Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu thì việc cho trẻ làm quen sớm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con. Việc trang bị đầy đủ những kiến thức tiếng anh chính là nền tảng cho tương lai sau này. Vậy thì khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh? Mấy tuổi là tốt nhất? Xin mời mọi người tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hơn vấn đề.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh?

Nhiều người cho rằng càng học tiếng Anh sớm thì trẻ càng giỏi, cũng có nhiều người cho rằng trẻ nhỏ chưa hiểu gì nên việc học tiếng Anh là không cần thiết. Theo công trình nghiên cứu của Giáo sư Christine Moon tại Đại học Washington – Mỹ cho thấy ngay từ khi trong bụng bụng mẹ, cụ thể là tuần thứ 30 của thai kỳ thì trẻ đã bắt đầu có khả năng phân biệt được một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.

Chính vì vậy mà ngay từ khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã có khả năng nghe tiếng Anh, tuy nhiên đây chỉ là một năng khiếu từ trong vô thức. Cha mẹ có thể đọc, hát hoặc mở những bài nhạc tiếng Anh cho trẻ nghe để con thẩm thấu dần từ trong não bộ.

Cũng nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với người trưởng thành thường rất khó học và tiếp thu tiếng Anh hơn so với trẻ. Bởi vì người lớn thường tiếp nhận ngôn ngữ một cách thụ động, còn trẻ em ngay từ khi sinh ra cho đến khi biết nói thì trẻ đã được tiếp xúc với tiếng Anh nên trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên, dễ hiểu.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh – Câu trả lời đó chính là khi trẻ bước vào độ tuổi mầm non, tốt nhất là 3 tuổi

Như vậy với câu hỏi khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất? Thì các chuyên gia cho rằng độ tuổi chúng ta nên cho trẻ theo học tiếng Anh đó chính là từ 3 – 10 tuổi. Bởi vì, 3 tuổi chính là thời điểm vàng cho trẻ tập nói, bộ não trẻ hoạt động mạnh mẽ, khả năng tư duy tốt, đặc biệt trẻ bắt chước rất nhanh, khi được dạy tiếng Anh trẻ sẽ phát âm đúng, đồng thời ghi nhớ tốt.

Tuy trẻ có khả năng thẩm thấu tiếng Anh ngay từ trong vô thức, nhưng nếu cho trẻ học sớm quá, trước 2 tuổi thì lúc này trẻ chưa nói rõ, nhưng lại bắt chước nhanh, con sẽ đọc theo những gì nghe được nhưng vấn đề là phát âm không chuẩn, khi lớn lên các câu từ đó đã thấm sâu vào trong trí não của trẻ nên rất khó chỉnh sửa.

Còn nếu trường hợp cho học muộn quá thì lúc này trong tiềm thức của trẻ đã hình thành rõ nét tiếng Việt. Khi được nghe tiếng Anh trẻ sẽ rất khó tiếp thu một ngôn ngữ mới, việc phát âm bị hạn chế, không chuẩn xác và gượng gạo, tất cả các vấn đề nghe – nói – đọc – viết đều rất khó khăn đối với trẻ.

Lợi ích tuyệt vời của việc cho trẻ học tiếng Anh đúng thời điểm

Như đã chia sẻ ở trên, khi trẻ bước vào độ tuổi mầm non, tốt nhất là lúc 3 tuổi các bậc cha mẹ nên cho con theo học tiếng Anh để hình thành thêm cho trẻ một ngôn ngữ thứ hai. Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn vàng này thì đây chính là một sự lãng phí chất xám rất lớn đối với trẻ.

Học tiếng Anh đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời cho trẻ, chẳng hạn như:

1. Trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, dễ hiểu

Có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng, việc học tiếng Anh ở người lớn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ. Bởi vì, khi bước qua độ tuổi trưởng thành thì trí não không còn phát triển mạnh mẽ, trong tâm thức chỉ hình thành vốn tiếng Việt duy nhất, vì vậy rất khó khăn để nghe, nói, đọc, viết một cách rành mạch, lưu loát, việc ghi nhớ mặt từ vựng cũng là một vấn đề nan giải.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Việc cho trẻ học tiếng Anh đúng thời điểm sẽ giúp con dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất

Còn đối với trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi mầm non, giai đoạn này con đang độ tuổi tập nói, trí não phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt chưa hình thành mặc định nên con có thể dễ dàng tiếp thu một thứ ngôn ngữ mới. Trẻ bắt chước cách đọc cũng như có khả năng ghi nhớ từ vựng rất tốt.

