Chuỗi chương trình NHC Việt Nam Đồng hành cùng Phụ huynh trẻ Bại não
Đại diện Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam phối hợp cùng Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam và Trung tâm Phục Hồi Chức Năng VinaHealth tổ chức chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não”, nhằm hỗ trợ cha mẹ giải tỏa những khúc mắc trong tâm lý, tìm lại nguồn năng lượng tích cực để đồng hành cùng con.
Chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não” là gì?
Sốc, lo lắng, buồn bã, không biết phải đối diện ra sao và còn nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực khác có thể xảy đến, đó là những gì mà ba mẹ và gia đình trẻ bại não phải đối mặt trong quá trình đồng hành cùng con.
Thấu hiểu được những điều đó, đại diện Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đơn vị số 1 về tâm lý trị liệu không dùng thuốc tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam (CPFAV) và Trung tâm Phục Hồi Chức Năng VinaHealth tổ chức chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não”.
Nhằm hỗ trợ cha mẹ giải tỏa những “nút thắt” trong tâm lý, tìm lại nguồn năng lượng tích cực để đồng hành cùng con lâu dài, chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não” được xem là chuỗi chương trình hỗ trợ tâm lý trao giá trị thiết thực cho cộng đồng mà Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người đang hướng đến.
Quý vị phụ huynh theo dõi fanpage Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người để tham gia và tìm hiểu thêm về chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não” tại đây.
Bại não là gì?
Bại não (cerebral palsy – CP) là một nhóm các hội chứng rối loạn về vận động, phối hợp vận động, tư thế của trẻ, gây nên bởi tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian, bởi các nguyên nhân trước sinh, trong và sau sinh cho đến dưới 5 tuổi.
Ngoài ảnh hưởng đến vận động, nhiều trường hợp trẻ bị bại não còn kèm theo các tình trạng tàn tật khác cần được điều trị như: Chậm phát triển trí tuệ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, thay đổi hành vi, những vấn đề về thị giác, thính giác và ngôn ngữ. Để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân và gia đình trẻ.
NHC Việt Nam Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não
“Vượt qua cú sốc tâm lý, cha mẹ bình an cùng con”
Lần đầu tiên cầm trên tay kết luận của bác sĩ, rằng con đáng yêu của mình mắc hội chứng CP (bại não), ba mẹ đều sẽ thấy lo lắng. Tâm lý chưa sẵn sàng chấp nhận và đối diện với tình trạng của con. Những nỗi lòng không biết bày tỏ cùng ai.
Làm thế nào để có thể chấp nhận thực tại và vượt qua rào cản tâm lý con bị bệnh để có thể mạnh mẽ chiến đấu cùng con?
Đó là những gì mà ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Phó chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã cùng chia sẻ để mở “nút thắt tâm lý” giúp “Vượt qua cú sốc tâm lý, cha mẹ bình an cùng con” – chủ đề buổi 1 của chuỗi chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não”.
Phản ứng “sốc” tâm lý
ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia Tâm lý trị liệu đã lắng nghe và hỗ trợ ba mẹ có được những cách để có được trạng thái, tâm thế tích cực và sẵn sàng nhất trong bối cảnh, điều kiện mình gặp phải. Để có được bình an nội tâm và đồng hành cùng con một cách vững vàng nhất về mặt tâm lý, thông qua những kỹ thuật, quy trình được áp dụng tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.
ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia Tâm lý trị liệu chia sẻ trong chủ đề “Vượt qua cú sốc tâm lý, cha mẹ bình an cùng con”:
“Dù bất kỳ phản ứng như thế nào, chạy trốn hay lảng tránh thì đều không làm cho vấn đề nhỏ đi, thậm chí còn làm cho vấn đề căng thẳng và tiêu cực hơn nữa. Đây chính là hiện tượng sốc tâm lý khiến cho người ta có những hành vi làm cho vấn đề trở nên lớn hơn, không gỡ được nút thắt tâm lý của mình.”
Những ảnh hưởng của cú sốc tâm lý này
ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia tâm lý trị liệu cũng nhấn mạnh, những cú sốc về mặt tâm lý gây ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ khác trong gia đình, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và yêu thương con cái nếu không kiểm soát được vấn đề trong tâm lý của bản thân.
Làm thế nào để cha mẹ có thể vượt qua cú sốc tâm lý?
Theo Thuyết não “Triune” được phát triển bởi nhà thần kinh học Paul MacLean (Mỹ) từ năm 1950, con người có 3 vùng não tâm trí là não bò sát, não cảm xúc và não người. Trong đó, não bò sát là não hành động theo bản năng con người và thường phản ứng theo 2 cách: Một là chiến, hai là biến.
Cách phản ứng của não bò sát thường dễ gây tổn thương cho đôi bên. Ngược lại, não người là nơi kích hoạt sự sáng tạo, tình yêu thương và trí tuệ. Bởi vậy, những hành động được xử lý theo não người thường hợp tình, hợp lý, dễ kết nối và hòa hợp với mọi người xung quanh, giúp con người đạt được mục đích của mình mà ít gây sự tổn thương cho đôi bên.
ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia tâm lý trị liệu chia sẻ:
“Nhắc nhở bản thân bật lên não người, chậm lại tập chung vào hơi thở, điều này sẽ làm cho những hành sau đó thức tỉnh hơn hợp lý hơn với bối cảnh đang diễn ra. Cuối cùng là nhắc nhở bản thân về việc chấp nhận sự thật, bình an hơn trong nội tâm của mình để đồng hành cùng con.”
Hiểu con, nhu cầu thực sự của con là gì, và chỉ tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng của mình để hỗ trợ con
ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia tâm lý trị liệu cũng nhấn mạnh việc tối ưu hóa được sự đồng hành với con:
“Đơn giản hơn việc đồng hành cùng con. Chẳng hạn như các bạn nhỏ đặc biệt ở Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người đang nghiên cứu, nhu cầu của các nhỏ là cần được hòa nhập”.
Ngoài ra, cần rèn luyện nhận biết cảm xúc của mình và cách chúng ta phản ứng, ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia tâm lý trị liệu mong muốn truyền cảm hứng, phụ huynh nên bắt đầu luyện tập đúng thời điểm:
“Chấp nhận để hướng đến giải pháp, để việc đồng hành với các con như Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam đồng hành cùng với con nâng bước hành trình hạnh phúc.”
Trong chuỗi chương trình NHC Việt Nam Đồng hành cùng phụ huynh trẻ bại não, ThS. Bùi Thị Hải Yến – Chuyên gia tâm lý trị liệu cũng giải đáp những thắc mắc, câu hỏi của quý vị phụ huynh trong quá trình đồng hành cùng trẻ bại não. Ba mẹ và gia đình có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ có thể gửi thông tin tại đây để được Chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!