Trầm cảm tâm sinh là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm được chia thành 3 thể lâm sàng chính gồm trầm cảm tâm sinh, trầm cảm nội sinh và trầm cảm thực tổn (trầm cảm triệu chứng). Trong đó, trầm cảm tâm sinh là thể trầm cảm có sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý và yếu tố sinh lý. 

Trầm cảm tâm sinh là gì?

Trầm cảm tâm sinh là thể trầm cảm xảy ra ở người có nhân cách yếu khi gặp phải một môi trường sống không thuận lợi. Loại trầm cảm này thường xảy ra ở người có khuynh hướng sinh lý nhạy cảm với căng thẳng.

Trầm cảm tâm sinh là loại trầm cảm có liên quan đến yếu tố tâm lý và yếu tố sinh học
Trầm cảm tâm sinh là loại trầm cảm có liên quan đến yếu tố tâm lý

Người mắc trầm cảm tâm sinh là những người thiếu tự tin, nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc, dễ bị ảnh hưởng, khả năng chịu áp lực kém và thường phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Trầm cảm tâm sinh có sự kết hợp của yếu tố sinh học (di truyền, mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, tổn thương não bộ) và yếu tố tâm lý (căng thẳng, áp lực, sang chấn tâm lý).

Trước đây, trầm cảm được chia thành nhiều thể lâm sàng. Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ trầm cảm tâm sinh hiện không còn được sử dụng. Thay vào đó, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, trầm cảm được chia thành các loại sau:

  • Trầm cảm nặng
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa
  • Trầm cảm có triệu chứng loạn thần
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
  • Trầm cảm không điển hình
  • Rối loạn điều hòa tâm trạng
  • Rối loạn lưỡng cực

Phân loại trầm cảm tâm sinh

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống Online, trầm cảm tâm sinh được chia làm 2 nhóm chính không đồng nhất. Bao gồm:

  • Trầm cảm tâm căn: Là loại trầm cảm xuất phát từ yếu tố tâm lý, liên quan đến căng thẳng áp lực học tập, công việc; xung đột trong mối quan hệ; các triệu nghiệm tiêu cực; mất mát người thân, xung đột nội tâm, cảm giác tội lỗi, mặc cảm. Người mắc loại trầm cảm này thường gặp khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn nội tâm, thường tự phê phán, chỉ trích bản thân quá mức.
  • Trầm cảm phản ứng: Trầm cảm phản ứng là loại trầm cảm được kích hoạt bởi các sự kiện hoặc tình huống stress trong cuộc sống. Loại trầm cảm này là một thể của loạn thần phản ứng, gây ra các rối loạn về nhận thức, hành vi, cảm xúc.

Triệu chứng của trầm cảm tâm sinh

Hiện nay, thuật ngữ trầm cảm tâm sinh không còn được sử dụng rộng rãi. Rất khó để tìm được các tài liệu đề cập đến tình trạng này. Có rất nhiều đề xuất về việc phân loại trầm cảm và đã có nhiều thay đổi trong cách hiểu, phân loại, nhận biết trầm cảm.

Người mắc trầm cảm tâm sinh dễ khóc, dễ xúc động, luôn cho rằng mình là nạn nhân
Người mắc trầm cảm tâm sinh dễ khóc, dễ xúc động, luôn cảm thấy bản thân bất hạnh

Trầm cảm tâm sinh có biểu hiện về mặt lâm sàng không sâu sắc như trầm cảm nội sinh. Người mắc trầm cảm có ít ý tưởng bị buộc tội, thay vào đó, họ thường cho mình là nạn nhân. Các triệu chứng của trầm cảm tâm sinh:

  • Buồn bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng kéo dài
  • Hay khóc lóc, than vãn về những khó khăn, bất hạnh của bản thân
  • Giảm hứng thú, không còn thích thú với những hoạt động từng yêu thích
  • Dễ cảm động, dễ xúc động
  • Hay lo lắng về bệnh tật và những điều không may có thể xảy ra
  • Khó khăn trong việc tập trung, thường bị phụ thuộc vào quyết định của người khác
  • Thiếu tự ti, dễ bị ảnh hưởng, khả năng chịu áp lực kém
  • Xuất hiện các triệu chứng thể chất như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Rối loạn thói quen ăn uống, chán ăn hoặc ăn quá nhiều…

Nguyên nhân gây trầm cảm tâm sinh

Trầm cảm tâm sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu có liên quan mật thiết đến loại trầm cảm này là do tính cách tâm lý cá nhân kết hợp với yếu tố sinh học và môi trường.

