Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)

Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là bộ công cụ gồm 9 câu hỏi tự đánh giá ngắn gọn. Được sử dụng để sàng lọc, phát hiện và đánh giá nhanh mức độ trầm cảm. Với bài test này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà để kiểm tra xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không.

Thang đánh giá trầm cảm PHQ – 9 là gì?

Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 (Patient Health Questionnaire-9) là bộ công cụ tự đánh giá trầm cảm được phát triển bởi bác sĩ Spitzer, Kroenke và Williams. Được sử dụng rộng rãi để sàng lọc, phát hiện, đánh giá và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm.

Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9 là công cụ tự đánh giá nhanh để phát hiện và xác định mức độ trầm cảm
Thang đánh giá PHQ-9 là công cụ tự đánh giá nhanh để phát hiện và xác định mức độ trầm cảm

Thang đo này gồm 9 câu hỏi ngắn gọn, có độ chính xác cao, độ đặc hiệu lên đến 88% đối với trầm cảm nặng. Mỗi câu hỏi của thang đo PHQ-9 tương ứng với một triệu chứng của trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM IV (Diagnostic Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition, Sổ tay Thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 4).

Ở bài test này, cá nhân sẽ tự trả lời lần lượt từ câu hỏi. Mỗi câu hỏi đều có 4 mức độ phản hồi tương ứng theo mức độ tăng dần, được quy ước với số điểm nhất định. Điểm của các phản hồi tăng dần từ 1 – 3. Sau khi kết thúc, người thực hiện tiến hành cộng tổng điểm của tất cả các đề mục và đối chiếu với thang đo để biết được mình có dấu hiệu trầm cảm hay không, mức độ ra sao.

Khi nào nên sử dụng thang đánh giá trầm cảm PHQ-9?

Bất kỳ ai cũng có thể tự đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của mình bằng thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9.  Trầm cảm là có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Các biểu hiện của trầm cảm rất khó nhận biết, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế, việc nhận diện, sàng lọc và đánh giá mức độ trầm cảm là hết sức cần thiết.

Bạn có thể sử dụng thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9 bất cứ lúc nào. Nhất là khi:

  • Có các biểu hiện buồn bã, tuyệt vọng, mệt mỏi, mất hứng thú, mất năng lượng, rối loạn giấc ngủ kéo dài
  • Khi có các thay đổi về tâm trạng và hành vi như suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu kỉnh, khó chịu, không có động lực để cố gắng, nỗ lực
  • Khó tập trung trong học tập, công việc, gặp khó khăn khi đưa ra quyết định về bất kỳ vấn đề nào trong thời gian dài
  • Gia đình có người đã từng mắc trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác
  • Khi có các sự kiện căng thẳng như mất việc, mất người thân, ly hôn khiến tâm trạng bạn bất ổn
  • Khi có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc có suy nghĩ tự sát…

Thang đo PHQ-9 được sử dụng để:

  • Phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm
  • Hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm
  • Đo lường mức độ, tiến triển của triệu chứng
  • Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị

Bộ câu hỏi của thang đánh giá trầm cảm PHQ-9

Thanh đánh giá trầm cảm PHQ-9 gồm có 9 câu hỏi (đề mục), mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời. Nguyên tắc để thực hiện thang đánh giá này là chỉ chọn 1 đáp án mô tả đúng nhất với tình trạng mà bạn đã và đang trải qua trong 2 tuần vừa qua.

Nội dung của thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9 bản tiếng anh
Nội dung của thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9 bản tiếng anh

Bộ 9 câu hỏi của thang đánh giá này như sau:

1. Bạn ít quan tâm hoặc ít hứng thú khi làm bất cứ việc gì

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

2. Bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, kiệt sức hoặc tuyệt vọng, trầm uất

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

3. Bạn khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

4. Bạn thấy mệt mỏi, uể oải hoặc thiếu năng lượng

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

5. Bạn thấy chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn quá nhiều 

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

6. Bạn cảm thấy bản thân vô dụng, nghĩ mình là kẻ thất bại hoặc đã làm bản thân gia đình thất vọng

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

7. Bạn khó tập trung vào các công việc hàng ngày như đọc báo, xem TV

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

8. Bạn nói hoặc di chuyển chậm chạp mà người khác có thể nhận thấy được hoặc di chuyển liên tục, không thể ngồi yên, hay bồn chồn bất an

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

9. Bạn có ý nghĩa làm đau, tổn thương cơ thể hoặc nghĩ mình chết đi sẽ tốt hơn

  • 0 điểm – Hầu như không
  • 1 điểm – Một vài ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số thời gian
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày

Kết quả thang đánh giá trầm cảm PHQ-9

Cần lưu ý rằng ở mỗi câu hỏi, bạn chỉ được chọn 1 đáp án đúng nhất với tình trạng mà mình đang gặp phải. Sau đó tiến hành cộng tổng điểm của tất cả các đề mục. Rồi đối chiếu với thang đo để thu được kết quả có tỷ lệ chính xác cao nhất.

