trẻ quan sát cách sử dụng hình khối để xếp thành một ngôi nhà đơn giản. Khuyến khích trẻ tự thực hiện và sáng tạo các mô hình khác nhau dựa trên các khối có sẵn.

6. Trò chơi năm mười (trốn tìm)

Chơi trốn tìm còn gọi là chơi năm mười, đây là trò chơi hết sức quen thuộc, được trẻ mầm non đặc biệt yêu thích. Trò chơi này vừa giúp trẻ được làm quen, kết bạn, tăng cường vận động và rèn luyện khả năng đếm số. Trò chơi rất đơn giản, trẻ 3 – 4 – 5 tuổi đều có thể chơi được.

Các bé sẽ oẳn tù tì để tìm ra người đi tìm, các bé còn lại sẽ là người đi trốn. Trẻ đi tìm sẽ úp mặt vào tường đếm từ “năm, mười, mười lắm, hai mươi đến một trăm. Sau khi đếm xong, trẻ sẽ tiến hành đi tìm  tất cả những trẻ đi trốn.

7. Trò chơi nhảy lò cò

Nhảy lò cò là trò chơi toán học cho trẻ 4 – 5 tuổi vừa học đếm số vừa tăng cường khả năng vận động. Đây là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vận động và làm quen với chữ số. Trò chơi giúp trẻ nhận biết chữ số theo thứ tự từ 1 – 10, giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, cải thiện kỹ năng vận động tinh, tăng cường khả năng phối hợp và phát triển tư duy logic.

Trò chơi nhảy lò cò giúp trẻ học toán và phát triển kỹ năng vận động
Trò chơi nhảy lò cò giúp trẻ học toán và phát triển kỹ năng vận động

Để thực hiện trò chơi, phụ huynh hoặc giáo viên vẽ trên nền đất các ô theo thứ tự từ 1 – 7 hoặc từ 1 – 10. Cho trẻ đứng tại vị trí bắt đầu, ném đá vào ô số 1, sau đó trẻ sẽ nhảy lần lượt vào các ô còn lại, bỏ qua ô vừa ném. Sau đó, trẻ nhảy về đến sát ô có viên gạch thì cúi người, nhặt gạch lên. Tiếp tục ném vào ô số 2, thực hiện tương tự, lần lượt hết 10 thì chiến thắng.

8. Trò chơi cờ xúc xắc cá ngựa

Cờ cá ngựa xúc xắc là trò chơi về toán học cho trẻ mầm non thú vị. Trò chơi đơn giản, dễ hiểu, có tác dụng giúp bé rèn luyện kỹ năng đếm số, làm quen với toán học thông qua trò chơi và các phép toán đơn giản, đồng thời phát triển khả năng tư duy chiến lược.

Để thực hiện trò chơi, phụ huynh chuẩn bị bàn cờ cá ngựa, giới thiệu luật chơi đơn giản hóa cho trẻ, mục tiêu là di truyền các quân cờ từ chuồng ngựa về đích. Mỗi người lần lượt gieo xúc xắc, trẻ sẽ di chuyển quân cờ theo số bước được chỉ định. Nếu trẻ gieo được số 6, ngoài việc di chuyển, trẻ sẽ được gieo xúc xắc thêm một lần nữa.

Nếu quân cờ của trẻ dừng lại ở ô có quân cờ của đồ thủ, quân của đối thủ sẽ bị “ăn” và phải quay lại về chuồng. Trẻ sẽ tiếp tục di chuyển các quân cờ của mình để về đích. Nếu tất cả các quân cờ của trẻ đến đích trước, trẻ sẽ là người chiến thắng.

9. Trò chơi bóng rổ toán học cho trẻ mầm non

Bóng rổ toán học là trò chơi toán học cho bé học số lượng. Trò chơi có sự kết hợp giữa vận động và toán học, giúp trẻ học và tăng cường sự hiểu biết về số đếm, làm quen với các phép tính cộng trừ đơn giản. Đây là hoạt động hào hứng, vừa học vừa chơi được rất nhiều trẻ yêu thích.

Để bắt đầu trò chơi, giáo viên chuẩn bị một rổ bóng nhỏ, những quả bóng mềm, thẻ số từ 1 – 10 hoặc các phép tính đơn giản như 1+1, 2+3… Dùng dây hoặc băng dính để tạo thành vạch ném, tạo khoảng cách với rổ bóng.

Mỗi trẻ sẽ nhận được một thẻ số hoặc một phép tính, trẻ cần phải thực hiện phép tính và ném đúng số quả bóng vào rổ theo kết quả tính được. (Ví dụ: Nếu thẻ ghi 1+1, trẻ phải nếm 2 quả bóng vào rổ). Khi trẻ ném xong, giáo viên sẽ kiểm tra số bóng đã đúng yêu cầu chưa, nếu đúng thì tặng phần thưởng như kẹo, sticker để khen bé.

10. Trò chơi học toán mầm non với cốc nhựa, cốc giấy

Đây cũng là trò chơi toán học mầm non hay, bổ ích giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng toán học như đếm số, nhận diện mặt số, nhận biết màu sắc và hình dạng. Chúng ta có thể sử dụng các cốc nhựa để thiết kế trò chơi toán học cho trẻ mầm non thú vị.