Theo nghiên cứu thì trong những năm đầu đời, con trẻ có thể nhận biết được khoảng 200 nguyên âm và 600 phụ âm. Đồng thời, theo bản năng thì trẻ còn có thể tự tìm ra một quy luật cũng như cách học tiếng Anh sao cho dễ hiểu, dễ nắm bắt nhất.

2. Cảm thụ ngôn ngữ tốt, phát âm chuẩn

Trên thực tế, có nhiều trẻ chưa hề được cha mẹ đưa đi học tiếng Anh, nhưng trẻ vẫn có thể hát theo lời của những bài hát tiếng Anh khiến nhiều người bất ngờ. Bởi vì trẻ thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại, khi nghe nhạc hát nhiều lần trẻ sẽ bắt chước theo, đặc biệt lứa tuổi này trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt.

Vừa bắt chước nhanh, cảm thụ âm nhạc tốt, khả năng ghi nhớ giỏi nên khi được dạy bài bản các kỹ năng học tiếng Anh thì trẻ sẽ phát âm dễ dàng, đặc biệt là rất chuẩn và theo âm điệu bản ngữ vốn có.

3. Khả năng giao tiếp tốt, tự tin trước đám đông

Học tiếng Anh sớm, đúng thời điểm sẽ giúp trẻ tiếp nhận được nhiều vốn kiến thức tuyệt vời cho bản thân, đồng thời giúp con hình thành khả năng giao tiếp, tự tin, mạnh dạn thể hiện mình trước mọi người.

Hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh rất hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố, khu vực phát triển. Ngoài việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo sách giáo khoa và chương trình học thì các giáo viên còn tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ bằng tiếng Anh theo nhóm, theo tổ.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Khi tích lũy cho mình đủ vốn tiếng Anh cơ bản, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn giao tiếp trước đám đông

Qua đó con có khả năng nói ngoại ngữ lưu loát hơn, giao tiếp tự tin với các bạn, khi lớn lên sẽ hình thành được kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông tốt hơn, kết quả học tập cũng như công việc mang lại hiệu quả cao.

4. Kích thích trí não phát triển

Theo cấu tạo thì khi mới lọt lòng não bộ của trẻ chỉ bằng 1/4 não của người lớn, nhưng đến 5 tuổi thì kích thước và khối lượng não lại đạt mức gần bằng so với người trưởng thành. Không chỉ tốc độ lớn nhanh, mà đây cũng chính là giai đoạn bộ não tiếp thu và ghi nhận nhiều khái niệm, kỹ năng mới.

Chính vì vậy mà việc học cùng lúc cả tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp cho bộ não tăng cường độ linh hoạt, khả năng ghi nhớ, tư duy logic, hệ thần kinh phát triển, trí não trở nên thông minh, lanh lợi hơn.

Ngoài ra, việc học song song hai ngoại ngữ cùng một lúc sẽ giúp trẻ hình thành và phát huy khả năng tiếp thu, xử lý, chọn lọc thông tin hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

5. Tạo nền tảng cho việc học tiếng Anh trong tương lai

Trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ thông tin rất tốt, vì vậy việc tiếp xúc với tiếng Anh sớm, đặc biệt là độ tuổi mầm non sẽ giúp con có vốn từ vựng phong phú. Thậm chí có nhiều trẻ có năng khiếu ngoại ngữ từ nhỏ nên khả năng đọc và hát bằng tiếng Anh rất lưu loát, khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Học tiếng Anh sớm, đúng thời điểm chính là nền tảng để khi bước vào cấp 1 trẻ học tốt hơn môn học này

Vốn từ vựng nhiều, khả năng phát âm chuẩn, giao tiếp tốt, tự tin mạnh dạn chính là nền tảng vững chắc để khi con bước vào độ tuổi tiểu học, trung học phổ thông cũng như các cấp bậc về sau sẽ hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất. Thậm chí khi ra đời vấn đề xin việc, thăng tiến trong công việc cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Khi cho trẻ học tiếng Anh cần lưu ý những gì?