Bạn có thể tự thực hiện hoặc làm bài test với sự hỗ trợ của chuyên gia
Bạn có thể tự thực hiện hoặc làm bài test với sự hỗ trợ của chuyên gia

Tổng số điểm cao nhất của bộ câu hỏi này là 27 điểm. Điểm số sẽ tương ứng với kết quả dưới đây:

  • 0 – 4 điểm: Sức khỏe tinh thần của bạn rất bình thường, không có dấu hiệu trầm cảm
  • 5 – 9: Bạn có một số dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, ở mức trầm cảm tối thiểu
  • 10 – 14 điểm: Bạn có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, có thể điều chỉnh
  • 15 – 19 điểm: Bạn có biểu hiện nghi ngờ trầm cảm mức độ vừa
  • Trên 19 điểm: Bạn có biểu hiện trầm cảm nặng, tuyệt đối không được chủ quan.

Thang đo đánh giá trầm cảm có thể được cá nhân tự thực hiện tại nhà hoặc được bác sĩ, chuyên gia tâm lý đề nghị cá nhân thực hiện tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tâm lý. Khi tổng điểm dưới 10, bạn có thể tự điều chỉnh suy nghĩ và các mối quan hệ của bản thân để ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.

Trường hợp điểm số trên 10, rất có thể bạn đang mắc rối loạn trầm cảm. Độ nhạy cảm bài test rất cao, độ đặc hiệu có thể lên đến 88% đối với trầm cảm nặng. Vì thế, với kết quả nhận được, bạn không nên chủ quan, hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ.

Cần làm gì khi có dấu hiệu trầm cảm?

Khi kết quả của thang đo đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ-9 là trên 10 điểm, bạn có dấu hiệu trầm cảm, tốt nhất bạn nên:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán, đáng giá và có biện pháp can thiệp phù hợp
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè, người cho bạn cảm giác tin tưởng để có bớt cô đơn và có điểm tựa tâm thần
  • Cố gắng tham gia các hoạt động xã hội để cải thiện tâm trạng, cảm giác
  • Thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng như hít thở sâu, yoga, thiền, viết nhật ký
  • Chăm sóc bản thân, dành thời gian cho các hoạt động thư giãn mà bạn yêu thích, tập thể dục thường xuyên, điều độ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, tránh lạm dụng thuốc an thần
  • Nếu có ý nghĩ tự hại hoặc tự sát, nên tránh những nơi, tình huống gây hại, gọi cho chuyên gia hoặc người bạn tin tưởng để được hỗ trợ
  • Tham gia các nhóm cộng đồng dành cho người đang trải qua tình trạng tương tự bạn để được hỗ trợ tinh thần.

Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 chỉ là công cụ để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện và đánh giá mức độ trầm cảm. Kết quả của thang đo này mang tính chất tương đối, không thể thay thế các chẩn đoán y khoa. Việc chẩn đoán, trị liệu trầm cảm cần có sự kết luận, đánh giá lên kế hoạch của các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bà bầu hay khóc
Bà bầu hay khóc có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Khóc là phản ứng tự nhiên thường thấy trong thai kỳ, nhưng bà bầu hay khóc nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng...

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế
Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Rối loạn lo âu là một loại rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng xuất hiện thường xuyên, quá...

Trầm cảm nội sinh là loại trầm cảm không liên quan đến các sự kiện hoặc yếu tố môi trường
Trầm cảm nội sinh là gì? Nguy hiểm không? Điều cần biết

Trầm cảm nội sinh nội sinh là một rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài...

trẻ 3 - 5 tuổi chậm nói
Trẻ 3 – 5 tuổi chậm nói: Nguyên nhân và giải pháp can thiệp

Trẻ 3 - 5 tuổi là giai đoạn ham thích khám phá thế giới và có nhu cầu giao tiếp rất cao. Vì thế nếu...