Trên cốc giấy có con số và phép tính, trẻ cần gắp số lượng viên tròn bò vào cốc theo yêu cầu
Trên cốc giấy có con số và phép tính, trẻ cần gắp số lượng viên tròn bò vào cốc theo yêu cầu

+ Trò chơi “xếp cốc theo số lượng”

Chuẩn bị cốc nhựa với nhiều màu sắc khác nhau và các thẻ số từ 1 – 10 hoặc nhiều hơn. Đặt các thẻ số trước mặt trẻ, yêu cầu trẻ chọn một thẻ số rồi xếp số lượng cốc tương ứng với con số trẻ thẻ. Có thể mở rộng, tăng độ khó bằng cách yêu cầu trẻ xếp theo hình mẫu.

+ Trò chơi “ghép cốc theo màu và số”

Giáo viên chuẩn bị các cốc nhựa nhiều màu sắc và thẻ màu kèm số. Đưa trẻ 1 thẻ và yêu cầu trẻ tìm 3 cốc màu đỏ, lặp lại với các màu sắc và số lượng khác.

+ Trò chơi “cộng và trừ với cốc”

Đặt 10 cốc nhựa nhiều màu sắc trước mặt trẻ, dùng thẻ có các phép tính đơn giản, phù hợp với khả năng của trẻ như “1+1”, “2+1”, “2+2″… Đặt thẻ trước mặt trẻ, cho trẻ chọn một thẻ, yêu cầu sử dụng cốc để làm phép tính.

+ Trò chơi “sắp xếp cốc theo kích thước”

Đặt một lượng lớn các cốc nhựa với kích thước đa dạng một cách lộn xộn trước mặt trẻ. Yêu cầu trẻ sắp xếp cốc theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

11. Trò chơi toán học mầm non ai nhanh tay hơn

Trò chơi toán học mầm non “Ai nhanh tay hơn” là hoạt động hào hứng, tạo không khí học tập vui vẻ, kích thích hứng thú của trẻ với việc học toán. Trò chơi có sự kết hợp giữa kỹ năng toán học cơ bản và kỹ năng phản xạ. Thông qua trò chơi, trẻ sẽ được rèn luyện tư duy toán học qua các phép tính như cộng, trừ, đếm.

Để tiến hành trò chơi, giáo viên chuẩn bị bộ thẻ các con số hoặc các phép toán đơn giản. Chia trẻ thành các nhóm hoặc cặp đối kháng. Đưa ra phép toán đơn giản, trẻ cần nhanh chóng chạy lên vị trí đặt các thẻ số để lựa chọn đáp án chính xác tương ứng với kết quả phép toán. Trẻ nào lấy đúng và nhanh nhất sẽ là trẻ chiến thắng.

Kinh nghiệm chọn, thiết kế trò chơi về toán học cho trẻ mầm non

Khi chọn và thiết kế trò chơi toán học cho trẻ mầm non, cần phải chọn được trò chơi phù hợp để kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ, khiến trẻ hào hứng với việc học toán. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

  • Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Nên tập trung vào các kỹ năng cơ bản như nhận diện mặt số, đếm số, phân loại, kích thước và các phép tính đơn giản.
  • Trò chơi cần được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi. Trò chơi không nên quá đơn giản hoặc quá phức tạp.
  • Nên kết hợp việc học toán với hoạt động vận động thể chất như nhảy lò cò, ném bóng… để trẻ vừa học vừa chơi, tăng cường khả năng phản xạ và khả năng phối hợp tay – mắt.
  • Tạo cơ hội để trẻ làm việc nhóm, kết bạn, biết cách chia sẻ, hợp tác với bạn bè và phát triển tinh thần thi đua lành mạnh
  • Trò chơi cần mang tính linh hoạt, có thể điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với sở thích và năng lực của trẻ. Nên tạo thử thách vừa phải, tăng dần độ khó của trò chơi để kích thích trẻ phát triển trí não.
  • Trẻ độ tuổi mầm non chỉ thích hợp với việc làm quen, nhận diện, trẻ rất dễ quên sau khi được học. Vì thế không nên gây áp lực hoặc gây quá tải cho trẻ trong việc học tập.

Có rất nhiều trò chơi về toán học cho trẻ mầm non giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với toán học, học các kỹ năng mới như nhận diện mặt số, đếm số, học các phép tính toán đơn giản… Học tập qua trò chơi là hoạt động lý thú, bổ ích, vì thế, hãy để trẻ vừa học vừa chơi, không gây áp lực khiến trẻ sợ hãi đối với việc học tập.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ?

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ? Đó là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi thấy con...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Top 10 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và bổ ích nhất

Những trò chơi học tập cho trẻ mầm non đều giúp bé gia tăng kiến thức về thế giới xung quanh, tăng khả năng ghi...

Bài tập cơ miệng cho trẻ chậm nói đơn giản cho bé luyện tại nhà

Các hoạt động đơn giản như thổi, hút, thở, đánh răng là những bài tập cơ miệng cho trẻ chậm nói đơn giản có thể...