Với thắc mắc khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất? Câu trả lời đó chính là 3 – 10 tuổi. Như chúng ta đã biết việc cho trẻ theo học tiếng Anh sớm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con. Vậy thì khi quyết định cho con học ngoại ngữ các bậc cha mẹ cũng như các giáo viên cần lưu ý những gì để giúp con đạt được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bậc huynh khi có mong muốn và ý định cho con theo học tiếng Anh. Ngoài ra, các giáo viên cũng nên tham khảo những vấn đề lưu ý để việc dạy học cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Chọn môi trường học uy tín

Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thông dụng thứ 2 trên thế giới, đến bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể sử dụng được tiếng Anh. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế tầm quan trọng của ngoại ngữ lại càng được nâng cao.

Chính vì vậy mà hiện nay ngoài các chương trình dạy chính thức ở các trường thì mọc lên rất nhiều trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là các thành phố lớn phát triển hiện đại. Vấn đề cho con theo học tiếng Anh không khó, nhưng làm sao để con có một môi trường học tập chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả thì lại là vấn đề mà nhiều cha mẹ lo lắng, quan tâm.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?
Trung tâm uy tín, giáo viên dạy giỏi sẽ giúp con trẻ học tiếng Anh tốt hơn

Tốt nhất khi chọn địa điểm học cho con cha mẹ nên ưu tiên những nơi đảm bảo những yếu tố như: Trường học có giáo viên là người bản xứ, họ sẽ giúp con trẻ phát âm chuẩn xác; Chương trình và phương pháp đào tạo mới mẻ, chuyên nghiệp; Cơ sở vật chất khang trang; Số lượng học sinh không quá đông để đảm bảo trẻ tập trung học tập.

2. Không nên ép buộc hay gây áp lực cho con

Dù biết rằng cho trẻ học tiếng Anh là tốt cho con, tích lũy cho bé được nhiều kiến thức để khi lớn lên con theo kịp bạn bè. Thế nhưng mỗi trẻ có một khả năng cũng như năng khiếu riêng biệt. Các bậc cha mẹ không nên vì thành tích muốn con giỏi hơn người khác mà ép buộc con đi học, bắt con học nhiều.

Điều này không chỉ gây áp lực cho con, mà ngay cả việc học cũng không mang lại kết quả cao. Thay vì tạo áp lực cho trẻ thì cha mẹ nên để thuận theo tự nhiên, tùy vào khả năng của con trẻ. Tạo cho con một tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng để con có thể tiếp thu bài tốt, có hứng thú học tập.

3. Tạo môi trường học tự nhiên cho trẻ

Ở các trung tâm lớn, có uy tín hiện nay hầu như các giáo viên dạy tiếng Anh đều là người bản xứ. Vì vậy trong giờ học thầy cô cũng như các bạn nhỏ đều giao tiếp bằng tiếng Anh. Do đó mà khi mới bắt đầu học tiếng Anh hầu như trẻ nhỏ nào cũng có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Sợ nói sai sẽ bị các bạn chê cười, bị thầy cô la mắng.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Tuyệt đối không được cười cợt, chế giễu khi trẻ phát âm sai câu từ khiến trẻ tự ti, sợ hãi

Chính vì vậy, giáo viên hãy tạo cho trẻ một môi trường tự nhiên để con trẻ tự tin học và giao tiếp. Khi tự tin, vui vẻ, tâm thế thoải mái chắc chắn trẻ sẽ có hứng thú học tập, kết quả mang lại cao, khả năng nói và viết cải thiện nhanh chóng.

4. Lựa chọn phương pháp dạy thích hợp

Tùy theo độ tuổi mà giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp. Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, nhà trường và các trung tâm sẽ lựa chọn phương pháp “Học mà chơi – Chơi mà học” cho trẻ là chủ yếu.

Trẻ mầm non thường hiếu động, thích chơi đùa và vận động, vì vậy thay vì ép buộc trẻ học theo sách vở, theo cách học truyền thống, tiếp thu thông tin, kiến thức thụ động thì giáo viên nên nhờ sự hỗ trợ của các công cụ học tập như tranh ảnh, thẻ học với màu sắc phong phú, đẹp mắt, sinh động, những video vui nhộn hoặc tổ chức các trò chơi bằng tiếng Anh cho trẻ.

