7 Tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ cha mẹ nên biết

Học tập giúp trẻ tăng cường kiến thức, tầm nhìn, khả năng tư duy. Tuy nhiên, học quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, khiến cuộc sống của trẻ mất cân bằng. Cha mẹ cần nhận thức được các tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ. Từ đó, giúp con điều chỉnh lịch trình học tập sao cho phù hợp, khoa học, hợp lý.

7 Tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ

Việc trẻ phải học quá nhiều không chỉ xuất phát từ kỳ vọng của ba mẹ mà còn do chương trình giáo dục không phù hợp, quá sức với trẻ. Dưới đây là 7 tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ mà cha mẹ nên biết:

1. Gây rối loạn sức khỏe tâm thần

Nói đến các tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ thì không thể không nói đến những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Học quá nhiều khiến trẻ dễ bị áp lực, căng thẳng quá mức, kéo dài, bị chi phối bởi điểm số.

Học quá nhiều có thể khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý
Học quá nhiều có thể khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý

Trẻ bị áp lực bởi việc học không có thời gian thư giãn dễ gặp phải các rối loạn về tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm và các vấn đề về tâm lý khác. Thậm chí, có nhiều trường hợp trẻ lựa chọn tự sát để giải tỏa căng thẳng do không chịu nổi áp lực từ việc học, cảm thấy mình không đạt được kỳ vọng, mong muốn của ba mẹ, thầy cô.

2. Làm giảm kỹ năng xã hội, kỹ năng thực tế

Một nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) chỉ ra rằng, học quá nhiều khiến trẻ mất kỹ năng xã hội, đặc biệt là các kỹ năng phi nhận thức. Bao gồm khả năng điều chỉnh hành vi cảm xúc, sức khỏe, khả năng phục hồi và kỹ năng giao tiếp.

Trẻ học nhiều có ít không gian thư giãn, tự do giao lưu, khiếm khuyết kỹ năng sống. Trẻ chỉ tập trung vào việc học tập trong sách vở mà không có cơ hội thực hành, phát triển các kỹ năng sống có thể gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.

3. Gây mất cân bằng cuộc sống

Học nhiều khiến trẻ có ít thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Trẻ không được tự do vui chơi với bạn bè, không có thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa. Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Không chỉ vậy, một trong những tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ chính là trẻ không có thời gian thư giãn, cân bằng cảm xúc. Trẻ không có thời gian để khám phá tài năng của bản thân, không thể tham gia các hoạt động yêu thích cũng như phát hiện và theo đuổi đam mê của mình.

4. Gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất

Học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về thể chất như:

  • Đau đầu, mệt mỏi, đau dạ dày và các vấn đề về sức khỏe khác
  • Tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị
  • Suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm
  • Không có thời gian vận động thể chất khiến thể chất yếu kém, dễ thừa cân, béo phì…
Rất nhiều trẻ gặp các tật khúc xạ về mắt do học quá nhiều
Rất nhiều trẻ gặp các tật khúc xạ về mắt do học quá nhiều

5. Làm giảm sự sáng tạo và khả năng tương tác xã hội

Khi cuộc sống chỉ có học tập, phần lớn thời gian đều phải học theo lịch trình mà ba mẹ sắp xếp, trẻ có thể giảm sút khả năng sáng tạo. Trẻ không được tham gia các hoạt động sáng tạo, tương tác xã hội có thể trở nên thiếu sáng tạo, thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội.

Nhiều trẻ bị ảnh hưởng đến tư duy độc lập, chỉ biết học, thiếu kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thực hiện các hành động cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ tài năng, vừa có thành tích tốt trong học tập, vừa có kỹ năng xã hội tốt.

6. Tăng áp lực, căng thẳng, mất hứng thú, niềm vui học tập

Trẻ phải học quá sớm, quá nhiều thường dễ chán nản, mệt mỏi, thiếu năng lượng, không còn hứng thú vào việc học. Một khi trẻ cảm thấy việc học không thú vị, con sẽ có thái độ chống đối, sợ hãi hoặc chỉ học hành qua loa, ứng phó

Ép con học quá nhiều khiến trẻ cảm thấy học giống như là trách nhiệm mà bản thân cần phải làm để ba mẹ vui. Chúng không tìm thấy niềm vui thực sự cũng như động lực trong học tập khiến kết quả học không khả quan, tích cực.

7. Khiến trẻ đánh mất tuổi thơ, tạo khoảng cách giữa ba mẹ và con cái

Đối với một đứa trẻ, giai đoạn thơ ấu rất quan trọng, chúng cần có một tuổi thờ nhiều niềm vui và kỷ niệm, giúp trẻ hạnh phúc, có động lực phát triển trong cuộc sống. Nếu ba mẹ cho con học quá nhiều, con sẽ không thể có một tuổi thơ trọn vẹn.

Học nhiều khiến con có một tuổi thơ đầy căng thẳng và áp lực
Học nhiều khiến con có một tuổi thơ đầy căng thẳng và áp lực

Việc học có thể sẽ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng trong tuổi thơ con. Không chỉ vậy, khi con học quá nhiều, sự tương tác giữa cha mẹ và con cái sẽ giảm đi. Điều này vô tình tạo khoảng cách giữa các thế hệ, khiến ba mẹ gặp khó khăn trong việc làm bạn, đồng hành cùng con. Tuổi thơ thiếu thốn sự yêu thương của ba mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Cách giúp trẻ giải tỏa áp lực học tập

Trẻ phải học quá nhiều đôi khi không xuất phát từ mong muốn của cha mẹ. Để giúp con giải tỏa áp lực của việc học, các bậc phụ huynh có thể:

  • Cùng trẻ xây dựng một thời gian biểu khoa học, hợp lý, cân đối giữa việc nghỉ ngơi và học tập
  • Dạy trẻ cách quản lý thời gian, ưu tiên các nhiệm vụ cần thiết
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực hiện các sở thích cá nhân
  • Tạo môi trường học tập tích cực để trẻ tăng cường khả năng tập trung, hiệu suất học tập
  • Lắng nghe những lo lắng, áp lực của trẻ, đồng hành, khích lệ để con không thấy cô đơn
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là các vấn đề về mắt và cột sống
  • Tránh đặt nặng vấn đề điểm số, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái để con tìm thấy niềm vui trong việc học tập.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, cân đối các nhóm chất
  • Cho trẻ ngủ sớm, đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể phát triển toàn diện.

Nhận thức được tác hại của việc học quá nhiều ở trẻ em rất quan trọng và cần thiết. Chỉ khi hiểu được điều này, cha mẹ mới có thể nhanh chóng điều chỉnh lịch trình học tập cho con, để con không rơi vào căng thẳng, áp lực, có sự cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động khác, tăng sự kết nối giữa ba mẹ và con cái.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hãy dành thời gian để yêu và chăm sóc bản thân
10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc...

Bài test cần được thực hiện sau sinh 6 - 8 tuần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bài Test trầm cảm sau sinh EPDS & Thang đánh giá chính xác

Trầm cảm sau sinh tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ước tính chiếm tỷ lệ...

Người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân thường có hành vi tự làm đau chính mình
Tìm hiểu hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self Harm)

Hội chứng tự ngược đãi bản thân là một rối loạn tâm thần, xảy ra phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng...

Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến, trung bình cứ 10 mẹ bầu sẽ có 1 người bị trầm cảm
Biểu hiện trầm cảm khi mang thai và những điều cần biết

Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện trầm cảm...