Các nguyên nhân gây trầm cảm tâm sinh có thể kể đến như:

  • Căng thẳng, áp lực: Các sự kiện căng thẳng như áp lực công việc, áp lực học tập, thất nghiệp, mất người thân, ly hôn, mâu thuẫn trong mối quan hệ có thể kích hoạt trầm cảm.
  • Di truyền: Trầm cảm có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Khi cha mẹ mắc trầm cảm thì con cái thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Mất cân bằng dẫn truyền thần kinh: Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, norepinephrine, ảnh hưởng để khả năng điều tiết tâm trạng và cảm xúc.
  • Môi trường sống không thuận lợi: Nghèo đói, kinh tế khó khăn, bạo lực gia đình, cuộc sống không hạnh phúc, thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình, bạn bè…
  • Tính cách cá nhân: Nhạy cảm quá mức, hay suy nghĩ tiêu cực, dễ xúc động hoặc cầu toàn quá mức có thể góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Kỳ thị xã hội: Giới tính thứ 3, ngoại hình không bình thường… có thể khiến nhiều người gặp phải sự kỳ thị, bị phân biệt đối xử, gây ra áp lực tâm lý và dẫn đến trầm cảm.
  • Bệnh lý: Thay đổi nội tiết tố (sau sinh, mãn kinh) hoặc mắc phải một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, ung thư, tim mạch… khiến cá nhân thường xuyên lo lắng, buồn phiền dẫn đến trầm cảm.

Chẩn đoán trầm cảm tâm sinh

Không có tiêu chuẩn chính thức cho chẩn đoán trầm cảm tâm sinh. Các triệu chứng của loại trầm cảm này nằm trong nhóm trầm cảm chính. Được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn phẩm của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA).

Trầm cảm tâm sinh được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và đánh giá tâm lý - tâm thần
Trầm cảm tâm sinh được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và đánh giá tâm lý – tâm thần

Các phương pháp chẩn đoán trầm cảm tâm sinh:

  • Đánh giá triệu chứng lâm sàng
  • Sử dụng tiêu chí chẩn đoán theo DSM-5, ICD-10
  • Khai thác bệnh sử (yếu tố di truyền, các sự kiện stress trong quá khứ…)
  • Thực hiện các xét nghiệm thể chất để loại trừ yếu tố bệnh lý
  • Đánh giá sức khỏe tâm thần – tâm lý…

Phương pháp điều trị trầm cảm tâm sinh

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần không có nguyên nhân rõ ràng. Đến nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này.  Các nghiên cứu thống nhất cho rằng, trầm cảm có sự liên quan mật thiết đến nhiều yếu tố. Do đó, việc điều trị trầm cảm chủ yếu hướng đến cải thiện, kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa trầm cảm tái phát thay vì đi sâu vào nguyên nhân.

Các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là liệu pháp hàng đầu được sử dụng trong điều trị các vấn đề tâm lý hiện nay. Liệu pháp tâm lý còn gọi là liệu pháp trò chuyện, thông qua các kỹ thuật chuyên sâu, nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp cá nhân giải quyết các vấn đề tâm lý của bản thân. Liệu pháp được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn do không sử dụng thuốc điều trị, không xâm lấn và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Liệu pháp giúp cá nhân nhận diện các mẫu hành vi, suy nghĩ tiêu cực và thay đổi theo hướng tích cực. Giúp cá nhân phát triển kỹ năng đối phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc và cải thiện triệu chứng trầm cảm.
  • Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT): Liệu pháp tập trung vào việc giúp cá nhân giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ. Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng duy trì các mối quan hệ tích cực.
  • Liệu pháp khác: Một số liệu pháp khác có thể được sử dụng như liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm động học, liệu pháp phân tâm học…

2. Sử dụng thuốc điều trị

Khi đến khám trầm cảm tại các bệnh viện có chuyên khoa sức khỏe tâm thần, tâm thần kinh… tùy vào tình trạng, mức độ trầm cảm mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc, không dùng đơn thuốc của người mắc trầm cảm khác.