Điều đặc biệt là việc sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập này cũng chính là một trong những nội dung chính thuộc liệu pháp AAC – Hỗ trợ trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ nằm trong phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, một trong những cách chữa trị bệnh phổ biến hiện nay được nhiều cha mẹ lựa chọn điều trị cho trẻ mắc các rối loạn giao tiếp liên quan đến não bộ.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Tổ chức trò chơi lồng ghép chương trình học sẽ giúp trẻ tăng sự hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn

Những yếu tố này có tác dụng tạo hứng thú, kích thích trẻ tham gia, đồng thời tiếp thu, ghi nhớ thông tin nhẹ nhàng, nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các giáo viên cũng nên nhớ, đối với trẻ mầm non một tiết học tiếng Anh chỉ nên dao động trong khoảng 30 phút, tránh để trẻ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đồng thời nên chú ý lặp đi lặp lại từ vựng nhiều lần trong buổi học để trẻ ghi nhớ lâu hơn.

5. Cần có sự kiểm tra và điều chỉnh cho trẻ

Trong quá trình dạy học, các giáo viên nên dành nhiều thời gian để kiểm tra lại kiến thức cũ của con trẻ. Tuy chỉ với một thao tác đơn giản đó là hỏi lại từ vựng của tiết học hôm trước hoặc của những tiết học đầu tiên cũng sẽ giúp trẻ nhớ từ vựng và tổng hợp được nhiều kiến thức hơn.

Trong khi kiểm tra, nếu trẻ phát âm hoặc viết sai thì thầy cô cần điều chỉnh lại ngay. Việc ôn bài thường xuyên hàng ngày là điều rất cần thiết và quan trọng để giúp con củng cố những kiến thức đã được học và sẽ nhớ lâu.

Đồng thời, giáo viên cũng không nên đặt nặng vấn đề ngữ pháp đối với con trẻ. Bởi vì ở độ tuổi mầm non trẻ chưa đủ nhận thức và khả năng để tiếp thu phần ngữ pháp phức tạp. Việc dạy ngữ pháp cho trẻ ở thời điểm này là không phù hợp, không chỉ không hiểu bài mà còn khiến cho trẻ hoang mang, lo sợ, chán học, lười học và không muốn tiếp tục học.

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả tại nhà

Hiện nay các bậc cha mẹ thường lựa chọn các trung tâm Anh ngữ có uy tín để giúp con học tập rèn luyện. Tuy nhiên, ngoài những giờ học trên lớp thì phụ huynh cũng nên theo sát con trẻ ngay tại nhà để giúp con học tốt hơn, phát huy hết khả năng và năng khiếu của mình.

Dưới đây là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo để đồng hành cùng con trong việc học tập:

1. Thiết lập thói quen học tập cho con trẻ

Sau những giờ học trên lớp cha mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ học tại nhà, thiết lập cho con trẻ một thời gian biểu học tập khoa học, đúng giờ đúng giấc. Điều này sẽ tạo thành thói quen tốt cho con, trẻ xem việc học là một nhiệm vụ cần thiết và tự động ngồi vào bàn học bài mà không cần sự nhắc nhở của người lớn. Tốt nhất vào buổi tối phụ huynh nên dành ra 30 phút để hỗ trợ con học tập.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Thói quen học bài tại nhà trước khi đi ngủ sẽ giúp trí não trẻ tiếp nhận được nhiều thông tin hiệu quả

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì độ tuổi mầm non là thời điểm con cần nhiều thời gian chơi hơn học. Vì vậy cha mẹ không nên bắt ép con học quá nhiều, thời lượng học cần phụ thuộc vào khả năng và sức khỏe của con. Hãy để trẻ sống đúng nghĩa là một đứa trẻ vô ăn, vô lo, không nhất thiết phải bắt trẻ học để chạy theo thành tích.

2. Luôn đồng hành cùng con trong suốt quá trình

Đồng hành, theo sát con trẻ suốt hành trình học của các bậc phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ nên tìm ra phương pháp học tập tại nhà hợp lý giúp con củng cố kiến thức, ôn lại bài. Có thể kể các câu chuyện thú vị, hát những bài hát vui nhộn, đơn giản bằng tiếng Anh trước giờ đi ngủ để con tiếp thu nhanh. Điều này vừa giúp trẻ học tốt vừa gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Theo sát con trong quá trình học là vai trò không thể thiếu của các bậc cha mẹ, tuy nhiên phụ huynh cần chú ý không nên quá đặt nặng vấn đề hơn thua bạn bè đối với trẻ. Đồng thời cần giữ thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn với trẻ, không nên quá bực bội, mệt mỏi hay la hét khi trẻ lười học hay không có hứng thú học tập.

3. Áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi

Trẻ nhỏ đặc biệt là trong độ tuổi mầm non, con thường rất hiếu động, tò mò và yêu thích sự khám phá. Vì vậy, phụ huynh có thể giúp trẻ vừa học vừa chơi thông qua các công cụ hỗ trợ như tranh ảnh, thẻ học, sách vở với nhiều hình ảnh sinh động, vui nhộn. Điều này sẽ giúp kích thích và khơi dậy sự hứng thú học tập ở trẻ, từ đó con dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, đơn giản nhất.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh
Các trò chơi tiếng Anh sẽ giúp trẻ củng cố vốn từ vựng, tăng trí tưởng tượng phong phú

Một số trò chơi đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ vừa học vừa chơi tiếng Anh như: Tô màu cho các bức tranh; Sờ đồ vật đoán tên; Nhìn hình ảnh đoán tên; Xếp hình bằng tiếng Anh. Qua đó trẻ sẽ tiếp nhận được nhiều từ vựng mới thông qua hình ảnh, đồng thời tăng khả năng nhận biết màu sắc. Cha mẹ nên lựa chọn nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhau như động vật, hoa quả, con người để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ.

4. Cho trẻ xem các chương trình tiếng Anh bổ ích

Ngoài việc học tập trên lớp, ở nhà hoặc áp dụng các trò chơi lý thú cho trẻ thì các bậc cha mẹ cũng nên bổ sung kiến thức cho trẻ thông qua các chường trình tiếng Anh của thiếu nhi trên các kênh truyền hình. Hầu như tất cả các bé đều rất thích thú với những chương trình trò chơi vui nhộn, phim hoạt hình hấp dẫn, đặc sắc.

Những chương trình này không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết thuần thục, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Mà còn kích thích trí não phát triển toàn diện, tăng trí tưởng tượng phong phú, trẻ sẽ nhanh nhẹn, nhạy bén hơn rất nhiều.

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?
Cho trẻ xem các chương trình tiếng Anh bổ ích sẽ kích thích trí não trẻ phát triển tốt hơn

Như đã chia sẻ, khi trẻ học tiếng Anh, các bậc phụ huynh nên thiết lập cho con trẻ một thời gian biểu, một nhiệm vụ rõ ràng để trẻ nhận thức được những gì mình cần phải đạt được, đồng thời tạo thành thói quen tốt cho con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên đề ra mức thưởng phạt phù hợp với trẻ để kích thích sự hứng thú trong học tập cho con, con không có cảm giác áp lực hay ép buộc.

Trên đây là giải đáp thắc mắc khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất? Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn. Xã hội ngày càng phát triển, đất nước có xu hướng hội nhập quốc tế nên tiếng Anh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nếu được trang bị vốn kiến thức tiếng Anh đầy đủ, lưu loát thì lớn lên trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với thị trường quốc tế, có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp rất cao. Vì vậy, ngay từ khi trẻ biết nói đặc biệt là 3 – 10 tuổi cha mẹ nên cho con theo học tiếng Anh để con tiếp thu nhanh và củng cố vốn tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

20 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nên trang bị từ sớm

Các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm cho trẻ học chữ, trang bị kiến thức văn hóa mà bỏ qua những kỹ năng quan...

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ?

Bé không chịu nói chuyện dù cha mẹ đã cố hết sức tương tác? Bé đã hơn 24 tháng nhưng không thích giao tiếp, chỉ...

Bơi lội là một thể thao hàng đầu trong việc giúp trẻ tăng trưởng chiều cao
TOP 10 môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao nhanh nhất

Có rất nhiều môn thể thao giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà đơn, leo...

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp dẫn đến việc trẻ khó kết bạn, khó làm quen và chơi đùa...