Một số thuốc điều trị có thể mang đến hiệu quả tích cực với người mắc trầm cảm
Một số thuốc điều trị có thể mang đến hiệu quả tích cực với người mắc trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Thuốc đầu tay, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm vì hiệu quả tốt, ít gây tác dụng phụ. Thường dùng là fluoxetine, sertraline…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI): Thường được dùng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên, có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, táo bón. Thường dùng là Duloxetine, Desvenlafaxine, Venlafaxine, Milnacipran…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Có tác dụng giữ lại serotonin và norepinephrine trong não. Tuy nhiên, dần ít được sử dụng vì làm giảm acetylcholine. Chỉ được sử dụng khi SSRI và SNRI không có hiệu quả.
  • Nhóm chất ức chế monoamine oxidase (MAOI): Có tác dụng ngăn chặn monoamine oxidase – enzyme, làm tăng mức serotonin, dopamine và norepinephrine. Tuy nhiên, hiện nay MOAI ít được sử dụng trong điều trị trầm cảm.

3. Liệu pháp kích thích não

Liệu pháp kích thích não được đánh giá cao về tiềm năng trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến trong điều trị trầm cảm tại Việt Nam. Các liệu pháp kích thích não bao gồm:

  • Liệu pháp sốc điện ECT: Được cân nhắc thực hiện với trầm cảm nặng có ý định tự tử, có theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ có 75% người mắc trầm cảm nặng đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này. Liệu pháp sử dụng một dòng điện nhỏ, được kiểm soát để kích thích não bộ của người bệnh.
  • Kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ TMS: Liệu pháp sử dụng từ trường để kích thích tế bào thần kinh, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và thay đổi chức năng điện thần kinh ở vùng não được kích thích.

4. Thay đổi lối sống

Lối sống, thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Để hỗ trợ cải thiện trầm cảm tâm sinh, bạn có thể nỗ lực thay đổi lối sống của bản thân bằng cách:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, omega-3
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để tăng cường hormone hạnh phúc, cải thiện tâm trạng, giảm thiểu triệu chứng trầm cảm
  • Ngủ đúng giờ, đúng giấc, cố định giờ đi ngủ và thức dậy mỗi ngày để tái thiết lập đồng hồ sinh học
  • Duy trì liên hệ với người thân, bạn bè để được chia sẻ, hỗ trợ khi cần thiết.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm tâm sinh

Rất khó để phòng ngừa trầm cảm vì trầm cảm liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển trầm cảm tâm sinh bằng các biện pháp dưới đây:

  • Cân bằng các nhóm thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, chứa nhiều phụ gia…
  • Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông, đạp xe… đều được
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, không nên dành quá nhiều thời gian cho công việc sẽ dễ khiến bạn stress, căng thẳng quá mức
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, quản lý căng thẳng như yoga, thiền, kỹ thuật hít thở sâu để giảm căng thẳng, lo âu
  • Dành thời gian cho các hoạt động mà bản thân yêu thích để cải thiện tâm trạng, tăng cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc.
  • Duy trì mối quan hệ tích cực với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, loại bỏ các mối quan hệ tiêu cực độc hại.
  • Tăng cường nhận thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần, tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý khi có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm.

Trầm cảm tâm sinh là một rối loạn trầm cảm xảy ra ở người có nhân cách yếu khi gặp phải các yếu tố không thuận lợi của môi trường hoặc các sự kiện tiêu cực. Ngày nay, thuật ngữ này không còn được sử dụng phổ biến và không còn được sử dụng trong chẩn đoán trầm cảm.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • Báo Sức khỏe và Đời sống
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và can thiệp

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ khiến con gặp rất nhiều khó khăn trong diễn đạt, lời nói lộn xộn thiếu logic khiến những người...

Ở người trầm cảm cười, sự bất ổn được khéo léo che giấu bằng nụ cười
Hội chứng Trầm cảm cười: Biểu hiện và biện pháp khắc phục

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng với nụ cười lạc quan và thái độ tích cực bên ngoài nhưng...

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là loại rối loạn tâm thần bao gồm cả rối loạn lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và điều trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp. Đặc trưng bởi tình trạng...

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ: Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ. Tình...